Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 2 7 4 8 8
Số người đang truy cập
1 1 2
 Chuyên đề Ký sinh trùng sốt rét
Dịch tễ học phân tử ký sinh trùng sốt rét truyền từ khỉ sang người Plasmodium knowlesi

Từ một số nghiên cứu phát hiện mối tương quan đa hình trong các gen đặc cụ thể và độc tính của P. Falciparum,mở rộng hiểu biết của chúng ta về sinh bệnh học của ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi từ khỉ truyền sang người là rất quan trọng loài ký sinh trùng này cũng có thể gây tử vong do đó các nghiên cứu tương tự có thể được cân nhắc tiến hành.

Mặc dù hơn một thế kỷ qua, đã có nhiều nỗ lực trong việc kiểm soát và loài trừ bệnh sốt rét ở người nhưng hiện nay bệnh sốt rét vẫn còn là một vấn đề y tế công cộng ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Số trường hợp tử vong do sốt rét trên toàn cầu tăng từ 995.000 trường hợp trong năm 1980 lên cao trong năm 2004 với 1.817.000 trường hợp sau đó giảm xuống còn 1.238.000 trong năm 2010 trên phạm vi toàn cầu. Nguyên nhân của sự giảm tử vong sốt rét (TVSR) này là do các quốc gia mở rộng quy mô áp dụng các biện pháp phòng chống sốt rét (PCSR) đặc biệt là các quốc gia ở châu Phi.

Hiện có ít nhất 5 loài ký sinh trùng sốt rét thuộc Plasmodium gây bệnh ở người gồm Plasmodium falciparum, Plasmodium vivax, Plasmodium ovale, Plasmodium malariae, Plasmodium knowlesi (đã được WHO công nhận 2013). Gần đây, sốt rét lan truyền từ động vật sang người do ký sinh trùng P. knowlesi đã trở nên phổ biến ở một số quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt tại nhiều vùng ở Malaysia.

Cho đến nay,hơn 20 loài ký sinh trùng thuộc giống Plasmodium có khả năng lây nhiễm cho khỉ và linh trưởng, trong số đó có 5 loài có khả năng truyền bệnh từ động vật sang người bao gồm: Plasmodium simium, Plasmodium brasilianum, Plasmodium cynomolgi, Plasmodium inui và P. knowlesi. Nhiễm ký sinh trùng P. knowlesi đã nổi lên như một nguyên nhân phổ biến và có khả năng gây tử vong sốt rét ở người tại Malaysia Borneo.
 

Trình tự bộ gen nhân của ký sinh trùng P. knowlesi được biết đến là có mối quan hệ phát sinh loài chặt chẽ với loài P. vivax; Tuy nhiên, có sự khác biệt quan trọng về kiểu hình giữa chúng như độ dài của chu kỳ sinh sản vô tính, sự ưa thích tấn công vào các tế bào máu vật chủ và sự vắng mặt thể ngủ (hypnozoite) trong tế bào gan của vật chủ do ký sinh trùng P. knowlesi. 23,5 Mb bộ gen nhân của P. knowlesi mã hóa cho 5.188 protein, trong đó có khoảng 80% là gen trực giao (ortholog) với P. falciparumP. vivax. Sự sẵn có trình tự bộ gen của một số loài Plasmodium spp cho phép thực hiện phân tích so sánh bộ gen và cung cấp những hiểu biết về sự tiến hóa của các gen Plasmodium và toàn bộ gen.

Dịch tễ học phân tử là việc áp dụng các kỹ thuật phân tử để nghiên cứu kiểu gen của tác nhân gây bệnh biểu hiện gen, đồng thời suy ra chúng xảy ra nhiễm ở người. Gần đây, thông tin bộ gen mới cho phép mở rộng hơn nữa các nghiên cứu dịch tễ học phân tử để kiểm soát và phòng chống bệnh sốt rét tốt hơn.
 

Phân bố địa lý của loài KSTSR Plasmodium knowlesi

Ký sinh trùng P. knowlesi đã được phân lập lần đầu tiên từ khỉ macaque đuôi dài (Macaca fascicularis) lần đầu tiên thử nghiệm lan truyền sốt rét của loài khỉ này với con người được báo cáo bởi tác giả Knowles Das Gupta vào năm 1932. Năm 1965, nhiễm trùng P. knowlesi tự nhiên đầu tiên ở người đã được báo cáomột khách du lịch Mỹ trở về từ bán đảo Malaysia. Ban đầu, ca bệnh không chắc chắn nhiễm bệnh tự nhiên ở người có thể xảy ra và do đó P. knowlesi có thể là ký sinh trùng quan trọng lan truyền từ động vật sang người. Nhưng sau đó, bằng thực nghiệm lan truyền từ muỗi sang người và lan truyền từ khỉ sang người thông qua muỗi phòng thí nghiệm với con người và lây truyền từ khỉ sang người được chấp thuận cho biết P. knowlesi có khả năng lan truyền từ động vật sang người.
 

Cho đến thời gian gần đây, người ta tin rằng các trường hợp nhiễm P. knowlesi tự nhiênngười là rất hiếm. Tuy nhiên, một nghiên cứu của tác giả Singh và cộng sự cho thấy ký sinh trùng P. knowlesi là nguyên nhân chính gây bệnh sốt rét ở một số vùng sốt rét ở Malaysia.

Gần đây, các nghiên cứu phân tử ở một số nước Đông Nam Á cho thấy sự có mặt của ký sinh trùng này trong cộng đồng ở Malaysia, Thái Lan, Singapore, đảo Palawan ở Philippines, Việt Nam, phía nam Myanmar gần biên giới của Trung Quốc, Borneo Indonesia Campuchia. Hiện đã có một sự gia tăng các trường hợp sốt rét do P. knowlesi nhập khẩu vào các nước vốn loài ký sinh trùng này không đặc hữu như một số vùng ở châu Âu, châu Mỹ, New Zealand, Đài Loan và Nhật Bản thông qua các du khách đến các vùng vốn dĩ đang lưu hành loài ký sinh trùng sốt rét này ở một số quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Các loài khỉ như khỉ đuôi dài (M. fascicularis), khỉ đuôi lợn (Macaca nemestrina) và khỉ ăn dải (Presbytis malalophos) ở một số vùng Đông Nam Á là những vật chủ chính tự nhiên của KSTSR P. knowlesi, mặc dù các loài khỉ khác cũng có khả năng mang ký sinh trùng này. Các loài muỗi Anopheles thuộc nhóm Leucosphyrus các véc tơ truyền ký sinh trùng này. Các loài muỗi này phân bố trong các khu vực rừng ở Đông Nam Á. Phạm vi địa lý của P. knowlesi tương ứng với phân bố chồng chéo của các véc tơ này với các vật chủ chính khỉ và nó được xác định là khu vực nguy cơ để truyền bệnh sốt rét P. knowlesi.
 

Ứng dụng các phương pháp phân tử để phát hiện P. knowlesi

Thông thường, xét nghiệm lam máu nhuộm giêm sa soi dưới kính hiển vi là phương pháp chính hay chuẩn vàng để phát hiện, chẩn đoán và phân biệt giữa các loài ký sinh trùng sốt rét. Tuy nhiên, thậm chí những người soi kinh hiển hiển vi tốt nhất cũng có thể chẩn đoán nhầm loài Plasmodium spp trong trường hợp nhiễm phối hợp, đặc biệt là với những ký sinh trùng sốt rét có hình thái tương tự nhau trên lam.

Các thể tư dưỡng non của P. knowlesi cũng tương tự như của P. falciparum trong khi các giai đoạn sinh sản vô tính trưởng thành về mặt hình thái thì tương tự như của P. malariae. Điều này nhấn mạnh đến những khó khăn trong việc xác định bệnh sốt rét do P. knowlesi nếu chúng ta chỉ dựa trên cơ sở về hình thái. Do vậy, chúng ta dễ chẩn đoán nhằm là P. malariae.

Lần đầu tiên, ký sinh trùng sốt rét P. knowlesi đã được phát hiện bằng cách sử dụng các công cụ chẩn đoán phân tử, bao gồm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) bằng cách sử dụng các đoạn mồi đặc hiệu cho các tiểu đơn vị nhỏ ribosome ribonucleic acid (SSU rRNA), gen protein circumsporozoite trình tự deoxyribonucleic acid (DNA) [Bảng 1]. Điều đáng ngạc nhiên đó là họ đã phát hiện ra hơn một nửa các trường hợp nhiễm P. malariae được xác định bằng kính hiển vi đã thực sự nhiễm P. knowlesi sau khi phân tích PCR định loài những phát hiện này bắt đầu một loạt các nghiên cứu ở các nước Đông Nam Á khác để xác định sự phân bố dịch tễ sốt rét do P. knowlesi.

Tác giả Imwong và cộng sự cho thấy các đoạn mồi đích P. knowlesi SSU rRNA phản ứng chéo với bộ gen DNA của P. vivax (lai chéo). Do đó, họ đã thiết kế một bộ mồi mới được sử dụng trong một phản ứng PCR đa mồi (multiplex PCR) bán lồng nhau nhằm xác định 5 loài ký sinh trùng Plasmodium trong một phản ứng ba bước. Kỹ thuật real-time PCR sử dụng TaqMan được phát triển nhắm mục tiêu chuỗi DNA đặc hiệu trong SSU rRNA của P. knowlesi với độ nhạy phát hiện với mật độ ký sinh trùng thấp, chỉ là 3 ký sinh trùng/ml máu và độ đặc hiệu là 100%. Hơn nữa, nó đã được chứng minh là một công cụ chẩn đoán tốt nhất để phát hiện sớm bệnh sốt rét nhập khẩu vào các khu vực bệnh không lưu hành. Mục tiêu hướng đến gen giống nhau, tác giả Chew và cộng sự phát triển một hệ thống PCR có tên single-step hexaplex PCR system có thể phát hiện tất cả 5 loài ký sinh trùng Plasmodium spp ở người xảy ra đồng thời cũng như nhiễm phối hợp lên đến trên 2 loài. PCR đa mồi (multiplex PCR) này đã được áp dụng nhiều ở khu vực Sandakan, Sabah của Malaysia và có thể phát hiện chính xác loài P. knowlesi trong khu vực.

Trong một nghiên cứu gần đây, một thử nghiệm PCR mới trên được phát triển bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận sinh học nhắm mục tiêu trình tự nhiều bản sao (target multi-copy sequences) của P. knowlesithể phát hiện mật độ 1 ký sinh trùng/ μl máu với độ đặc hiệu 100%.

Bảng 1: Tóm tắt các phương pháp phân tử để phát hiện P. knowlesi
 

Hai phương pháploop-mediated isothermal amplification (LAMP) khác nhau đã được phát triển do các tác giả Nhật Bản nhắm đến mục tiêu gen β-tubulin loài đặc hiệu đỉnh màng gen kháng nguyên-1 của P. knowlesi (apical membrane antigen-1 gene of P. knowlesi) [Bảng 1]. Điều đó cho thấy rằng cả 2 phương pháp LAMPs đều đặc hiệu và nhạy hơn so với PCR lồng đích đến là SSU rRNA. Độ nhạy và độ đặc hiệu cao cùng với tốc độ cao của LAMP và không cần những công cụ tinh vi như PCR. Do vậy, LAMP một công cụ đầy hứa hẹn cho việc chẩn đoán ký sinh trùng sốt rét nàycác vùng sâu vùng xa.

Bên cạnh PCR LAMP, các test chẩn đoán nhanh (RDTs) là rất hữu ích cho các mục đích điều tra dịch tễ học ở các vùng lưu hành bệnh nơi mà nhiều người có thể được kiểm tra trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, các RDTs vẫn không có sẵn để phát hiện P. knowlesi. RDTs thương mại để chẩn đoán bệnh sốt rét bằng cách sử dụng kháng thể đơn dòng mà đích đến là một trong ba kháng nguyên, cụ thể là histidine-rich protein 2 (HRP-2), Plasmodium Lactate DeHydrogenase (pLDH) Aldolase. McCutchan và cộng sự cho thấy P. knowlesi có thể phản ứng với các kháng thể đơn dòng đích đến là men pLDH P. falciparum P. vivax có thể là do trình tự axit amin tương tự trong số các ký sinh trùng sốt rét này. Tuy nhiên, P. knowlesi đã không phản ứng với HRP-2 dựa trên các RDTs, vì HRP-2 được chỉ duy nhất thể hiện ở loài P. falciparum. Kết quả nhắm đến là kháng nguyên khác phong phú và được bảo tồn trong số các loài Plasmodium ở người có thể cải thiện nhanh chóng phát hiện bệnh sốt rét do P. knowlesi. Điều này đến này hiện vẫn còn đang nghiên cứu cải tiến.

Ứng dụng các kỹ thuật phân tử để đánh giá kháng thuốc sự lây lan

Sau khi phát triển kháng chloroquine ở loài P. falciparum, một số nghiên cứu đã được thực hiện để tìm tổng quan về phân tử của kháng liên quan đến đột biến gen và số bản sao thay đổi. Gần đây, đã có một số nghiên cứu đánh giá tính nhạy cảm của P. knowlesi với thuốc chống sốt rét. Nghiên cứu Ex vivo đối với P. knowlesi phân lập ở Borneo của Malaysia cho thấy các ký sinh trùng này rất nhạy với thuốc artemisinin chloroquine, trong khi chúng ít nhạy với mefloquine. Trong một nghiên cứu khác, kháng chloroquine vận chuyển và trình tự enzyme dihydrofolate reductase của P. knowlesi lâm sàng phân lập tại quần đảo Andaman và Nicobar, Ấn Độ, tất cả đều được tìm thấy là loại hoang dã những phát hiện này phù hợp với những phát hiện của Faith. Tăng số lượng bản sao của gen đa kháng thuốc 1 (mdr1) ở loài P. falciparum yếu tố quyết định quan trọng nhất của kháng mefloquine. Mặc dù số lượng bản sao của P. knowlesi mdr1 không được báo cáo trong nghiên cứu của Faith, mefloquine ít nhạy với P. knowlesi có thể cho thấy một khả năng chịu đựng hay duyng nạp thuốc “bẩm sinh” sẵn có hoặc khả năng dung nạp được dưới áp lực thuốc kể từ khi ký sinh trùng này không phải là mới nổi và là nguyên nhân gây bệnh sốt rét ở người với một số lượng lớn bệnh nhân kể từ năm 1996.

Kể từ khi P. knowlesi là nguyên nhân chính gây bệnh sốt rét ở Malaysia và có một số lượng lớn dân số ở Đông Nam Á có thể có nguy cơ nhiễm, do vậy cần tiếp tục kiểm tra độ nhạy của ký sinh trùng sốt rét ở người này với thuốc, đặc biệt là trong các trường hợp nhiễm phối hợp để xây dựng một chính sách thuốc thích hợp tốt hơn – Điều này là một khoảng trống của chính thuốc ở các quốc gia. Gần đây, nuôi cấy KSTSR P. knowlesi trong hồng cầu của con người thành công à điều này mở đường cho việc phát triển và đánh giá tính nhạy của thuốc các nghiên cứu in vitro khác đối với ký sinh trùng sốt rét ở người này.
 

Kết luận

Sau khi bộ gen của một số loài ký sinh trùng thuộc chi Plasmodium có sẵn, các nghiên cứu sinh học phân tử và điều tra về mặt di truyền nên được kết hợp một cách hiệu quả với nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng. So sánh các bộ gen, phân tích tiến hóa phân tử, di truyền quần thể các nghiên cứu phát sinh loài là một số trong các nghiên cứu thực địa mới được phát triển sau khi các tiến bộ gần đây ở bộ gen Plasmodium. Gen người và muỗi có thể ảnh hưởng đến dịch tễ học của bệnh sốt rét ở nhiều khía cạnh tiềm năng của sự tương tác sinh thái và tiến hóa.

Đã có một số nghiên cứu phát hiện ra mối tương quan giữa đa hình trong các gen đặc cụ thể và độc tính của P. falciparum. Mở rộng hiểu biết của chúng ta về sinh bệnh học của P. knowlesi là rất quan trọng, loài ký sinh trùng này cũng có thể gây tử vong, do đó các nghiên cứu tương tự có thể được cân nhắc nghiên cứu.

Tài liệu tham khảo

1.

Murray CJ, Rosenfeld LC, Lim SS, Andrews KG, Foreman KJ, Haring D, et al. Global malaria mortality between 1980 and 2010: A systematic analysis. Lancet 2012;379:413-31.    

2.

White NJ. Plasmodium knowlesi: The fifth human malaria parasite. Clin Infect Dis 2008;46:172-3.

3.

Sabbatani S, Fiorino S, Manfredi R. The emerging of the fifth malaria parasite (Plasmodium knowlesi): A public health concern? Braz J Infect Dis 2010;14:299-309.   

4.

Pain A, Böhme U, Berry AE, Mungall K, Finn RD, Jackson AP, et al. The genome of the simian and human malaria parasite Plasmodium knowlesi. Nature 2008;455:799-803.     

5.

Carlton JM, Adams JH, Silva JC, Bidwell SL, Lorenzi H, Caler E, et al. Comparative genomics of the neglected human malaria parasite Plasmodium vivax. Nature 2008;455:757-63.

6.

Hall N, Karras M, Raine JD, Carlton JM, Kooij TW, Berriman M, et al. A comprehensive survey of the Plasmodium life cycle by genomic, transcriptomic, and proteomic analyses. Science 2005;307:82-6.   

7.

Conway DJ. Molecular epidemiology of malaria. Clin Microbiol Rev 2007;20:188-204.     

8.

Napier LE, Campbell HG. Observations o­n a Plasmodium infection which causes haemaglobinuria in certain species of monkey. Ind Med Gaz 1932;67:246-9.  

9.

Knowles R, Das Gupta BM. A study of monkey-malaria, and its experimental transmission to man. Ind Med Gaz 1932;67:301-21. 

10.

Chin W, Contacos PG, Coatney GR, Kimball HR. A naturally acquited quotidian-type malaria in man transferable to monkeys. Science 1965;149:865.      

11.

Chin W, Contacos PG, Collins WE, Jeter MH, Alpert E. Experimental mosquito-transmission of Plasmodium knowlesi to man and monkey. Am J Trop Med Hyg 1968;17:355-8.    

12.

Singh B, Kim Sung L, Matusop A, Radhakrishnan A, Shamsul SS, Cox-Singh J, et al. A large focus of naturally acquired Plasmodium knowlesi infections in human beings. Lancet 2004;363:1017-24.    

13.

Cox-Singh J, Davis TM, Lee KS, Shamsul SS, Matusop A, Ratnam S, et al. Plasmodium knowlesi malaria in humans is widely distributed and potentially life threatening. Clin Infect Dis 2008;46:165-71.   

14.

Jongwutiwes S, Putaporntip C, Iwasaki T, Sata T, Kanbara H. Naturally acquired Plasmodium knowlesi malaria in human, Thailand. Emerg Infect Dis 2004;10:2211-3.     

15.

Ng OT, Ooi EE, Lee CC, Lee PJ, Ng LC, Pei SW, et al. Naturally acquired human Plasmodium knowlesi infection, Singapore. Emerg Infect Dis 2008;14:814-6.     

16.

Luchavez J, Espino F, Curameng P, Espina R, Bell D, Chiodini P, et al. Human Infections with Plasmodium knowlesi, the Philippines. Emerg Infect Dis 2008;14:811-3.     

17.

Van den Eede P, Van HN, Van Overmeir C, Vythilingam I, Duc TN, Hung Le X, et al. Human Plasmodium knowlesi infections in young children in central Vietnam. Malar J 2009;8:249.    

18.

Jiang N, Chang Q, Sun X, Lu H, Yin J, Zhang Z, et al. Co-infections with Plasmodium knowlesi and other malaria parasites, Myanmar. Emerg Infect Dis 2010;16:1476-8.     

19.

Figtree M, Lee R, Bain L, Kennedy T, Mackertich S, Urban M, et al. Plasmodium knowlesi in human, Indonesian Borneo. Emerg Infect Dis 2010;16:672-4.    

20.

Khim N, Siv S, Kim S, Mueller T, Fleischmann E, Singh B, et al. Plasmodium knowlesi infection in humans, Cambodia, 2007-2010. Emerg Infect Dis 2011;17:1900-2.     

21.

Bronner U, Divis PC, Färnert A, Singh B. Swedish traveller with Plasmodium knowlesi malaria after visiting Malaysian Borneo. Malar J 2009;8:15.   

22.

van Hellemond JJ, Rutten M, Koelewijn R, Zeeman AM, Verweij JJ, Wismans PJ, et al. Human Plasmodium knowlesi infection detected by rapid diagnostic tests for malaria. Emerg Infect Dis 2009;15:1478-80.    

23.

Ta TT, Salas A, Ali-Tammam M, Martínez Mdel C, Lanza M, Arroyo E, et al. First case of detection of Plasmodium knowlesi in Spain by real time PCR in a traveller from Southeast Asia. Malar J 2010;9:219.    

24.

Link L, Bart A, Verhaar N, van Gool T, Pronk M, Scharnhorst V. Molecular detection of Plasmodium knowlesi in a Dutch traveler by real-time PCR. J Clin Microbiol 2012;50:2523-4.    

25.

Ehrhardt J, Trein A, Kremsner PG, Frank M. Plasmodium knowlesi and HIV co-infection in a German traveller to Thailand. Malar J 2013;12:283.      

26.

Centers for Disease Control and Prevention (CDC). Simian malaria in a U.S. traveler - New York, 2008. MMWR Morb Mortal Wkly Rep 2009;58:229-32.     

27.

Hoosen A, Shaw MT. Plasmodium knowlesi in a traveller returning to New Zealand. Travel Med Infect Dis 2011;9:144-8.    

28.

Kuo MC, Chiang TY, Chan CW, Tsai WS, Ji DD. A case report of simian malaria, Plasmodium knowlesi, in a Taiwanese traveler from Palawan Island, the Philippines. Taiwan Epidemiol Bull 2009;25:178-91.      

29.

Tanizaki R, Ujiie M, Kato Y, Iwagami M, Hashimoto A, Kutsuna S, et al. First case of Plasmodium knowlesi infection in a Japanese traveller returning from Malaysia. Malar J 2013;12:128.     

30.

Sallum MA, Peyton EL, Harrison BA, Wilkerson RC. Revision of the Leucosphyrus group of Anopheles (Cellia) (Diptera Culicidae). Rev Bras Entomol 2005;49:1-152.    

31.

Lee KS, Cox-Singh J, Singh B. Morphological features and differential counts of Plasmodium knowlesi parasites in naturally acquired human infections. Malar J 2009;8:73.     

32.

Imwong M, Tanomsing N, Pukrittayakamee S, Day NP, White NJ, Snounou G. Spurious amplification of a Plasmodium vivax small-subunit RNA gene by use of primers currently used to detect P. knowlesi. J Clin Microbiol 2009;47:4173-5.      

33.

Van Hong N, van den Eede P, Van Overmeir C, Vythilingham I, Rosanas-Urgell A, Vinh Thanh P, et al. A modified semi-nested multiplex malaria PCR (SnM-PCR) for the identification of the five human Plasmodium species occurring in Southeast Asia. Am J Trop Med Hyg 2013;89:721-3.     

34.

Divis PC, Shokoples SE, Singh B, Yanow SK. A TaqMan real-time PCR assay for the detection and quantitation of Plasmodium knowlesi. Malar J 2010;9:344.      

35.

Calderaro A, Piccolo G, Gorrini C, Rossi S, Montecchini S, Dell'Anna ML, et al. Accurate identification of the six human Plasmodium spp. causing imported malaria, including Plasmodium ovale wallikeri and Plasmodium knowlesi. Malar J 2013;12:321.     

36.

Chew CH, Lim YA, Lee PC, Mahmud R, Chua KH. Hexaplex PCR detection system for identification of five human Plasmodium species with an internal control. J Clin Microbiol 2012;50:4012-9.    

37.

Goh XT, Lim YA, Vythilingam I, Chew CH, Lee PC, Ngui R, et al. Increased detection of Plasmodium knowlesi in Sandakan division, Sabah as revealed by PlasmoNex™. Malar J 2013;12:264.      

38.

Lucchi NW, Poorak M, Oberstaller J, DeBarry J, Srinivasamoorthy G, Goldman I, et al. A new single-step PCR assay for the detection of the zoonotic malaria parasite Plasmodium knowlesi. PLoS o­ne 2012;7:e31848.     

39.

Iseki H, Kawai S, Takahashi N, Hirai M, Tanabe K, Yokoyama N, et al. Evaluation of a loop-mediated isothermal amplification method as a tool for diagnosis of infection by the zoonotic simian malaria parasite Plasmodium knowlesi. J Clin Microbiol 2010;48:2509-14.     

40.

Lau YL, Fong MY, Mahmud R, Chang PY, Palaeya V, Cheong FW, et al. Specific, sensitive and rapid detection of human Plasmodium knowlesi infection by loop-mediated isothermal amplification (LAMP) in blood samples. Malar J 2011;10:197.   

41.

malERA Consultative Group o­n Diagnoses and Diagnostics. A research agenda for malaria eradication: Diagnoses and diagnostics. PLoS Med 2011;8:e1000396.     

42.

McCutchan TF, Piper RC, Makler MT. Use of malaria rapid diagnostic test to identify Plasmodium knowlesi infection. Emerg Infect Dis 2008;14:1750-2.    

43.

Kawai S, Hirai M, Haruki K, Tanabe K, Chigusa Y. Cross-reactivity in rapid diagnostic tests between human malaria and zoonotic simian malaria parasite Plasmodium knowlesi infections. Parasitol Int 2009;58:300-2.     

44.

Hakimi H, Nguyen TT, Suganuma K, Masuda-Suganuma H, Angeles JM, Inoue N, et al. Development of Monoclonal Antibodies That Target 1-Cys Peroxiredoxin and Differentiate Plasmodium falciparum from P. vivax and P. knowlesi. Trop Med Health 2013;41:55-9.      

45.

Wellems TE, Plowe CV. Chloroquine-resistant malaria. J Infect Dis 2001;184:770-6.    

46.

Djimdé A, Doumbo OK, Cortese JF, Kayentao K, Doumbo S, Diourté Y, et al. A molecular marker for chloroquine-resistant falciparum malaria. N Engl J Med 2001;344:257-63.    

47.

Hayton K, Su XZ. Genetic and biochemical aspects of drug resistance in malaria parasites. Curr Drug Targets Infect Disord 2004;4:1-10.     

48.

Daneshvar C, Davis TM, Cox-Singh J, Rafa'ee MZ, Zakaria SK, Divis PC, et al. Clinical and parasitological response to oral chloroquine and primaquine in uncomplicated human Plasmodium knowlesi infections. Malar J 2010;9:238.    

49.

Fatih FA, Staines HM, Siner A, Ahmed MA, Woon LC, Pasini EM, et al. Susceptibility of human Plasmodium knowlesi infections to anti-malarials. Malar J 2013;12:425.     

50.

Barber BE, William T, Grigg MJ, Menon J, Auburn S, Marfurt J, et al. A prospective comparative study of knowlesi, falciparum, and vivax malaria in Sabah, Malaysia: High proportion with severe disease from Plasmodium knowlesi and Plasmodium vivax but no mortality with early referral and artesunate therapy. Clin Infect Dis 2013;56:383-97.    

51.

Tyagi RK, Das MK, Singh SS, Sharma YD. Discordance in drug resistance-associated mutation patterns in marker genes of Plasmodium falciparum and Plasmodium knowlesi during coinfections. J Antimicrob Chemother 2013;68:1081-8.   

52.

Price RN, Uhlemann AC, Brockman A, McGready R, Ashley E, Phaipun L, et al. Mefloquine resistance in Plasmodium falciparum and increased pfmdr1 gene copy number. Lancet 2004;364:438-47.     

53.

Lee KS, Cox-Singh J, Brooke G, Matusop A, Singh B. Plasmodium knowlesi from archival blood films: Further evidence that human infections are widely distributed and not newly emergent in Malaysian Borneo. Int J Parasitol 2009;39:1125-8.     

54.

Moon RW, Hall J, Rangkuti F, Ho YS, Almond N, Mitchell GH, et al. Adaptation of the genetically tractable malaria pathogen Plasmodium knowlesi to continuous culture in human erythrocytes. Proc Natl Acad Sci U S A 2013;110:531-6.     

55.

Kwiatkowski DP. How malaria has affected the human genome and what human genetics can teach us about malaria. Am J Hum Genet 2005;77:171-92.     

56.

Niaré O, Markianos K, Volz J, Oduol F, Touré A, Bagayoko M, et al. Genetic loci affecting resistance to human malaria parasites in a West African mosquito vector population. Science 2002;298:213-6.    

57.

Ariey F, Hommel D, Le Scanf C, Duchemin JB, Peneau C, Hulin A, et al. Association of severe malaria with a specific Plasmodium falciparum genotype in French Guiana. J Infect Dis 2001;184:237-41.    

58.

Cramer JP, Mockenhaupt FP, Möhl I, Dittrich S, Dietz E, Otchwemah RN, et al. Allelic dimorphism of the erythrocyte binding antigen-175 (eba-175) gene of Plasmodium falciparum and severe malaria: Significant association of the C-segment with fatal outcome in Ghanaian children. Malar J 2004;3:11.  

59.

Kun JF, Schmidt-Ott RJ, Lehman LG, Lell B, Luckner D, Greve B, et al. Merozoite surface antigen 1 and 2 genotypes and rosetting of Plasmodium falciparum in severe and mild malaria in Lambaréné, Gabon. Trans R Soc Trop Med Hyg 1998;92:110-4. 

60.

Nielsen MA, Staalsoe T, Kurtzhals JA, Goka BQ, Dodoo D, Alifrangis M, et al. Plasmodium falciparum variant surface antigen expression varies between isolates causing severe and nonsevere malaria and is modified by acquired immunity. J Immunol 2002;168:3444-50.   

61.

Daneshvar C, Davis TM, Cox-Singh J, Rafa'ee MZ, Zakaria SK, Divis PC, et al. Clinical and laboratory features of human Plasmodium knowlesi infection. Clin Infect Dis 2009;49:852-60.  

 

 

Ngày 08/07/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, ThS. Đỗ Văn Nguyên,
ThS.BS. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích