Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 18/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 4 9 9 1 3
Số người đang truy cập
3 4 4
 Chuyên đề Ký sinh trùng
Chẩn đoán và điều trị ca bệnh nhiễm ấu trùng giun đũa chó, mèo Toxocara spp. ở người

Bệnh do ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis), hay mèo (Toxocara cati) là một trong 5 căn bệnh ký sinh trùng (bệnh Chagas, ấu trùng sán dây lợn thể thần kinh, ấu trùng giun đũa chó/ mèo, bệnh do Toxoplama gondii và bệnh do đơn bào Trichomonas vaginalis) quan trọng được quan tâm đầu tư nghiên cứu và phòng chống của Trung tâm Phòng chống bệnh tật Mỹ (CDC, 2012), đồng thời ưu tiên cho hành động vì y tế công cộng dựa trên số ca nhiễm, độ trầm trọng của bệnh, khả năng ngăn ngừa và điều trị chúng cũng như mức độ tác động đến sức khỏe con người hiện nay.

Khái quát chung

Toxocara canisToxocara cati là các loài giun tròn thuộc họ Ascaridae, trong đó các giai đoạn trưởng thành hay ký sinh sinh ở ruột non của các động vật có vú và các con vật này đóng vai trò là các vật chủ xác định thuộc chó và mèo. Toxocara canis hoàn thành chu kỳ trên chó, người mắc phải như một vật chủ tình cờ, nhiễm do nuốt phải trứng nhiễm trong môi trường đất bị ô nhiễm. Sau khi nuốt vào, trứng nở thành ấu trùng đi xuyên qua thành ruột và di chuyển khắp hệ tuần hoàn qua các mô (gan, tim, phổi, não, cơ, mắt), nhiều ca bệnh chuyển nặng, đe dọa tính mạng, thậm chí tử vong do chẩn đoán nhầm, phát hiện muộn và điều trị không hợp lý. Mặc dù các ấu trùng không phát triển thêm trong các cơ quan này, song chúng gây ra một số phản ứng tại chỗ - chính là các “vấn đề” của bệnh giun đũa chó, mèo.


Hình 1. Chu kỳ phát triển của Toxocara canis

Hai thể lâm sàng chính của bệnh ấu trùng giun đũa chó là ấu trùng di chuyển nội tạng (visceral larva migrans-VLMs) và ấu trùng di chuyển ở mắt (ocular larva migrans-OLMs). Các triệu chứng khác gồm có sốt, ho, khò khè, mày đay, ngứa, chán ăn, gan lớn và tăng bạch cầu ái toan nhất là trên các thể thông thường gặp (covert toxocariasis-CTs). Các triệu chứng trên thường cũng xuất hiện trên các bệnh nhân nhiễm trùng các ký sinh trùng và đơn bào khác, hoặc dễ nhầm với một số bệnh nội khoa, truyền nhiễm hoặc da liễu, nên việc đưa ra khung chẩn đoán thống nhất là rất cần thiết hiện nay.


Hình 2

Về chẩn đoán, hiện nay các nhà lâm sàng thường áp dụng theo định nghĩa dưới đây

Chẩn đoán ca bệnh giun đũa chó, mèo Toxocara spp. theo Pawlowski (2001)

(a)Đặc điểm dich tễ học bệnh nhân và bệnh sử liên quan;

(b)Dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng;

(c)Kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính (ELISA hoặc Western blot);

(d)Bạch cầu ái toan trong máu ngoại biên tăng;

(e)Nồng độ total IgE tăng (bình thường IgE < 130 IU/mL).

Chẩn đoán ca bệnh theo Bộ Y tế Việt Nam (2016)

Thuộc nhóm bệnh C trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm. Theo định nghĩa ca bệnh giun đũa chó mèo (Toxocariasis) của Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 4283/QĐ-BYT ngày 08/8/2016 về việc Ban hành Tài liệu “Định nghĩa trường hợp bệnh truyền nhiễm” có đề cập ca bệnh xác định gồm các tiêu chuẩn sau:

a)Ngứa, nổi mẩn;

b)Đau đầu, đau bụng, khó tiêu;

c)Đau nhức mỏi, tê bì;

d)Sốt, thở khò khè;

e)Có thể kèm một hoặc các triệu chứng sau: gan to, viêm phổi, đau bụng mạn tính, rối loạn thần kinh khu trú, tổn thương ở mắt, rối loạn thị lực, viêm mắt, tổn thương võng mạc.

f)Kháng thể anti-Toxocara spp. IgG dương tính bằng xét nghiệm ELISA;

g)Hoặc tìm thấy ấu trùng hoặc giun dũa chó mèo trưởng thành;

h)Hoặc phát hiện đoạn gen đặc hiệu của ấu trùng giun đũa chó, mèo bằng kỹ thuật sinh học phân tử.

Thái độ xử trí ca bệnh ấu trùng Toxocara spp.

Về điều trị bệnh do ấu trùng giun đũa chó, mèo bằng hóa trị liệu chống ký sinh trùng và thuốc chống viêm. Nhiều nghiên cứu cho thấy thiabendazole, diethylcarbamazin,albendazole hoặc ivermectin (trong một số trường hợp áp dụng cho ấu trùng di chuyển trên da niêm mạc) thường hay sử dụng nhưng hiệu quả còn lệ thuộc vào liệu trình ngắn hay dài ngày, loại thuốc, tính dung nạp và giai đoạn nhiễm bệnh và số liệu báo cáo từng nghiên cứu khác nhau.


Hình 3

Các thuốc chống giun sán có thể sử dụng để điều trị hội chứng ấu trùng di chuyển phủ tạng (VLMs). Điều trị có thể dẫn đến các phản ứng quá mẫn nghiêm trọng do ấu trùng chết và các thuốc chống viêm như corticosteroids chỉ định đồng thời. Điều trị bệnh lý ở mắt có thể gồm phẩu thuật, áp lạnh laser và các thuốc giảm tổn thương mắt thêm.

Hiện tại có rất nhiều loại thuốc trên thị trường có hiệu quả với bệnh ấu trùng giun đũa chó/ mèo này, song mỗi loại thuốc có cơ chế tác dụng riêng và có những tác dụng ngoại ý nhất định. Phần lớn liệu trình điều trị thuốc nào cũng vậy (dài ngày) nên khó tránh khỏi các cảm giác khó chịu, nhất là triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Dưới đây là một số thuốc có hiệu quả và đã được nghiên cứu:

1.Albendazole (ALB), liều dùng 15mg/kg cũng cho thấy có hiệu quả trên ca nhiễm ấu trùng giun đũa chó/ mèo trong 2-3 tuần liên tiếp tùy thuộc thể bệnh;

2.Thiabendazole (TBZ) liều dùng 25mg/kg, uống 2 lần/ngày trong 2, 3, hoặc 5, 7, hoặc 21 ngày liên tiếp hay ngắt quãng (tùy thuộc vào thể bệnh ở da niêm mạc thông thường hay thể ở cơ quan nội tạng);

Liên quan bệnh ấu trùng giun đũa chó mèo với tương tác thuốc trong điều trị, một nghiên cứu trên thế giới về tương tác thuốc ở bệnh nhân nhiễm ấu trùng giun đũa chó, bất luận loại thuốc nào được dùng. Đối với thể bệnh ở mắt (OLMs), mục đích điều trị là hạn chế tổn thương mắt. Điều trị toàn thân thuốc diệt KST với thuốc có thể có hiệu quả đối với các ca bệnh hoạt động. Cố gắng phẩu thuật loại bỏ ấu trùng có thể khó thành công, chống viêm mắt qua việc dùng steroids toàn thân hoặc tại chỗ có thể cân nhắc chỉ định. Đối với các bệnh nhân mắc thể ẩn, việc xem xét chỉ đinh thuốc nhằm tránh gây thêm các tổn thương về sau là cần thiết.

Ngày 26/07/2017
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích