Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 4 8 6 7
Số người đang truy cập
5 6 2
 Chuyên đề Ký sinh trùng sốt rét
Nghiên cứu nuôi cấy ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax còn nhiều thách thức

Nhóm tác giả Noulin F, Borlon C, Van Den Abbeele J, D'Alessandro U, Erhart A. Trends Parasitol đăng trên tạp chí năm 2013 Jun;29(6):286-94. doi: 10.1016/j.pt.2013.03.012. Epub 2013 Apr 24.về sự phát triển của trên nuôi cấy liên tục của Plasmodium vivax trong điều kiện in vitro lần đầu tiên cách đây 100 năm, từ đó đến nay mặc dù đã dùng nhiều phương pháp khác nhau nhưng chỉ có nuôi cấy thời gian ngắn là đạt được.

1912-2012: Một thế kỷ nghiên cứu về Plasmodium vivax trong nuôi cấy in vitro.

Các số liệu y văn sẵn có đã tổng hợp để cung cấp tổng quan nhất về kiến thức hiện có về hệ thống nuôi cấy chu kỳ máu P. vivax và xác định thêm một số con đường mà trước đó chưa khám phá. Các kết quả cho thấy dữ liệu tích hợp trong một thế kỷ qua vẫn còn phân mảnh và thường tranh cải và mẫu thuẫn nhau, khiến cho khó khăn để đưa ra kết luận. Có một nhu cầu cần thiết trên quan điểm quốc tế về nuôi cấy P. vivax có thể thu thập, cập nhật và chia sẻ các bằng chứng mới, gồm cả các kết quả thất bại và vì thế hiện nay có nhiều nổ lực trong phối hợp để mang đến thành công trong việc nuôi cấy P. vivax.
 

Hồng cầu lưới: Các tế bào đích của Plasmodium vivax

Nhóm tác giả Moreno-Pérez DA1, Ruíz JA, Patarroyo MA đăng trên tạp chí Biol Cell. 2013 Jun;105(6):251-60. doi: 10.1111/boc.201200093. Epub 2013 May 2. cho biết các hồng cầu lưới biểu hiện là đích xâm nhập chính đối với loài ký sinh trùng sốt rét Plasmodium vivax, đây là loài đứng thứ hai về tỷ lệ lưu hành trên khắp thế giới, gây bệnh sốt rét ở người. Mặc dù tầm quan trọng của các tế bào này trong nghiên cứu về sốt rét, kiến thức sinh học liên quan đến bản chất của vật chủ vẫn còn hạn chế, cho thấy các khó khăn về mặt kỹ thuật liên quan đến chúng trong la bô.
 

Sự phục hồng cầu lưới từ máu toàn phần kém nhờ vào các kỹ thuật khác nhau đã ngăn trở việc nuôi cấy liên tục trên in vitro của P. vivax, nhờ đó làm chậm tiến độ điều tra cơ bản trong các loài ký sinh trùng này. Các nghiên cứu mở rộng trong vài năm trước đây đã dẫn đến các thành tựu tiến bộ và triển khai phát triển một số kỹ thuật định hướng làm thế nào thu được nhiều hồng cầu lưới từ các nguồn khác nhau, nhờ đó cung cấp các thông tin nhằm phát triển các chiến lược mới để phòng chống và ngăn ngừa bệnh sốt rét. Bài báo này đã mô tả hầu hết các nghiên cứu gần nhất liên quan đến hồng cầu lưới được thu nhận và thảo luận về các tiếp cận có khả năng nghiên cứu liên quan đến tương tác phân tử giữa protein tế bào đích và tác nhân gây nhiễm chính của chúng P. vivax.

Hồng cầu lưới từ nguyên bào hồng cầu bảo quản lạnh hỗ trợ cho nuôi cấy nhiễm Plasmodium vivax trên in vitro.

Nhóm tác giả Furuya T, Sá JM, Chitnis CE, Wellems TE, Stedman TT. Parasitol Int. 2014 Apr;63(2):278-84. doi: 10.1016/j.parint.2013.11.011. Epub 2013 Dec 1. Loài Plasmodium vivax là một loại ký sinh trùng phân bố rộng nhất. Dù cho điểm quan trọng của chúng, song về cả mặt lâm sàng và nghiên cứu cơ bản bị cản trở do thiếu các thuận lợi trong hệ thống nuôi cấy in vitro, một phần trong đó do tính ưa nhiễm và ái tính với hồng cầu lưới hơn là các hồng cầu trưởng thành.
 

Việc sử dụng nuôi cấy các tế bào mầm trong hệ hống sinh máu sinh tế bào lưới (reticulocyte - producing hematopoietic stem cell culture) đã được một số tác giả đề xuất nhằm bảo tồn ký sinh trùng, nhưng một số lượng tế bào hồng cầu lưới đủ tốt và ký sinh trùng P. vivax đủ để sử dụng thực hành đúng cho nghiên cưu thành công là thật khó để sinh ra hệ thống này.

Trong các nghiên cứu gần đây, một hệ thống cải tiến và phương pháp nuôi cấy liên quan đến tế bào mầm sinh máu (hematopoietic stem cell culture) đối với nhiễm trùng P. vivax, trong đó đòi hỏi ít thời gian hơn và sinh ra một tỷ lệ phần trăm số hồng cầu lưới ngang bằng hoặc hơn hệ thống cổ điển trước đây.

Các hồng cầu lưới được nuôi cấy từ nguyên bào hồng cầu bảo quản lạnh (cryopreserved erythroblasts) để đông sau cấy 8 ngày của các tế bào CD34+ tinh khiết trích từ máu cuống rốn của người. Phương pháp sinh sản này cho phép sự phục hồi các tế bào lưới trong một thời gian ngắn hơn với hệ thống nuối cấy tế bào mầm liên tục. Nghiên cứu đã thu nhận một lượng tương đối lớn hồng cầu lưới nhòe vào cấy đồng thời dòng tế bào stromal cell của chuột.

Sử dụng ký sinh trùng P. vivax giai đoạn trưởng thành thu thập được từ các con khỉ Aotus, họ đã thấy được các số lượng tiếp đó (đến 0.8% trong tổng số tế bào) mới xâm nhập vào hồng cầu lưới 24 giờ sau khi nuôi cấy ban đầu. Tuy nhiên, việc bổ sung các hồng cầu lưới tươi (fresh reticulocytes) sau nuôi cấy 48 giờ không đưa đến kết quả gia tăng có ý nghĩa ở chu kỳ xâm nhập thứ hai vào hồng cầu lưới. Các thử nghiệm ức chế xâm nhập bằng các kháng thể đặc hiệu đã thành công trong hệ thống này, chỉ ra tiềm năng cho nghiên cứu về quy trình sinh học cũng như các điều kiện cần thiết duy trì lâu dài đối với P. vivax in vitro.

 

 

Ngày 06/03/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và PGS.TS. Triệu Nguyên Trung  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích