Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 29/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 9 0 0 4 3
Số người đang truy cập
8 2
 Chuyên đề Ký sinh trùng sốt rét
Thách thức trong chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét Plasmodium knowlesi lan truyền từ khỉ sang người (phần 1)

Giới thiệu

Sốt rét là một căn bệnh cổ xưa được biết đến từ 2.700 năm trước công nguyên (theo tài liệu cổ y học Trung Quốc), đến nay bệnh vẫn còn là một vấn đề y tế cộng cộng quan trọng tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam. Thời gian qua, mọi nguồn lực trên toàn cầu đã đầu tư thích đáng vào các chiến lược phòng chống sốt rét tại các quốc gia, song bệnh vẫn tiếp tục là mối đe doạ hơn 40% dân số thế giới. Theo phân tích số liệu chi tiết năm 2012, tổng cộng ít nhất gần 100 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lưu hành sốt rét qua báo cáo sốt rét thế giới (WHO, 2012). Với ước tính toàn cầu, khoảng 3.3 tỷ người có nguy cơ mắc sốt rét, trong đó hơn 80% số mắc và 90% số tử vong ở khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi, đặc biệt trên trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai (WHO, 2011) và điểm đáng lưu ý là cứ mỗi 45 giây lại có một trẻ em châu Phi tử vong vì sốt rét và mỗi 12 giây trên thế giới có một người tử vong có liên quan đến bệnh sốt rét, mỗi năm số ca tử vong ấy bằng số chết của bệnh nhân HIV/AIDS trong 15 năm gộp lại (WHO, 2012). Với hơn 30 loài muỗi Anopheles spp. và 4 loài ký sinh trùng sốt rét kinh điển Plasmodium spp. trong khi các nhà khoa học vẫn chưa nghiên cứu, giải thích thấu đáo hết mọi khía cạnh cũng như đưa ra các biện pháp tối ưu nhất (như vaccine) nhằm hạn chế con số mắc và tử vong do sốt rét thì gần đây các nhà nghiên cứu tại Malaysia đã xác định được loài Plasmodium knowlesi, một loài ký sinh trùng sốt rét được biết trước đây vốn dĩ chỉ gây bệnh cho khỉ giống macaca, nay lại có thể gây bệnh cho người và nhiều bệnh nhân đã tử vong vì nhiễm đơn thuần P. knowlesi này (Janet Cox - Singh và cs., 2008; Janet Cox - Singh và cs., 2010).
 

Mới đây, một báo cáo sốt rét thế giới từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2012) cũng nêu lên 5 loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người P. falciparum, P. vivax, P. ovale, P. malariae P. knowlesi. Trong đó, P. falciaprum thường chiếm tỷ lệ cao và gây sốt rét ác tính cũng như tử vong, P. vivax ít khi gây ác tính nhưng nguy cơ lan rộng, trong 3 loài còn lại, cần lưu ý đến P. knowlesi vì điểm đặc biệt của nó trong cơ chế sinh bệnh học và có thể dẫn đến tử vong như P. falciparum. Hiện nay, nhiều công trình nghiên cứu đã và đang tập trung vào loài P. knowlesi, xem nó như loài ký sinh trùng thứ năm gây sốt rét ở người. Dù rằng các nghiên cứu cho thấy P. knowlesi tập trung ở các quốc gia Đông Nam Á, nhưng những nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các nước phương Tây cũng có thể sẽ sớm xuất hiện các ca bệnh do du khách đến du lịch tại các vùng rừng sinh thái từ các nước châu Á trở về có lưu hành loài này. Với các dữ liệu trên cho thấy việc phát hiện loài P. knowlesi có thể tăng thêm gánh nặng về bệnh sốt rét trong tương lai, góp phần vào số bệnh lây truyền từ động vật sang người và sẽ là một thách thức lớn cho các nhà làm chính sách vì sự thay đổi cơ cấu ký sinh trùng sốt rét tại một số vùng, lãnh thổ, chính sách thuốc thiết yếu, biện pháp phòng chống vector,… Ngoài Malaysia, các quốc gia như Thái Lan, Myanmar, Singapore, Lào, Việt Nam, Tây Ban Nha, Pháp cũng đã có báo cáo ca bệnh riêng lẻ trên y văn. Riêng tại Việt Nam, trong vài năm gần đây có ít nhất 3 báo cáo đăng tải trên y văn về các bệnh nhân sốt rét do loài P. knowlesi này (có thể nhiễm đơn thuần, hoặc phối hợp với một số loài Plasmodium spp. khác) tại khu vực nam miền Trung. Vì là một sốt rét lây truyền từ động vật có khả năng lây sang người còn mới ở các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng, học phần này được tiến hành nhằm mục tiêu tổng hợp một số đặc điểm dịch tễ học, chu kỳ sinh học, trung gian truyền bệnh, hình thái học, sinh lý bệnh, chẩn đoán và điều trịbệnh sốt rét ở người do loài P. knowlesi mới này, với mong muốn chia sẻ thông tin kiến thức có được vào giới thiệu cập nhật về loài KSTSR mới.

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất nguy hiểm, bệnh lan truyền tự nhiên trong cộng đồng được con người biết đến từ lâu, nguyên nhân là do một trong bốn loài ký sinh trùng sốt rét thuộc chi Plasmodium gây nên gồm Plasmodium vivax, Plasmodium falciparum, Plasmodium ovale P. malariae. Tuy nhiên chỉ trong một thập kỷ gần đây, loài ký sinh trùng Plasmodium knowlesi - một ký sinh trùng sốt rét phổ biến khỉcó thể lây nhiễm sang người một cách tự nhiên. Việc phát hiện ra loài ký sinh trùng Plasmodium nhiễm ở người thứ năm này, được thực hiện dựa trên sự khác biệt quan sát giữa kính hiển vi kỹ thuật phân tử.
 

Mặc dùsốt rét do Plasmodium knowlesilần đầu tiên được báo cáo trong năm 2004, nhưng các phân tích hồi cứu dữ liệu phân tử dịch tễ cho thấy P. knowlesi không phải là loài ký sinh trùngngười mới nổi, mà nó là một loài ký sinh trùngsốt rét động vậtphổ biến có khả năng lây nhiễm từ động vật sang người quá khứ chúng ta đã thất bại trong việc xác định một cách chính xác. Các trường hợp nhiễm P. knowlesi ở người có khả năng gây tử vong, nhưng có thể điều trị dễ dàng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mặc dù bệnh do loài ký sinh trùng này đã có thuốc chống sốt rét hiệu quả những do thất bại trong việc chẩn đoán chính xác đã dẫn đến điều trị không phù hợp đây là nguyên nhân dẫn đến tử vong do nhiễm P. knowlesi. Những rủi ro này có thể dễ dàng tránh được nếu như được chẩn đoán chính xác kịp thời và điều trị ngày lập tức với các loại thuốc chống sốt rét thích hợp. Trong bối cảnh này, đánh giá này cố gắng làm rõ các thách thức đối với các phương pháp chẩn đoán khác nhau và làm sáng tỏ những tiến bộ gần đây trong việc chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét lan truyền từ khỉ sang người P. knowlesi.

Nghi ngờ lâm sàng và các chỉ điểm cận lâm sàng

P. knowlesi có vòng đời ngắn hơn so với các loài ký sinh trùng gây sốt rét ở người khác, với chu kỳ ký sinh trùng phát triển trong hồng cầu kéo dài chỉ 24 giờ. Sự phát triển ký sinh trùng trong hồng cầu cũng không đồng bộ. Do đó, các trường hợp nhiễm thường có các biểu hiện lâm sàng điển hình như sốt hàng ngày và ớn lạnh. Tương tự như sốt rét do các loài ký sinh trùng ở người khác, cơn sốt hàng ngày thường kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, rét run, mệt mỏi, đau cơ, đau bụng và khó thở.

Tương tự như sốt rét do P. vivax P. falciparum, sốt rét do P. knowlesi cũng làm giảm số lượng tiểu cầu. Số lượng tiểu cầu thấp trong giai đoạn sớm của bệnh là một đặc tính đặc trưng của bệnh sốt rét do P. knowlesi. Giảm tiểu cầu xảy ra ở các trường hợp nhiễm P. knowlesi với tần suất nhiều hơn so với các trường hợp nhiễm P. vivax P. falciparum. Điều đó đã được ghi nhận hầu như ở tất cả các bệnh nhân mắc sốt rét do P. knowlesi giảm tiểu cầu không cho thấy có các biểu hiện rối loạn đông máu ngay cả khi số lượng tiểu cầu giảm xuống mức rất thấp; trong khi tỷ lệ giảm số lượng tiểu cầu khoảng từ 20% đến 90% ở sốt rét do P. vivax và sốt rét do P. falciparum có liên quan đến xu hướng cháy máu nhẹ đến xu hướng chảy máu nghiêm trọng.
 

Số lượng ký sinh trùng trong giai đoạn xâm nhập thường là thấp. Tuy nhiên do thời gian nhân lên ngắn và khả năng lây nhiễm các tế bào hồng trẻ và già nhanh nên ký sinh trùng có thể phát triển rất nhanh chóng nếu điều trị không kịp thời. Khoảng 7,5 - 10% trong tổng số các trường hợp nhiễm P. knowlesi tiến triển thành sốt rét nặng. Ở các khu vực lưu hành, sốt rét nặng do nhiễm P. knowlesi phổ biến hơn so với P. falciparum. Hội chứng suy hô hấp cấp tính biểu hiện phổ biến nhất của bệnh sốt rét nặng do P. knowlesi tiếp theorối loạn chức năng gan thận. Các biểu hiện khác bao gồm hạ huyết áp và hạ natri máu. Sự liên quan đến não xảy ra ở bệnh nhân sốt rét ác tính do P. falciparum và đôi khi xảy ra ở bệnh nhân sốt rét nặng do nhiễm P. vivax những vẫn chưa được báo cáo ở các bệnh nhân mắc sốt rét do P. knowlesi.
 

Mật độ ký sinh trùng cao số lượng tiểu cầu thấp trong giai đoạn xâm nhập những chỉ điểm độc lập ở những ca sốt rét nặng và tử vong do P. knowlesi.

Mặc dù, Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) cung cấp cắt các giá trị đối với các chỉ số này ở sốt rét P. falciparum, do các khác biệt sinh học của hai loài này nên các giá trị này không thể được ngoại suy cho sốt rét do P. knowlesi. Willmann và cộng sự, thông qua nghiên cứu chi tiết đã làm ra những giá trị này cho sốt rét do P. knowlesi.

Các tác giả cho rằng mật độ ký sinh trùng 35.000 ký sinh trùng/μl hoặc > 1% hồng cầu bị nhiễm ký sinh trùng và số lượng tiểu cầu 45.000/μl ở bất kỳ bệnh nhân nào là những người trưởng thành bị nhiễm P. knowlesi nên được xem là bệnh nặng và cần điều trị phù hợp. Các tác giả cũng chỉ ra rằng sự gia tăng sắc tố có chứa bạch cầu trung tính là một yếu tố dự báo chính xác hơn về bệnh sốt rét nặng do P. knowlesi.

Loài ký sinh trùng mới (loài thứ 5) gây bệnh sốt rét ở người

Thuật ngữ bệnh đang nổi (Emerging Diseases_EDs) bao gồm cả bệnh lây truyền từ động vật sang người và ngược lại. Các quần thể động vật linh trưởng hoang đã có ổ chứa tiềm năng và là nguồn gốc của một số tác nhân gây bệnh cho người, từ virus đến các loài ký sinh trùng. Có hơn 26 loài Plasmodium lưu hành trong các quần thể linh trưởng hoang dã. Nhiều loài trong số các loài KSTSR đó ở loài khỉ liên quan gần với các loài KSTSR gây bệnh ở người như Plasmodium simium (P. simium), Plasmodium brazilinum (P. brazilianum), Plasmodium cynomolgi(P. cynomolgi), Plasmodium inui (P. inui) và Plasmodium knowlesi (P. knowlesi) từng liên quan SR, biểu hiện triệu chứng trong thực nghiệm hoặc nhiễm tự nhiên. Theo phân loại, P. knowlesi thuộc giới Protista, ngành Apicomplexa, lớp Aconoidasida, bộ Haemosporida, họ Plasmodiidae, giống Plasmodium, loài P. knowlesi và một số điểm mốc quan trọng liên quan:
 

·Năm 1930: Loài KSTSR P. knowlesi đã được dùng để điều trị sốt trên bệnh nhân bị giang mai thần kinh;

·Năm 1931: Cox - Sigh và cộng sự đã phát hiện ca SR nhiễm P. knowlesi đầu tiên ở khỉ đuôi dài Macaca fasciculariskhi nhập khẩu từ Singapore đến Ấn Độ;

·Năm 1932: Knowles và Das Gupta đã thành công trong việc gây nhiễm thực nghiệm truyền P. knowlesi từ khỉ sang người;

·Năm 1965:Ca bệnh nhiễm P. knowlesi ở người được mô tả tại Mỹ khi một người lính từ Malaysia trở về;

·Năm 1966: Granharm và cộng sự cho muỗi đốt máu có nhiễm KSTSR rồi cho đốt người, tác giả cũng đã chứng minh rằng các loài ở khỉ như P. iuni,, P. knowlesi đều có khả năng truyền bệnh cho người;

·Năm 1967: Chin và cộng sự cho biết P. knowlesi cũng có thể lây truyền từ loài khỉ qua người;

·Từ 2000 - 2012: nhiều nghiên cứu đã phát hiện BNSR nhiễm P. knowlesi ở các quần đảo Malaysia, Thái Lan - Myanmar và Philippines (Jongwutiwes và cs., 2000; Cox-Sigh và cs., 2002; Cox-Sigh và cs., 2004);

·Ca bệnh đầu tiên ở người do nhiễm tự nhiên xảy ra năm 1965 ở khu rừng rậm Malaysia, ca bệnh thứ 2 xảy ra vào năm 1971 cũng ở vùng rừng Malaysia. Một trường hợp khác xảy ra Thái Lan (2000) khi vào rừng ở biên giới Thái Lan - Myanmar. Các ước tính về tỷ lệ hiện mắc và phân bố các loài KSTSR ở các cộng đồng người nhiễm tại Malaysia đều nhờ vào chẩn đoán chuẩn vàng giêm sa.

Trước nghiên cứu của Singh B. và cộng sự bắt đầu vào năm 2000, các nhà khoa học đã ghi nhận các khác biệt chính về tỷ lệ các loài Plasmodium spp. ở Sarawak. P. vivax phân bố rộng rãi trong 9 vùng địa lý, trong khi P. falciparum lại chiếm ưu thế ở các vùng phía bắc của bang và KSTSR được phát hiện “gần giống” như P. malariae được báo cáo chủ yếu ở của Kapit và Miri. Tại Kapit, KSTSR được phát hiện bằng kính hiển vi (KHV) hình thái giống như P. malariae điển hình hoặc không điển hình, chiếm tỷ lệ khoảng 1/5 số trường hợp SR.
 

Thường nhiễm P. malariae mãn tính và không triệu chứng với mật độ KSTSR trong máu thấp, hiếm khi vượt quá 5.000 KSTSR/μL. Tuy nhiên, hầu hết (97.4%) số ca P. malariae báo cáo năm 1999 ở vùng Kapit là những bệnh nhân biểu hiện đầy đủ các triệu chứng lâm sàng, thậm chí biểu hiện sốt rét nặng. Ngoài ra, các bệnh nhân này có mật độ KSTSR trong máu rất cao 48.000 - 66.640 KSTSR/μL.

Năm 1999, Singh B và cộng sự nghiên cứu các BNSR ở khu vực Kapit, Malaysia qua phát hiện KSTSR bằng KHV cho thấy đó là loài P. malariae, mặc dầu hình thái xuất hiện không điển hình và họ đã dùng kỹ thuật Nested PCR để xác định DNA của P. malariae nhưng không phù hợp với kết quả, họ đã tiếp tục nghiên cứu để xem các trường hợp nhiễm này có phải do một biến thể của P. malariaehay do một loài Plasmodium mới xuất hiện.

Để khẳng định điều đó, từ 2000 - 2002 họ đã lấy 208 mẫu máu bệnh nhân ở khu vực Kapit để xét nghiệm so sánh soi KHV và Nested PCR. Qua phương pháp Nested PCR họ đã phát hiện 120/208 (58%) là do loài KSTSR P. knowlesi mà không phải do P. malariae, điều này gợi ý rằng sự xuất hiện P. knowlesi ở người có thể đã lan rộng ra ngoài khu Kapit.

Dịch tễ học sốt rét do KSTSR P. knowlesi trên thế giới và Việt Nam

So với loài KSTSR có hình thể giống như P. knowlesi thì loài P. malariae phát hiện rất sớm (Laveran, 1881), tiếp đến P. falciparum (Welch và cs., 1987), loài P. vivax (Grassi và Feletti, 1890) và loài P. ovale (Stephens và cs., 1922) thì mãi đến năm 1931, P. knowlesi lần đầu tiên mới được biết nhiễm trùng gây tử vong trên các con khỉ đuôi dài và năm 1965 nhận ra ca bệnh đầu tiên ở người.

Phân bố về mặt địa lý của loài KSTSR Plasmodium knowlesi

Tại các đảo và quần đảo của Malaysia

Sự truyền bệnh SR từ loài khỉ đến người và người đến người qua trung gian muỗi có thể xảy ra đã được chứng minh ở điều kiện thực nghiệm, nên liệu rằng có một ổ nhiễm lớn P. knowlesi ở vùng Kapit, Malaysia có thể góp phần cho sự lây truyền từ người đến người hoặc từ khỉ đến người qua muỗi vẫn chưa rõ ràng. Nhóm muỗi An. leucosphyrus có khả năng lây truyền KSTSR P. knowlesi và có mặt ở vùng Kapit, vì là vật chủ tự nhiên của P. knowlesi, nên các loài khỉ Macaca fascicularis và khỉ Macaca nemestrina thường sống rất gần con người  ở vùng Kapit sẽ là một nguồn tiềm năng mang P. knowlesi, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định liệu rằng chúng có nhiễm P. knowlesi hay không?

Họ cũng chưa xác định được muỗi truyền bệnh gồm tất cả loài nào.

Các BNSR nhiễm P. knowlesi vùng Kapit và hầu như nhiễm trên người lớn và không thấy các trường hợp mắc bệnh tập trung trong cùng cộng đồng ở chung những khu nhà gần nhau đã gợi ý sự truyền bệnh xảy ra xa vùng họ ở và sự truyền bệnh xảy ra từ khỉ đến người hơn là từ người qua người. Tuy nhiên, dữ liệu dịch tễ học chỉ được báo cáo các trường hợp bệnh có biểu hiện triệu chứng qua BNSR có tiếp cận các dịch vụ y tế.

Nghiên cứu về dịch tễ học phân tử với qui mô lớn, có thể phát hiện những người nhiễm không triệu chứng, sẽ làm rõ hơn về khả năng người trở thành ổ chứa của P. knowlesi. Các nhà nghiên cứu cũng đã nhận ra nơi lưu giữ P. knowlesi trong tự nhiên, trong muỗi và chu kỳ lây truyền của P. knowlesi ở vùng Kapit, Malaysia này.

Người nhiễm tự nhiên với KSTSR khỉ P. knowlesi, cho hơn một nữa số ca bệnh trong nghiên cứu Janet Cox-Singh. Liệu rằng loài KSTSR này đã từng chuyển dịch vật chủ với sự lây truyền bệnh giữa người - người hoặc từ khỉ qua người cần được thiết lập để có các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát thích hợp. Việc phân tích DNA P. knowlesi trong số các mẫu máu được phân lập tại vùng này sẽ hữu ích trong việc làm rõ về số liệu dịch tễ học.

Trước đây, nhiễm P. knowlesi thường được xem là loại KST đặc hữu cho khỉ Macaca fascicularis (M. fascicularis)Macaca nemestrina (M. nemestrina), nhưng con người lại thường làm việc trong các vùng rừng gần với khỉ và hiển nhiên có nguy cơ nhiễm bệnh.

Với sự gia tăng tàn phá rừng và sự phát triển đô thị hóa của các quốc gia Đông Nam Á, nhiều khỉ trở nên tiếp xúc gần với con người hơn, vì thế ngày càng có nhiều người sống tại các khu vực ngoại ô cũng bị mắc SR do P. knowlesi.

Loại KST này tìm thấy hầu hết ở các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt ở đảo hoặc quần đảo của Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Đài Loan, Thái Lan. Chúng dường như xảy ra tại các vùng mà trước đây báo cáo không có 4 loại KSTSR cổ điển, muỗi nhiễm cũng chỉ gặp giới hạn trong một vài vùng rừng, trong khi muỗi không nhiễm điển hình hay gặp ở các vùng đô thị nhưng lan truyền có thể xảy ra do sự tăng lên của quần thể muỗi trong các vùng đó, đặc biệt là các đảo của Malaysia và khu vực biên giới Thái Lan – Myanmar.

Ngoài vùng Kapit, thì các vùng khác Sarawak, Sabah, Pahang, của Malaysia cũng có báo cáo ca bệnh nhiễm sốt rét P. knowlesi.
 

Tại một số quốc gia Đông Nam Á và Thái Bình Dương

Điều tra dịch tễ học phân tử về loài P. knowlesi trên người và khỉ macaques ở Singapore (Wong Pei Sze Jeslyn và cs., 2011) cho biết ca bệnh mắc phải P. knowlesi tại chỗ đầu tiên vào năm 2007, liên quan đến một người lính thực tập đào tạo trong một cánh rừng nơi mà khỉ đuôi dài thường xuyên có mặt.

Sau đó, hệ thống giám sát bệnh toàn diện về bệnh sốt rét do P. knowlesi đã được thiết lập sau khi có thêm 5 BNSR nhiễm P. knowlesi nữa được phát hiện vào năm 2007 và 2008. Tất cả đều là quân nhân đã tập luyện trong rừng và không có tiền sử du lịch ra khỏi Singapore một tháng trước khi khởi phát triệu chứng. Sàng lọc KSTSR trên các mẫu máu lấy từ khỉ đuôi dài hoang dại bắt được trong rừng bị nhiễm P. knowlesi, ngược lại các con khỉ nuôi quanh nhà hay từ các công viên không nhiễm bất kỳ KSTSR nào.

Phân tích phả hệ di truyền của vùng không lặp lại của gen csp của P. knowlesi cho thấy trình tự mẫu DNA thu thập từ BNSR không khác biệt với các mẫu lấy từ khỉ hoang dại.

Nghiên cứu cũng chỉ ra bằng chứng khỉ đuôi dài là vật chủ tự nhiên của P. knowlesi ở Singapore và ca bệnh ở người mắc phải trong cùng vùng phụ cận nơi mà các khỉ được tìm thấy. Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm SR mắc phải P. knowlesi trong số quần thể chung tại Singapore là rất nhỏ vì không có nhiễm P. knowlesi trên các khỉ nuôi quanh nhà hoặc ở công viên.

Ngoài Malaysia, đến nay nhiều báo cáo đã ấn bản cho biết sự có mặt BNSR mắc loài này như quần đảo Đài Loan, đông nam Trung Quốc, quần đảo Sulawesi và Java tại Indonesia, quần đào Sumatra ở Indonesia, quần đảo Java nằm phía tây Myanmar và một phần vùng phía đông ở Ấn Độ.

 

 Các quốc gia Đông Nam Á báo cáo ca bệnh sốt rét P. knowlesi trên người

 

Tại các quốc gia châu Phi

Mặc dù, các ký sinh trùng thuộc Plasmodium nhiễm trên nhiều loài vật chủ có xương sống khác nhau (bao gồm các loài khỉ, gặm nhấm, động vật có móng vuốt, thằn lằn, chim), chúng hiếm khi gây bệnh nghiêm trọng trên các động vật có xương sống, ngoại trừ con người. Song, không hiểu tại sao loài P. knowlesi ít lưu hành hơn ở châu Phi.

Một số nghiên cứu lý giải có thể do dân châu Phi mà chủ yếu dân da đen Tây Phi thiếu kháng nguyên Duffy – một loại protein trên bề mặt HC giúp bảo vệ phần nào theo cơ chế “bệnh chống bệnh” nên không nhiễm P. knowlesi giống như đối với P. vivax chăng? Các công nhân châu Phi hiếm khi nhiễm hoặc mếu có nhiễm loài này cũng biểu hiện bệnh rất nhẹ so với người ở vùng châu lục khác, P. knowlesi chia sẻ rất giống với một tiếp thụ thể giống nhóm máu Duffy đã từng diễn ra đối với P. vivax (quan hệ giữa 2 loài này rất gần qua phân tích về mặt di truyền), điều này cho thấy kiểu hình Duffy (-) rất có thể bảo vệ chống lại nhiễm P. knowlesi.

Cho đến nay P. knowlesi được xem là loài KSTSR thứ năm gây bệnh ở con người, hình như chỉ lan turyền tại khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, do tình hình du lịch sinh thái của du khách đến các vùng rừng Đông Nam Á có SRLH thì cũng có thể mang mầm bệnh về các quốc gia châu Âu, từ đó sẽ có mặt loài P. knowlesi tại các quốc gia phương tây như các báo cáo đơn lẻ trên y văn trình bày.

Một số nghiên cứu về KSTSR Plasmodium knowlesi tại Việt Nam

Trong một nghiên cứu tiến hành tại một vùng rừng của tinh Ninh Thuận từ 2004-2006 (Peter Van de Eede1 và cs., 2009; Peter Van de Eede1 và cs., 2010) công bố trên tạp chí Malaria Journal đã xác nhận sự có mặt P. knowlesi tại Việt Nam. Trong số 210 BNSR do P. malariae, nhiễm đơn thuần hay phối hợp phát hiện qua kỹ thuật nested PCR đặc hiệu với loài, các đợt điều tra cắt ngang vào năm 2004 với khoảng hơn 4.000 đối tượng được chọn ngẫu nhiên, có 95 ca được chọn ngẫu nhiên để sàng lọc tìm P. knowlesi. Kết quả trong 95 trường hợp, có 41 ca P. malariae đơn thuần, 15 ca nhiễm phối hợp với P. falciparum, 15 ca nhiễm phối hợp với P. vivax, 5 ca nhiễm phối hợp với P. ovale, 10 ca nhiễm phối hợp P. falciparum P. vivax, 8 ca nhiễm phối hợp P. vivax P. ovale và 1 ca có cả 4 loài KSTSR.

Qua kỹ thuật Nested PCR thực hiện lần đầu có 5 trường hợp dương tính với P. knowlesi. Lặp lại PCR lần thứ hai (lồng) thì chỉ còn 3 ca P. knowlesi . Các ca này sau đó đã được xác nhận qua giải trình tự. Một  trong 3 ca P. knowlesi  này lại được xác định dương tính một năm sau (điều tra năm 2005). Các trình tự (có kích thước 153 bp) thu thập được từ người Việt Nam tương đồng với chủng của Malaysia đến 97 - 99%. BNSR nhiếm P. knowlesi gồm có một bé trai 2 tuổi, một bé gái 3 tuổi và một thanh niên nam 27 tuổi. Qua soi KHV bé gái có lam máu dương tính với P. falciparum P. vivax, nam thanh niên dương tính với P. vivax và bé trai thì không phát hiện thấy KSTSR. Trong kỹ thuật PCR đặc hiệu với loài thì bé gái 3 tuổi nhiễm phối hợp P. falciparum, P. vivax và  P. malariae, bé trai 2 tuổi nhiễm phối hợp P. malariaeP. ovale, còn người thanh niên nam thì nhiễm phối hợp P. vivax và  P. malariae. Cả 3 bệnh nhân đều thuộc cộng đồng dân tộc thiểu số Ragley, sống gần rừng và đều không có triệu chứng lâm sàng của bệnh SR khi được điều tra.

Trong khu vực nghiên cứu có mặt các vector sốt rét Anopheles dirus sensu stricto, An. minimus, Anopheles maculatus Anopheles jeyporiensis. Muỗi Anopheles dirus ss thuộc nhóm An. leucophyrus. Gần đây, một nghiên cứu khác đã phát hiện P. knowlesi trong một cá thể  Anopheles dirus tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa (cũng là một tỉnh nam miền Trung, Việt Nam), chứng tỏ P. knowlesi có thể được truyền bởi An. dirus (Ron P. Marchand và cs., 2011). Nghiên cứu này lần đầu tiên chứng minh trường hợp nhiễm tự nhiên P. knowlesi ở người tại vùng rừng đồi của một tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam, có phối hợp với nhiễm P. malariae.

Ngoài đóng góp trên, kết quả còn chứng minh tỷ lệ nhiễm P. malariae không thấp như thống kê, các trường hợp nhiễm phối hợp cũng không ít như qua kết quả soi lam máu, một lần nữa xác nhận lại sự hiện diện của P. ovale tại Việt Nam, mà biện pháp soi trên KHV lam máu nhuộm giêm sa chưa phát hiện ra. P. knowlesi hiện nay được xem là loài KSTSR thứ năm gây bệnh cho người, ngoài P. falciparum, P. vivax, P. malariae, P. ovale tại Việt Nam.

Phân bố P. knowlesi trên vật chủ tự nhiên động vật có xương sống

Khỉ đuôi dài M. fascicularis là một trong số các vật chủ tự nhiên của P. knowlesi. Một số vật chủ khác gồm khỉ M. nemestrina và một số khỉ ăn lá ở châu Á thuộc giống Presbytis (Presbytis melalophos). Tại Đài Loan và phía đông nam Trung Quốc, khỉ Macaca cylopis (M. cylopis) được xem là ổ chứa của P. knowlesi.

Điểm đặc biệt, trên vật chủ khỉ tự nhiên này, loài P. knowlesi thường gây tình trạng bệnh nhẹ, mật độ KSTSR thấp và diễn tiến mạn tính.KST không hoặc chưa được tìm thấy ở trên các khỉ M. mulatta hay khỉ Rhesus trong môi trường hoang dại (?). Tỷ lệ nhiễm trên các quần thể vật chủ tự nhiên chưa được điều tra một cách đầy đủ, một vài số liệu cho thấy dao động với tỷ lệ 0 - 8%.

Đặc điểm nhận dạng loài khỉ đuôi dài giống macaca này là lông thường có màu từ xám đến nâu đỏ, phía sau cơ thể nhạt hơn. Lông trên đầu mọc hướng về sau, thường có mào. Mặt có màu hồng, con đực lớn thường có hai chỏm lông trắng trên miệng ở hai bên như bộ ria, con cái có lông quanh mồm thưa hơn, con non sinh ra có màu đen. Đuôi dài và được phủ lông tốt, chiều dài đuôi thường đạt 3/4 hoặc hơn so với chiều dài cơ thể.

Về sinh học - sinh thái của giống khỉ macaca cho biết tuổi trưởng thành vào lúc 50 - 51 tháng (Harvey, 1987), thời gian mang thai 160 - 170 ngày (Nowak, 1991), thời gian giữa hai lần sinh sản 13 tháng (12 - 24 tháng) (Ross, 1992), thời gian sống 37 - 38 năm ( Michael, 1993). Thức ăn chủ yếu là quả (64%), hạt, nõn cây, lá những phần khác của thực vật và động vật như côn trùng ếch, nhái, cua, v.v... ( Payne, 1985). Chúng hoạt động vào ban ngày và trên cây. Loài này bơi rất giỏi và thường nhảy xuống nước từ cành cây. Con đực đầu đàn thường ít đánh dấu khu vực như các loài khỉ khác. Các con non thường đùa nghịch với nhau trong đàn, chúng thường đùa với nhau trong vòng hai năm, con đực thường đùa với con đực, con cái thường đùa với con cái. Rất hay ngồi thành nhóm ngay đường cái, không hoảng sợ khi xe chạy qua. Thường sống thành đàn, ít khi gặp một con. Đàn có cấu trúc nhiều đực, nhiều cái (Roonwal, 1977), trung bình 2.5 con cái/ 1 con đực. Chúng sống thành đàn từ 10 - 100 con (Wolfheim, 1983). Sống trong rừng rậm nguyên sinh, thứ sinh, rừng tre nứa, rừng thường xanh, rừng thưa, bờ sông, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, dọc theo các con sông tới độ cao 2000m (Wrangham, 1993).
 

Trên thế giới, chúng phân bố tại phía Nam và Đông Nam Á, song tại Việt Nam qua nghiên cứu về sinh vật rừng cho thấy trước năm 1975, loài khỉ đuôi dài Macaca fascicularis (Rafles, 1821) thuộc họ khỉ Cercopithecidae, bộ linh trưởng primates này chủ yếu phân bố từ các rừng tỉnh Thừa Thiên - Huế trở vào tới Kiên Giang với diện tích ước tính khoảng trên 5.000 km2.

Từ năm 1975 trở lại đây tình trạng của loài thay đổi rõ rệt, số lượng quần thể giảm mạnh, số lượng tiểu quần thể hiện nay còn khoảng 30. Nguyên nhân biến đổi là do nơi cư trú bị xâm hại, rừng bị chặt phá, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp và đây là đối tượng săn bắt để lấy thịt, nấu cao, buôn bán, làm thuốc chữa bệnh và xuất khẩu. Hiện đã được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2000 và danh sách loài cần bảo vệ và hiện đang xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên và các chương trình quản lý các loài động vật hoang dã nói chung và các loài bị đe doạ nói riêng.

Nhiễm trùng Plasmodium knowlesi trên con người

Số liệu chính xác về tỷ lệ BNSR nhiễm P. knowlesi tại các quốc gia cũng như tại Việt Nam đến nay vẫn chưa điều tra đầy đủ vì các số liệu chỉ là báo cáo từng ca bệnh hoặc loạt ca bệnh. Trong đó, tỷ lệ BNSR do P. knowlesi báo cáo tại các quần đảo Malaysia là cao nhất, tiếp sau đó là Thái Lan, Myanmar, Indonesia, Ấn Độ,Việt Nam, Đài Loan và một số ở phía nam Trung Quốc.

Trung gian truyền bệnh sốt rét Plasmodium knowlesi

Các nghiên cứu về trung gian truyền bệnh của SR khỉ trước những năm 1960 rất hiếm và dường như không có một vector tự nhiên nào được xác định cho từng loài của KSTSR khỉ, dù bệnh SR trên các loài linh trưởng đã được phát hiện cách đó 10 năm.

Hầu hết các nghiên cứu tiến hành tại quần đảo Malaysia vào những năm 1960 nhận ra trung gian truyền bệnh đối với P. cynomolgi vì đây là KSTSR đầu tiên lây bệnh đến người tình cờ trong phòng thí nghiệm qua muỗi. Các nghiên cứu chủ yếu thực hiện tại bang Selangor và Pahang của quần đảo Malaysia (Wharton và cs., 1964), tập trung vào các khu khu rừng đước ngập. Kết quả cho thấy tại các vùng rừng đước ven biển của Rantau Panjang, muỗi An. hackeri là loài chiếm ưu thế. Muỗi được thu thập thông qua phương pháp mồi khỉ hơn là mồi người.

Tại Delik, muỗi An. sundaicus (Linton và Harbach., 2005) là loài ưu thế và tìm thấy ở mồi người nhiều hơn là mồi khỉ. Trong khi ở Sg Burong, loài ưu thế là Anopheles campestris (An. campestris), Anophelessinensis (An. sinensis), Anopheles epiroticus (An. epiroticus) và ở mồi người nhiều hơn mồi khỉ.

Loài duy nhất tìm thấy dương tính với thoa trùng là An. hackeri. Thoa trùng được đưa vào những con khỉ rhesus và tìm thấy rằng An. hackeri có thể truyền 5 loài gây sốt rét khỉ tên là P. knowlesi, P. cynomolgi,  P. inui, P. coatneyi P. fieldi (Warren và Wharton., 1963).

Dù đã chỉ ra An. hackeri là vector tự nhiên của P. knowlesi ở ven biển đảo tại Malaysia (Wharton RH, Eyles DE., 1961), nhưng sau đó họ khám phá ra An. hackeri không có ái tính với người và chủ yếu truyền bệnh SR cho khỉ (Reid và Weitz., 1961).

Nghiên cứu tiếp theo của Wharton và cộng sự (1962) cho thấy An. latens (nhóm Leucosphyrus) chính là vector truyền bệnh chính loài P. inui cho khỉ và P. knowlesi cho cả khỉ và người. Loài An. latens này hoạt động chủ yếu trong rừng, bìa rừng nhưng có xu hướng vào nơi ở người sống bìa rừng và trong rừng để tìm mồi đốt máu (I. Vithylingam và cs., 2005). Kết quả cũng cho thấy tỷ lệ nhiễm thoi trùng trên An. latens là 0,7% ở bìa rừng và 1,4% trong rừng và chỉ số EIR (Entomological inoculation rate) là 11.98 ở bìa rừng và 14.10 ở trong rừng.

Bảng 2. Nhóm muỗi Leucosphyrus liên quan đến Plasmodiumknowlesi

NHÓM PHỤ LEUCOSPHYRUS

(Leucosphyrus subgroup)

Phức hợp Anopheles leucosphyrus

Anopheles balabacensis1

Anopheles introlatus1

Anopheles latens1

Anopheles leucophyrus1

Phức hợp Anopheles dirus

Anopheles baimaii

Anopheles cracens1

Anopheles dirus1

Anopheles elegans1

Anopheles nemophilus

Anopheles scanloni

Anopheles takasagoensis

NHÓM PHỤ HACKERI

(Hackeri subgroup)

NHÓM PHỤ RIPARIS

(Riparis subgroup)

Anopheles hackeri1

Anopheles pujutensis

Anopheles recens

Anopheles sulawesi

Anopheles cristatus

Anopheles macarthuri

Anopheles riparis

1Các loài muỗi Anopheles xác định là vector của P. knowlesi

 Các nghiên cứu thực nghiệm cho rằng An. balabacensis là loài vector phù hợp nhất của P. knowlesi. Ngay từ đầu, sự quy kết cho An. hackeri như một trung gian truyền bệnh tự nhiên gây tranh luận, xem như một vấn đề đối với con người vì muỗi xảy ra hầu hết các vùng, ngoại trừ các tán rừng nhiệt đới. Ngược lại, An. balabacensis là một vector quan trọng đối với SR ở người tại nhiều vùng các quốc gia Đông Nam Á.

Cả hai đều thuộc thành viên nhóm Leucosphyrus. Một loài muỗi nữa đang được nghiên cứu tập trung vào loài An. cracens xem như một vector chính của P. knowlesi tại các quần đảo Kuala Lipis, Pahang tại Malaysia. Các loài đó đốt người như An. latens ở Sarawak, Malaysian và loài muỗi này bị quy trách nhiệm có vai trò như các loài khác với P. knowlesi (Vythilingam I. và cs., 2006; Vythilingam I. và cs., 2008).

An. hackeri được phát hiện chủ yếu tại quần đảo Malaysia và quần đảo phía nam Thái Lan (Rattanarithikul và cs., 2006). Trong cánh rừng đầm lầy thì loài ưu thế ái tính với người và khỉ là An. letifer, An. pujutensis thu thập từ mồi khỉ số lượng ít nhưng không nhiễm thoi trùng.

Các loài nhiễm thoa trùng là An. letifer, An. donaldi, An. roperi An. umbrosus.

Các thoa trùng từ các loài muỗi được gây nhiễm vào khỉ Rhesus, khỉ đuôi dài và các loài chim khác, nhưng kết quả KSTSR không phát triển, nên các nhà khoa học nghi đây là P. traugli trên động vật có sừng (Wharton và cs., 1964).

Trong khu rừng nhiệt đới phía bắc Perlis, Malaysia các nhà khoa học đã thành công trong việc xác định An. balabacensis hay An. cracens (Sallum và Peyton., 2005) đóng vai trò như vector của P. inuiP. cynomolgi(Cheong và cs., 1965). Điều tra về côn trùng học các vector truyền P. knowlesi tại Kuala Lipis và Pahang, Malaysia cho thấy muỗi An. cracens là loài muỗi ưu thế đốt người cũng như khỉ giống macaca. Nó chiếm tỷ lệ 63.2% trong tổng số và là loài duy nhất dương tính với thoa trùng của P. knowlesi.

Ngoài An. cracens, thì An. kochi cũng được tìm thấy trong mồi khỉ, cả 2 loài đều ưu thế đốt máu khỉ. An. cracens, đã được xác định là vector duy nhất tại quần đảo của bang Pahang, Malaysia. Đó là loài muỗi anopheles chiếm ưu thế tại điểm nghiên cứu và với sự phá rừng của con người và dân làng, càng vào sâu trong rừng thì muỗi càng gần khỉ. Sự gần gũi giữa người với khỉ và muỗi sẽ dẫn đến lan truyền SR do P. knowlesi.

Vật chủ đóng vai trò ổ chứa của ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi

 

Bảng 3. Loài Plasmodium spp. và khả năng trở thành bệnh sốt rét lây truyền từ động vật sang người

 

Loài Plasmodium spp.

Nhiễm

ở người

tình cờ

Chia

sẻ vector

Khả năng

tiếp xúc giữa

người - vật chủ

Chẩn đoán

dưới KHV

giống nhau

Có thể là

bệnh truyền

từ K à N

Plasmodium cynomolgi

x

x

cao

P. vivax

Cao

Plasmodium eylesi

F

x

Rất thấp

P. vivax

Thấp

Plasmodium gonderi

F

x

Vừa

P. vivax

Thấp

Plasmodium hylobati

F

x

Rất thấp

P. falciparum

Thấp

Plasmodium jefferyi

F

x

Rất thấp

P. falciparum

Thấp

Plasmodium silvaticum

F

x

Thấp

P. vivax

Thấp

Plasmodium pitheci

F

x

Thấp

P. falciparum

Thấp

Plasmodium schwetzi

F

?

Thấp

P. vivax

Vừa

Plasmodium simium

F

?

Thấp

P. vivax

Cao

Plasmodium youngi

F

x

Rất thấp

P. vivax

Thấp

Plasmodium fieldi

F

x

Vừa

P. vivax

Vừa

Plasmodium simiovale

F

x

Vừa

P. vivax

Vừa

Plasmodium brasilianum

F

x

Cao

P. malariae

Cao

Plasmodium inui

F

x

Cao

P. malariae

Cao

Plasmodium rhodaini

F

?

Thấp

P. malariae

Thấp

Plasmodium coatneyi

F

x

Cao

P. falciparum

Thấp

Plasmodium fragile

F

x

Vừa

P. falciparum

Vừa

Plasmodium reichenowi

F

?

Rất thấp

P. falciparum

Thấp

Plasmodium knowlesi

x

x

Cao

P. malariae

Xác định

KàN: Từ khỉ sang người;x: có;F: không;

ĐNA: Đông Nam Á;!: Không có số liệu;?: chưa rõ

Đánh giá về đặc điểm dịch tễ học loài P. knowlesi, các nhà khoa học đã xét nghiệm máu trên 100 con khỉ giống macaca để tìm KSTSR và giải trình tự gen mã hóa protein thoa trùng (csp) và hệ gen ty thể mitochondrial DNA (mtDNA) của các phân lập P. knowlesi từ máu khỉ giống macaca và người (Kim Sung Lee và cs., 2008), đã phát hiện 5 loài P. knowlesi, P. inui, P. cynomolgi, P. fieldiP. coatneyi trên khỉ giống macaca, với P. inuiP. knowlesi lưu hành với tỷ lệ cao.

Phân tích trình tự DNA chỉ ra không có nòi giống nào liên quan mtDNA có liên đới đến một trong hai vật chủ. Ngoài ra, phân tích về dữ liệu mtDNA cho thấy P. knowlesi xuất phát từ 1 quần thể KST tổ tiên truyền lại mà nó tồn tại trước khi có loài người tại Đông Nam Á và có thể quần thể này đã mở rộng cách nay 30.000 - 40.000 năm.

Kết quả chỉ ra nhiễm P. knowlesi ở người không phải là mới xuất hiện gần đây tại khu vực Đông Nam Á và SR do P. knowlesi tiên phát là một bệnh từ động vật truyền sang người với loài khỉ macaca hoang dại đóng vai trò như ổ chứa.

Tại vùng có tỷ lệ người nhiễm cao của Malaysia, điều tra khỉ hoang dại thấy hầu hết nhiễm KST ở người, cả P. knowlesi. Phân tích tiến hóa cho thấy P. knowlesi tồn tại trên khỉ trước khi loài người đặt chân đến tại khu vực Đông Nam Á. Do vậy, P. knowlesi là một tác nhân gây bệnh truyền từ động vật sang người quan trọng, loài người nhiễm KST từ đó và ổ chứa là khỉ và khỉ tiến sâu vào rừng Đông Nam Á.

  

 Hình 6a. Khỉ Macaca fascicularis

 Hình 6b. Khỉ Macaca fascicularis

Với sự gia tăng di dân kèm theo thay đổi sinh thái do nạn phá rừng, có thể dẫn đến dịch chuyển bệnh KST sang người như là 1 vật chủ ưu thế với một số loài Plasmodium (Kim-Sung Lee và cs., 2011).

Nghiên cứu về DTH phân tử với qui mô lớn, phát hiện những người nhiễm không triệu chứng, sẽ làm rõ hơn về khả năng người trở thành ổ chứa của P. knowlesi vì họ đã từng nghiên cứu nhận ra nơi lưu giữ P. knowlesi trong muỗi tự nhiên và chu kỳ lây truyền của P. knowlesi.

 

Bảng 4. Đánh giá khả năng lây truyền sốt rét từ linh trưởng sang người

 

Loài Plasmodium

Khu vực

Vật chủ tự nhiên

Khả năng truyền giai đoạn

Người

nhiễm

tình cờ

Khả năng tiếp xúc người-vật chủ

Trong máu

Thoi trùng

KàN

NàK

KàN

NàK

P. cynomolgi

ĐNA

Khỉ macaca và khỉ ăn lá

x

x

x

x

x

cao

P. eylesi

ĐNA

Vượn tay trắng

?

?

?

?

F

Rất thấp

P. gonderi

Châu Phi

Khỉ mặt xanh

?

?

?

?

F

Vừa

P. hylobati

ĐNA

Vượn

?

?

F:

!

F

Rất thấp

P. jefferyi

ĐNA

Vượn

?

?

F:

!

F

Rất thấp

P. silvaticum

ĐNA

Đười ươi

?

?

?

?

F

Thấp

P. pitheci

ĐNA

Đười ươi

?

?

?

?

F

Thấp

P. schwetzi

Châu Phi

Tinh tinh, khỉ đột

x

?

x

?

F

Thấp

P. simium

Nam Mỹ

Khỉ rú và khỉ lông tơ

?

?

F

!

F

Thấp

P. youngi

ĐNA

Vượn tay trắng

?

?

?

?

F

Rất thấp

P. fieldi

ĐNA

Khỉ giống macaca

?

?

F

?

F

Vừa

P. simiovale

Ấn Độ

Khỉ giống macaca

?

?

?

?

F

Vừa

P. brasilianum

Nam Mỹ

Nhiều loại khỉ

x

x

x

?

F

Cao

P. inui

ĐNA

Khỉ macacavà khỉ ăn lá

x

x

x

?

F

Cao

P. rhodaini

Châu Phi

Tinh tinh

?

?

?

?

F

Thấp

P. coatneyi

ĐNA

Khỉ Kra

F

!

F

!

F

Cao

P. fragile

Ấn Độ

Khỉ macaca

F

!

?

?

F

Vừa

P. reichenowi

Châu Phi

Tinh tinh và khỉ đột

?

?

?

?

F

Rất thấp

P. knowlesi

ĐNA

Khỉ macaca và khỉ ăn lá

x

x

x

x

x

Cao

K à N: Từ khỉ sang người;x: có;F: không;ĐNA: Đông Nam Á;!: Không có số liệu;?: chưa rõ

Người nhiễm tự nhiên với KSTSR của khỉ P. knowlesi, liệu rằng loài KSTSR này đã từng chuyển vật chủ với sự lây truyền bệnh giữa người - người hoặc lây truyền giữa khỉ qua người cần được thiết lập để có biện pháp phòng bệnh và kiểm soát tốt nhất vì tính nguy hiểm của loài P. knowlesi không khác gì loài KSTSR thường gây SRAT P. falciparum về mặt sinh lý bệnh.

Liên quan nhóm tuổi, giới tính và dân tộc với nhiễm P. knowlesi

Liên quan đến phân bố theo vùng địa lý, dân tộc và nhóm tuổi. Nhiều điều tra và báo cáo tổng hợp các ca bệnh SR P. knowlesi phân bố cả hai giới nam và nữ và tùy thuộc vào từng vùng cũng như tập quán và phân công làm việc ở quần thể đó.

Điều tra tại Sabah, Malaysia cho thấy 445 BNSR nhập viện ở Sabah được làm nested PCR. Tuổi từ 1 - 89 (33 ± 18 tuổi) và khoảng 12% số đó không có triệu chứng. Trong tổng số 343 trường hợ (253 nam và 90 nữ) nhiễm đơn loài P. knowlesi hoặc nhiễm phối hợp P. knowlesi với loài Plasmodium khác (Naing D.K.S và cs., 2011). Nhiễm phối hợp với P. vivax thường gặp nhất, chỉ có 2 ca nhiễm phối hợp P. falciparumP. malarie. Nhiễm P. knowlesi được xác định ở tất cả nhóm tuổi tại Malaysia, Indonesia, MyanmarThái Lan, Singapore.

Nghiên cứu tại vùng SRLH của tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa, Việt Nam cũng cho thấy nhiễm P. knowlesi trên nhiều lứa tuổi khác nhau (2 trẻ nhỏ hơn 5 tuổi và một thanh niên 27 tuổi) cả trẻ em nhỏ và thanh niên (Peter Van de Eede1 và cs., 2010) và đa số là nhiễm phối hợp với các loài khác chứ không nhiễm đơn như các báo cáo tại Malaysia.

Trong số những ca dương tính ở Sabah, khoảng 32% là người dân tộc ở Rungus, 28% ở Dunsun và 15% ở Murut. 41.7% từ Kudat có liên quan đến quần đảo, 16.3% đến từ vùng Ranau. Vùng Keningau và Tenom chiếm khoảng 15% số ca dương tính.

Điều tra tại các vùng SRLH của tỉnh Ninh Thuận và Khánh Hòa và một số tỉnh thành khác trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên và Nam Bộ Lâm Đồng của Việt Nam cho thấy số người nhiễm P. knowlesi hầu hết là người dân tộc bản địa Răgley (Peter Van de Eede1 và cs., 2010; Ron P. Marchand và cs., 2011).

Nghiên cứu tại Sabah chỉ làm nested PCR trên những ca nhập viện mà chưa làm cộng đồng (Naing D.K.S và cs., 2011), và ngược lại chỉ làm ở những ca cộng đồng mà chưa tính đến ca nhập viện (Peter Van de Eede1 và cs., 2010; Ron P. Marchand và cs., 2011), nên kết quả sẽ không phản ánh đúng tỷ lệ nhiễm thật sự trong toàn quần thể.

Điểm đặc biệt trong nghiên cứu đã phát hiện các trường hợp nhiễm P. knowlesi ở người tại Việt Nam thời gian 5 năm trở lại đây:

(i)Xuất hiện tại các vùng vốn từ lâu báo cáo đa dạng hình thái và cơ cấu KSTSR qua xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa từ các chuyên gia sốt rét và sinh học phân tử,

(ii)Sự tồn tại của khỉ giống macaca ở nhiều cánh rừng của Việt Nam,

(iii)Nơi có sự gần gũi giữa khỉ và quần thể người dân sống trong vùng SRLH,

(iv)Phát hiện nhờ vào các dự án nghiên cứu sốt rét kéo dài nhiều năm và có kinh phí bao phủ nghiên cứu tiếp sau đó;

Như vậy, nếu chủ đích ban đầu hướng nghiên cứu tiếp cận đích về loài KST P. knowlesi và một số loài KST ở khỉ khác (P. inui chẳng hạn) tại các vùng biết trước có sự tồn tại của khỉ giống Macaca fascicularis từ khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế trở vào, ắt hẳn chúng ta sẽ phát hiện nhiều điều thú vị và các dữ liệu có giá trị khoa học, góp phần vào sự phân bố của khỉ cũng như sốt rét do KST P. knowlesi tại Việt Nam một cách cụ thể hơn.

Bảng 5. Loài KSTSR, vật chủ và phân bố địa lý một số loài Plasmodium spp.

Loài

ký sinh trùng sốt rét

Vật chủ liên quan

Phân bố vùng

địa lý

Plasmodium reichenowi

Tinh tinh

Châu Phi

Plasmodium falciparum

Con người

Châu Phi, Á, Nam Mỹ

Plasmodium fieldi

Khỉ đuôi ngắn, giống macaca

Đông Nam Á

Plasmodium simiovale

Khỉ đuôi ngắn, giống macaca

Đông Nam Á

Plasmodium hylobati

Khỉ đuôi ngắn, giống macaca

Đông Nam Á

Plasmodium inui

Khỉ đuôi ngắn, giống macaca

Đông Nam Á

Plasmodium knowlesi

Khỉ giống macaca

Đông Nam Á

Plasmodium coatneyi

Khỉ đuôi ngắn, giống macaca

Đông Nam Á

Plasmodium simium   

Khỉvà nhện

Đông Nam Á

Plasmodium vivax

Con người

Châu Phi, Á, Nam Mỹ

Plasmodium cynomolgi

Khỉ đuôi ngắn, giống macaca

Đông Nam Á

Plasmodium gonderi

Khỉ đầu chó

Châu Phi

Plasmodium malariae

Con người

Châu Phi, Á, Nam Mỹ

Plasmodium brasilianum

Nhện, khỉ, khỉ ăn đêm

Nam Mỹ

Plasmodium ovale

Con người

Châu Phi

Hepatocystis sp.

Dơi/ khỉ

Châu Phi, châu Á

Plasmodium atheruri

Gặm nhấm

Châu Phi

Plasmodium vinkei

Gặm nhấm

Châu Phi

Plasmodium chabaudi

Gặm nhấm

Châu Phi

Plasmodium berghei

Gặm nhấm

Châu Phi

Plasmodium yoelii

Gặm nhấm

Châu Phi

Plasmodium elongatum

Chim

Toàn cầu

Plasmodium gallinaceum

Chim

Đông Nam Á

Plasmodium relictum

Chim

Toàn cầu

Plasmodium floridense

Thằn lằn

Vùng Carribbe / Trung Mỹ

Plasmodium azurophilum

Thằn lằn

Vùng Carribbe / Trung Mỹ

Plasmodium faichildi

Thằn lằn

Trung Mỹ

Plasmodium agamae

Thằn lằn

Châu Phi

Plasmodium gigantum

Thằn lằn

Châu Phi

Plasmodium mackerassae

Thằn lằn

Úc

 

 

 

Ngày 29/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang
và Ths. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích