Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 2 4 1 0
Số người đang truy cập
1 5 6
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Dị ứng và những công cụ truy tìm tác nhân sinh bệnh (Phần 2)

Thử nghiệm ánh sáng (Photo-patch testing)

Một số hóa chất sinh ra phản ứng dị ứng chỉ khi phơi nhiễm với ánh sáng (thường tia cực tím type A light, UVA). Các bệnh nhân quá nhạy cảm với ánh sáng và các chất đó có ban đỏ xuất hiện trên các phần cơ thể bình thường tiếp xúc với ánh sáng (hầu hết là mặt, tam giác cổ áo vùng cổ và tay) nhưng các vùng đó vốn dĩ được che chắn tránh ánh sáng (ví dụ dưới cằm và tam giác giữa mũi và miệng) nên làm test áp ánh sáng. Với test ánh sáng như thế, hai bộ dị nguyên được ứng trước sau một ngày. Một trong hai bộ là phơi nhiễm với ánh sáng UVA, và kiểm tra vị trí đó như thông thường.Một test áp ánh sáng dương tính ghi nhận khi phản ứng dị ứng xuất hiện chỉ trên vùng tiếp xúc với ánh sáng.

Bạn sẽ làm gì nếu phản ứng dương tính?
 

·Bạn nên cho biết thông tin chi tiết về nguồn gốc dị nguyên;

·Cực kỳ cẩn thận tránh bất kỳ khâu tiếp xúc thêm nào với dị nguyên nữa;

·Cẩn thận đọc các thành phàn sản phẩm mới, đặc biệt là các mỹ phẩm;

·Sử dụng kem chống nắng và công cụ bảo vệ tránh các dị nguyên;

·Sử dụng các sản phẩm thay thế mà không chứa các chất dị nguyên;

·Nếu dị nguyên là mang tính chất công việc thì nên thảo luận phương án lựa chọn cho các người tuyển dụng của mình. Họ nên cung cấp các dụng cụ bảo hộ lao động tránh dị nguyên hay nếu điều này không thể thì nên cân nhắc thời gian thay đổi công việc thích hợp.

Các dị nguyên thông thường nào được thử?

·Một loại cây thuộc họ Balsaminnaceae của Peru cho nhựa thơm: một hợp chất aromatic làm từ resin và các dầu thiết yếu. Nó được tìm thấy trong chế phẩm điều trị bệnh trĩ Anusol, một số nước hoa và vài chất gia vị;

·Caine mix: thuốc gây mê hay gây tê tại chỗ tìm thấy trong chế phẩm điều trị viêm họng, thuốc điều trị bỏng nắng, điều trị trĩ, Wasp-eze. Sử dụng bởi các nha sĩ và bác sí sử dụng cho quy trình phẩu thuật nhỏ;

·Carba mix: chất làm tăng gia tốc cao su (hóa chất dùng để tăng tốc quá trình tổng hợp trong các nhà máy công ty chế biến cao su). Nó được tìm thấy trên các găng tay, giày, băng, vài làm bằng chất liệu cao su. Trong số các thành phần gây dị ứng đó của carba, 85% cũng gây dị ứng với thiuram;

·Chlorocresol: một chất bảo quản phenol giết chết vi khuẩn. Nó được sử dụng rộng rãi trong dược và mỹ phẩm. Nó tác dụng chéo với Dettol, mà bạn cũng nên tránh nếu bạn có dị ứng với chlorocresol.

·Chromate: một chất kim loại sử dụngđể mạ các kim loại khác để ngăn ngừa rỉ sét và trong sản xuất các loại thép không gỉ. Nó cũng tìm thấy trong xi măng và các thuộc da;
 

·Cobalt: tìm thấy trong nữ trang, chất implant trong nha khoa, khớp nhân tạo, máy ô tô. Hầu hết các bệnh nhân cũng dị ứng với nickel và một số cũng dị ứng với chromate;

·Colophony: có mặt trong các chất dính, trát vữa, thạch cao, giấy, mực in, kem thuốc, hò dính trong các nhãn hiệu và mỹ phẩm;

·Epoxy resin: chất nhựa, sử dụng chủ yếu như một chất kết dính trong công nghiệp nhưng cũng dùng bởi DIY. Tìm thấy trong các hồ dán hai thành phần như Araldite.

·Formaldehyde: chất dùng để bảo quản sử dụng trong các sản phẩm gia dụng và trong công nghiệp. Thường được tìm thấy trong mỹ phẩm và dầu gội;

·Fragrance mix: sử dụng trong test áp, sự chọn lựa của loại nước hóa thành viên phát hiện 75% bệnh nhân dị ứng với nước hóa. Nếu bạn bị dị ứng nước hoa, bạn sẽ không phải dị ứng với rất cả nước hóa, nhưng bạn không thể nói từ nhãn hiệu đó mà có thể an toàn về mỹ phẩm hay không. Tránh tất cả mỹ phẩm liệt kê 'parfum' như một thành phần trên nhãn. Chất này cũng tìm thấy trong loại nước hoa xịt phòng, xà phòng giặt và nến.
 

·Lanolin: được sản xuất bởi cừu để bảo vệ bộ lông cừu trong sự thay đổi thời tiết. Chất này sử dụng rộng rãi trong công nghệ mỹ phẩm, kem thuốc y học và băng.

·Mercapto mix/thiazoles: một chất làm gia tăng trong chu trình tổng hợp chế biến cao su, giày cao su, đế trong giày, găng tay và băng dán đàn hồi.

·MBT (mercaptobenzothiazole): cũng là một loại cao su làm tăng tốc chu trình tổng hợp;

·Neomycin: một loại thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị nhiễm trùng tai và thuốc nhỏ giọt mắt cũng như để điều trị nhiễm trùng da. Phản ứng chéo với các loại kháng sinh khác;

·Nickel: 10% phụ nữ và ít nhất 1% đàng ông bị ảnh hưởng bởi dị ứng nickel. Nickel được ly giải ra từ các kim loại như các hợp kim và chất có tích điện. Chất này còn tìm thấy trong nữ trang, chìa khóa, đồng xu, khóa dây kéo, khóa thắt lựng, máy tạo nhịp tim và pin;

·Parabens: chất bảo quản tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm và chế phẩm y học ức chế sự phát triển của nấm và ngăn ngừa sự làm năng thêm. Chúng thường sử dụng trong mỹ phẩm, sản phẩm gia dụng, chất dính hay hồ, chất đánh giày, xà phòng và nước hoa, mỹ phẩm chống nắng và thuốc;

·PPD (paraphenylenediamine): một loại thuốc nhuộm tóc rất thường dùng trong các salon tóc và tại nhà. Tóc được nhuộm không thể gây ra một dị ứng nhưng thuốc nhuộm có thể dùng trong quá trình này. Thuốc cũng tìm thấy trong các chất sơn trên da, như là xăm hình 'henna' và đôi khi trong thuốc nhuộm thuộc da và lông thú;

·Primin: một chất sinh ra bởi cây Primula obconica, một loại cây trồng trong nhà;

·PTBPF resin (para-tertiary-butylphenol-formaldehyde): một chất polymer tổng hợp sử dụng như một chất kết dính. Chất này thường phối hợp với da hay cao su để làm giày, túi xách, dây đeo đồng hồ, mũ và dây thắt lưng;

·Thiuram (tetramethylthiuram disulphide or TMTD): Một chất làm tăng quá trình tổng hợp cũng tìm thấy trong chất diệt côn trùng. Người bị dị ứng với carba thường sẽ bị dị ứng tái lại với thiuram. Các bệnh nhân bị tác động với thuốc disulfiram (Antabuse), sử dụng dựa vào alcohol, điều này cũng có thể dị ứng với thiuram.

·Toluene sulphonamide formaldehyde resin (TSF resin): một loại polymer thông dụng nhất trong chất tẩy rửa sươn móng tay và là dị nguyên hay gặp.
 

Dị ứng thực phẩm và chương trình xét nghiệm mới

Thực phẩm mà chúng ta ăn vào hàng ngày đôi khi lại gây cho chúng ta những phiền toái, như: đau bụng, đầy hơi, chuột rút, ói mửa, ợ nóng, tiêu chảy, nhức đầu, mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng, các vấn đề về da … Hay tệ hại hơn nữa là tử vong …? Các bác sỹ gọi đó là “những phản ứng bất lợi từ thực phẩm”. Các phản ứng bất lợi của cơ thể với thực phẩm có 2 loại chính cần đặc biệt quan tâm:
 

1. Dị ứng thực phẩm: Dị ứng thực phẩm là một phản ứng dị thường của cơ thể đối với một hoặc nhiều loại thức ăn. Các triệu chứng, hội chứng lâm sàng của bệnh xuất hiện ngay sau khi ăn. Tình trạng dị ứng thực phẩm là kết quả của một chuỗi các phản ứng của hệ thống miễn dịch, trong đó có sự kết hợp của dị nguyên và kháng thể.

2. Không dung nạp thực phẩm: Không dung nạp thực phẩm phản ánh tình trạng bất bình thường trong chức năng chuyển hóa liên quan đến khả năng tiêu hóa thức ăn.Các phản ứng loại này bao gồm mọi đáp ứng bất lợi với thức ăn hay thực phẩm bổ sung mà không liên quan đếnhệ miễn dịch.

Hiện nay, chưa có phương pháp nào có thể chữa trị triệt để và an toàn 2 chứng bệnh này. Cách chữa trị và dự phòng an toàn nhất làlàm xét nghiệm để tìm ra các loại thực phẩm mà cơ thể bạn bị dị ứng hoặc không có khả năng dung nạp để loại bỏ chúng ra khỏi bữa ăn hàng ngày.

       Công ty cổ phần Công nghệ sinh học BIONET Việt Nam hợp tác với trung tâm xét nghiệm IBL (Đức); AlletessThe Great Plains Laboratory, Inc. (Mỹ) triển khai chương trình xét nghiệm tầm soát thực phẩm gây dị ứng và thực phẩm không dung nạp, nhằm giúp khách hàng biết được mình bị dị ứng hay không dung nạp với thức ăn nào để bảo vệ chính mình, nâng cao chất lượng cuộc sống.
 

Đây là một xét nghiệm máu, xác định thực phẩm gây dị ứng hoặc thực phẩm không dung nạp dựa vào việc định lượng kháng thể IgE hoặcIgG và IgG4 đặc hiệu có trong máu. Thủ tục xénghiệm đơn giản, an toàn và cho độ chính xác cao. Xét nghiệm này sẽ cung cấp cho bạn danh sách các loại thực phẩm, các chất mà bạn bị dị ứng hoặc không dung nạp. Từ đó, giúp bạn xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, an toàn và đảm bảo tránh được các biểu hiện dị ứng, không dung nạp thực phẩm.

* Những ai cần thực hiện xét nghiệm:

- Những người đã có (hoặc nghi ngờ từng) biểu hiện triệu chứng dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm.

- Những đối tượng trong gia đình có người bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm (vì dị ứng và không dung nạp thực phẩm có tính di  truyền qua các thế hệ. Nhưng ở mỗi cá thể, loại thực phẩm bị dị ứng hay không dung nạp cụ thể lại khác nhau).

- Trẻ em trong độ tuổi đến trường, những người có các triệu chứng mãn tính như tiêu hóa kém, hay đau bụng, đầy hơi, mẩn ngứa hoặc phát ban không rõ nguyên nhân …, nên đi xét nghiệm thực phẩm không dung nạp.

* Cách thức thu mẫu:Tùy theo từng gói xét nghiệm, khách hàng sẽ được chúng tôi thu từ 1 - 12 ml máu tĩnh mạch bằng các dụng cụ chuyên dụng. Thời gian có kết quả là sau 2 - 3 tuần làm việc.

Xét nghiệm da tìm “thủ phạm” gây dị ứng

Phòng khám dị ứng - miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM vừa đi vào hoạt động, tiến hành xét nghiệm trên da tìm nguyên nhân gây dị ứng, căn bệnh có tới 25% dân số mắc phải. Bệnh nhân được xét nghiệm trên da tìm nguyên nhân gây dị ứng tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Đây là cơ sở đầu tiên tại miền Nam sử dụng phương pháp test lẩy da (xét nghiệm trên da, xét nghiệm lẩy da) tìm nguyên nhân gây ra căn bệnh khó chịu này.
 

Có mặt tại phòng khám dị ứng - miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, chị L.U.V., 31 tuổi, ở Phan Thiết, Bình Thuận, kể chị bị mề đay sáu năm nay. Suốt thời gian này, chị thường xuyên bị ngứa, da nổi sẩn, phù, hồng ban khắp người. Đi khám ở nhiều cơ sở y tế, uống thuốc tây, thuốc nam, thuốc bắc đủ kiểu, chị vẫn không khỏi bệnh mà cứ 2-3 ngày các triệu chứng dị ứng lại xuất hiện. Tại Bệnh viện Đại học Y dược, qua khai thác bệnh sử, tiền sử dị ứng, bác sĩ ghi nhận chị V. có ăn hay không ăn tôm, bò hay gà cũng bị ngứa. Như vậy, chị V. không bị dị ứng với thức ăn. Loại trừ nguyên nhân này, bác sĩ cho chị làm xét nghiệm trên da với chín loại dị nguyên khác nhau. Kết quả cho thấy chị V. dương tính với ba dị nguyên, trong đó có hai loại mạt nhà và con gián.

Em N.Q.H., 9 tuổi, ở Bà Rịa - Vũng Tàu, bị hen phế quản từ nhỏ. Nhiều năm nay H. được chẩn đoán và điều trị bệnh hen ở Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Mặc dù được bác sĩ kê nhiều loại thuốc tốt nhưng H. vẫn không thể kiểm soát được cơn hen. Cứ vài hôm H. lại lên cơn khò khè, khó thở. Bác sĩ điều trị hen đã chuyển H. sang phòng khám dị ứng - miễn dịch lâm sàng để xét nghiệm, tìm gốc của căn bệnh là yếu tố dị ứng gây ra cơn hen. Kết quả xét nghiệm trên da xác định H. bị dị ứng với ba loại mạt nhà.

Còn em T.M.K., 13 tuổi, ở TP.HCM, mắc bệnh viêm mũi dị ứng hơn sáu năm nay. K. thường xuyên được mẹ đưa đến khám bệnh tại phòng khám tai mũi họng - Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Dù được điều trị nhưng cứ 2-3 ngày/lần em lại bị hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi. Sau khi được cho thực hiện xét nghiệm trên da tìm nguyên nhân gây dị ứng, kết quả cho thấy K. dương tính với hai loại mạt nhà. Mẹ K. bảo mỗi lần dọn dẹp nhà xong, tình trạng viêm mũi dị ứng của K. lại nặng hơn.
 
 

Theo Bác sĩ Trần Thiên Tài cho biết "Trước khi làm xét nghiệm trên da tìm nguyên nhân gây dị ứng bệnh nhân cần ngưng dùng các thuốc chống dị ứng, kháng histamine H1 ít nhất ba ngày, các thuốc corticoide thoa ngoài da ít nhất ba ngày"

Bệnh đến từ những nguyên nhân khó ngờ

Bác sĩ Trần Thiên Tài, phòng khám dị ứng - miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, cho biết khi có biểu hiện dị ứng nhiều người hay nghĩ tới các nguyên nhân như thực phẩm, hóa chất mỹ phẩm, thời tiết... Thế nhưng theo thống kê trên thế giới hiện nay, con mạt nhà là dị nguyên đường hô hấp thường gây dị ứng nhất.

Theo bác sĩ Tài, con mạt nhà có kích thước rất nhỏ, không thể nhìn thấy bằng mắt thường; sống chủ yếu trong bụi nhà, nhà bếp, phòng ngủ... đặc biệt ở những nơi như giường ngủ, mùng, mền, chiếu, gối, thảm len, thú nhồi bông... Do vậy, để tránh nguyên nhân gây dị ứng này, bác sĩ khuyên những người bị dị ứng với con mạt nhà cần giặt drap giường, mùng mền, chiếu gối và phơi dưới nắng ít nhất một lần một tuần. Phòng ngủ nên thông thoáng và có ánh sáng mặt trời, hút bụi thường xuyên các thảm len, ghế nệm salon...

Một con vật thường thấy là con gián, khi chúng bò trong nhà để lại những dịch tiết mà mắt thường không nhìn thấy. Chỉ cần đụng vào dịch tiết này, người bị dị ứng với gián sẽ có triệu chứng dị ứng. Để ngăn ngừa gián xuất hiện trong nhà, bác sĩ khuyên gia đình bệnh nhân cần vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh để đồ ăn rơi vãi, khi cần thiết phải sử dụng đến thuốc xịt để diệt gián.
 

Xác định nguyên nhân, giảm 50% nguy cơ dị ứng

Hiện Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sử dụng trên 35 loại dị nguyên khác nhau như các họ nấm mốc, các loại mạt, phấn hoa, các loại cỏ, thức ăn như tôm, cua, cá, hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt heo, ngũ cốc, đậu phộng, hạt mè, lúa mạch, bột mì... để chẩn đoán nguyên nhân gây dị ứng cho bệnh nhân. Dự kiến năm 2014, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM sẽ triển khai thêm hơn 60 loại dị nguyên khác nữa.

Theo bác sĩ Tài, những bệnh nhân bị các bệnh lý dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản dị ứng, mề đay, viêm da cơ địa, dị ứng thuốc... nên làm xét nghiệm tìm nguyên nhân dị ứng. Với những trường hợp tìm được nguyên nhân gây dị ứng, chỉ cần tránh các nguyên nhân sẽ giúp bệnh nhân giảm được hơn 50% tình trạng bệnh hiện có. Còn nếu không tìm được nguyên nhân, bệnh nhân không thể kiểm soát tình trạng bệnh, tình trạng dị ứng không cải thiện, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với bệnh nhân có cơ địa dị ứng nặng, không tìm được nguyên nhân gây dị ứng sẽ rất nguy hiểm vì mỗi lần bị dị ứng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
 

Hiện thế giới đang áp dụng liệu pháp miễn dịch đặc hiệu trong điều trị một số bệnh lý dị ứng. Phương pháp này giúp bệnh nhân khỏi hẳn bệnh dị ứng cho dù có tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng hay không. Tuy nhiên, thời gian điều trị đòi hỏi dài lâu vì dùng thuốc đều đặn trong ba năm, chi phí điều trị khá cao so với thu nhập của người dân ở nước ta, trung bình chi phí khoảng 3 triệu đồng/tháng. Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đang xem xét trên thực tế người bệnh dị ứng có cần đến liệu pháp này hay không, nếu có bệnh viện sẽ xin Cục Quản lý dược Bộ Y tế nhập thuốc trong năm tới.

Tài liệu tham khảo

1.Bope, Edward T.; Rakel, Robert E. (2005). Conn's Current Therapy 2005. Philadelphia, PA: W.B. Saunders Company. tr. 880. ISBN 0721 6386 43.

2.Holgate ST (1998). “Asthma and allergy--disorders of civilization?”. QJM 91 (3): 171–84. doi:10.1093/qjmed/91.3.171. PMID 9604069.

3.Rusznak C, Davies RJ (1998). “ABC of allergies. Diagnosing allergy”. BMJ 316 (7132): 686–9. PMC 1112683. PMID 9522798.

4.Golden DB (2007). “Insect sting anaphylaxis”. Immunol Allergy Clin North Am 27 (2): 261–72, vii. doi:10.1016/j.iac.2007.03.008. PMC 1961691. PMID 17493502.

5.Schafer JA, Mateo N, Parlier GL, Rotschafer JC (2007). “Penicillin allergy skin testing: what do we do now?”. Pharmacotherapy 27 (4): 542–5. doi:10.1592/phco.27.4.542. PMID 17381381.

6.Tang AW (2003). “A practical guide to anaphylaxis”. Am Fam Physician 68 (7): 1325–32. PMID 14567487.

7.Grammatikos AP (2008). “The genetic and environmental basis of atopic diseases”. Ann. Med. 40 (7): 482–95. doi:10.1080/07853890802082096. PMID 18608118.

8.Galli SJ (2000). “Allergy”. Curr. Biol. 10 (3): R93–5. doi:10.1016/S0960-9822(00)00322-5. PMID 10679332.

9.De Swert LF (1999). “Risk factors for allergy”. Eur. J. Pediatr. 158 (2): 89–94. doi:10.1007/s004310051024. PMID 10048601.

10.Croner S (1992). “Prediction and detection of allergy development: influence of genetic and environmental factors”. J. Pediatr. 121 (5 Pt 2): S58–63. doi:10.1016/S0022-3476(05)81408-8. PMID 1447635.

11.Folkerts G, Walzl G, Openshaw PJ. Do common childhood infections 'teach' the immune system not to be allergic? Immunol Today 2000; 21(3):118-120. PubMed

12.Gibson PG, Henry RL, Shah S, Powell H, Wang H (September năm 2003). “Migration to a western country increases asthma symptoms but not eosinophilic airway inflammation”. Pediatr. Pulmonol. 36 (3): 209–15. doi:10.1002/ppul.10323. PMID 12910582.

13.Cooper PJ (2004). “Intestinal worms and human allergy”. Parasite Immunol. 26 (11-12): 455–67. doi:10.1111/j.0141-9838.2004.00728.x. PMID15771681.

14.Braun-Fahrländer C, Riedler J, Herz U, et al (2002). “Environmental exposure to endotoxin and its relation to asthma in school-age children”. N. Engl. J. Med. 347 (12): 869–77. doi:10.1056/NEJMoa020057. PMID 12239255.

15.Carvalho EM, Bastos LS, Araújo MI (2006). “Worms and allergy”. Parasite Immunol. 28 (10): 525–34.

16.Yazdanbakhsh M, Kremsner PG, van Ree R (2002). “Allergy, parasites, and the hygiene hypothesis”. Science 296 (5567): 490–4.

17.Falcone FH, Pritchard DI (2005). “Parasite role reversal: worms o­n trial”. Trends Parasitol. 21 (4): 157–60.

18.Janeway, Charles; Paul Travers, Mark Walport, and Mark Shlomchik (2001). Immunobiology; Fifth Edition. New York and London: Garland Science. tr. e–book. ISBN 0-8153-4101-6..

19.Grimbaldeston MA, Metz M, Yu M, Tsai M, Galli SJ (2006). “Effector and potential immunoregulatory roles of mast cells in IgE-associated acquired immune responses”. Curr. Opin. Immunol. 18 (6): 751–60.

20.Ten RM, Klein JS, Frigas E (1995). “Allergy skin testing” ([liên kết hỏng]). Mayo Clin. Proc. 70 (8): 783–4. PMID 7630219.

21.Verstege A, Mehl A, Rolinck-Werninghaus C, et al (2005). “The predictive value of the skin prick test weal size for the outcome of oral food challenges”. Clin. Exp. Allergy 35 (9): 1220–6.

22.Sicherer SH, Leung DY (2007). “Advances in allergic skin disease, anaphylaxis, and hypersensitivity reactions to foods, drugs, and insects”. J. Allergy Clin. Immunol. 119 (6): 1462–9.

23.Ross RN, Nelson HS, Finegold I (2000). “Effectiveness of specific immunotherapy in the treatment of allergic rhinitis: an analysis of randomized, prospective, single- or double-blind, placebo-controlled studies”. Clinical therapeutics 22 (3): 342–50.

24.Platts-Mills TA, Erwin E, Heymann P, Woodfolk J (2005). “Is the hygiene hypothesis still a viable explanation for the increased prevalence of asthma?”. Allergy. 60 Suppl 79: 25–31.

25.Bloomfield SF, Stanwell-Smith R, Crevel RW, Pickup J (2006). “Too clean, or not too clean: the hygiene hypothesis and home hygiene”. Clin. Exp. Allergy 36 (4): 402–25.

26.“Chapter 4: The Extent and Burden of Allergy in the United Kingdom”. House of Lords - Science and Technology - Sixth Report. 24 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

27.“AAAAI - rhinitis, sinusitis, hay fever, stuffy nose, watery eyes, sinus infection”. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

28.“AAAAI - asthma, allergy, allergies, prevention of allergies and asthma, treatment for allergies and asthma”. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

29.“AAAAI - skin condition, itchy skin, bumps, red irritated skin, allergic reaction, treating skin condition”. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

30.“AAAAI - anaphylaxis, cause of anaphylaxis, prevention, allergist, anaphylaxis statistics”. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

31.“AAAAI - food allergy, food reactions, anaphylaxis, food allergy prevention”. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

32.“AAAAI - stinging insect, allergic reaction to bug bite, treatment for insect bite”. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2007.

33.Renz H, Blümer N, Virna S, Sel S, Garn H (2006). “The immunological basis of the hygiene hypothesis”. Chem Immunol Allergy 91: 30–48. doi:10.1159/000090228. PMID16354947.

34.Matricardi PM, Rosmini F, Riondino S, et al (2000). “Exposure to foodborne and orofecal microbes versus airborne viruses in relation to atopy and allergic asthma: epidemiological study”. BMJ 320 (7232): 412–7. doi:10.1136/bmj.320.7232.412. PMC 27285. PMID 10669445.

35.Masters S, Barrett-Connor E (1985). “Parasites and asthma--predictive or protective?”. Epidemiol Rev 7: 49–58. PMID 4054238.

 

 

Ngày 19/09/2013
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Văn Chương
và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích