Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 7 9 7 8
Số người đang truy cập
1 0 6
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
(Nguồn: liveleak.com)
Lâm sàng, chẩn đoán bệnh do virus Hanta và những ca bệnh điển hình

Triệu chứng và hội chứng bệnh do Hantavirus

Hội chứng thận

Hantavirus có thời gian ủ bệnh ở người khoảng 2 – 4 tuần trước khi triệu chứng nhiễm trùng xảy ra. Các triệu chứng này có thể phân thành 5 giai đoạn:

-Giai đoạn sốt (Febrile phase): các triệu chứng bao gồm sốt, rét run, ra mồ hôi lòng bàn tay, tiêu chảy, suy nhược, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng và đau lưng, các vấn đề hô hấp như khi nhiễm virus cúm cũng như các vấn đề tiêu hóa. Các triệu chứng này xảy ra khoảng 3-7 ngày.

-Giai đoạn hạ huyết áp (Hypotensive phase): điều này xảy ra khi mức tiểu cầu giảm và các triệu chứng có thể dẫn đến tăng nhịp tim và giảm thể tích máu. Giai đoạn này có thể kéo dài 2 ngày.

-Giai đoạn thiểu niệu (Oliguric phase): giia đoạn này kéo dài 3-7 ngày và có đặc điểm khởi đầu cho quá trình suy thận và sinh protein niệu xảy ra.

-Giai đoạn lợi tiểu (Diuretic phase): biểu hiện trong giai đoạn này là lợi niệu 3-6 lít mỗi ngày, có thể kéo dài vài ngày đến nhiều tuần.

-Giai đoạn hồi phục (Convalescent phase): giai đoạn này thường khi hồi phục xảy ra và triệu chứng bắt đầu cải thiện.
 

Hội chứng phổi (tim) do Hantavirus

Hội chứng tim phổi do loại virus Hanta (Hantavirus (cardio-)pulmonary syndrome hayHantavirus pulmonary syndrome_HPS) là một bệnh lý có thể dẫn đến tử vong lây truyền qua các loài gặm nhấm thông qua nước tiểu, giọt tiết bắn ra hoặc nước bọt của chúng bắn ra. Người có thể bị nhiễm do tiếp xúc với các chất thái qua đường hô hấp với gặm nhấm. HPS lần đầu tiên nhận ra vào năm 1993 và từ đó được xác định khắp nước Mỹ. Mặc dù hiếm, song hội chứng HPS tiềm tàng có thể gây tử vong. Phòng chống các gặm nhấm trong và quanh nhà vẫn là chiến lược ưu tiên đầu để phòng bệnh do hantavirus. Những ai có nguy cơ hoặc nghi ngờ nhiễm được khuyên nên đến gặp và báo cáo với cơ sở y tế.

Các triệu chứng trong hội chứng này rất giống với HFRS, gồm có tăng nhịp tim và tăng nhịp thở. Các tình trạng như thế dẫn đến giia đoạn tim phổi, khi đó có thể gây ra sốc tim mạch (cardiovascular shock) và đòi hỏi phải nhận viện can thiệp cho bệnh nhân.

Hội chứng phổi do Hantavirus

Hội chứng phổi do Hanta virus (Hantavirus pulmonary syndrome_HPS) cũng là một bệnh lý óc thể tử vong do nhiễm trùng từ các lloài gặm nhấm. Con người có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với các loài gặm nhấm nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với các giọt tiết hoặc nước tiểu của chúng. HPS mặc dù rất hiếm, song có thể gây tử vong.
 

Chẩn đoán bệnh dựa vào đâu?

-Nhìn chung về mặt lâm sàng, khi có dấu hiệu giống cảm cúm, khó thở cộng thêm bệnh sử có tiếp xúc với loài gặm nhấm như quét dọn tủ kệ từ 1 đến 6 tuần trước thì có thể là đã bị nhiễm Hantavirus;

-Tùy thuộc vào thể bệnh nặng hay nhẹ mà bệnh nhân có những biểu hiện lâm sàng khác nhau: Nếu nhẹ, bệnh nhân có các triệu chứng như cảm cúm, gồm sốt, nhức đầu, đau cơ bắp, thường ở đùi, lưng và hông. Ở thể nặng, bệnh nhân có biểu hiện giảm tiểu cầu, xuất huyết, khó thở, suy hô hấp và suy thận, nếu không được điều trị kịp thời, người nhiễm bệnh có thể tử vong;

-Cần lưu ý, chuột còn mang một số loại ký sinh trùng, trong đó nguy hiểm nhất là ký sinh trùng Angiostrongylus Cantonensis gây viêm màng não, bệnh phổ biến hơn cả bệnh do virút Hanta gây ra. Ký sinh trùng này được chuột thải ra ngoài theo phân, sau đó chúng bám vào các loại rau xanh hay chui vào ốc cạn như ốc bươu. Khi ăn rau sống không rửa kỹ hay ăn ốc không luộc chín kỹ có thể nhiễm ký sinh trùng này và bị viêm màng não. Có ca lại rất nặng, bệnh nhân bị hôn mê và phải sống thực vật vĩnh viễn.

-Rất khó tìm thấy Hantavirus qua xét nghiệm phòng thí nghiệm;

-Chẩn đoán phòng thí nghiệm: gồm có các phương pháp hóa mô miễn dịch (IHC), sinh học phân tử như phản ứng khuyếch đại DNA (PCR), tìm kháng thể IgG hoặc IgM trong máu qua phương pháp IFA (ImmunoFluorescence Assay) ELISA hay Western blot;
 

Một loạt ca bệnh nhi mắc Hội chứng phổi do Hantavirrus (HPS) tại 4 bang của Mỹ

Hội chứng phổi do Hantavirus (Hantavirus pulmonary syndrome_HPS) là có thể báo cáo như một bệnh nhiễm trùng với tỷ lệ tử vong so với số ca bệnh cao, truyền sang người do phơi nhiễm với các loài gặm nhấm. Mỗi năm, có khoảng 20-40 ca thể HPS xảy ra tại Mỹ; các ca bệnh ở người tuổi < 17 ít hơn 7% trong tổng số ca và ca trẻ em < 10 tuổi rất hiếm. CDC nhận các báo cáo của 5 bệnh nhi mắc HPS xảy ra trong suốt thời gian từ 16 tháng 5 đến 25 tháng 11 năm 2009, trong số đó trẻ em lứa tuổi 6-14 đến từ Arizona, California, Colorado, Washington. 3 trẻ tuổi < 10 và tất cả 5 ca bệnh đều có phơi nhiễm với các loài gặm nhấm. Báo cáo này tóm tắt 5 trường hợp, bao gồm triệu chứng lâm sàng và các phương thức lây truyền có thể của Hantavirus. Giảm tiểu cầu cầu, tăng bạch cầu, thâm nhiễm phổi phát hiện trên 5 bệnh nhi; tăng hematocrite phát hiện trên 3 bệnh nhi.

Một trẻ bị chết, 3 trong 4 trẻ còn lại hồi phục nhờ can thiệp thông khí cơ học trong quá trình nhập viện. Các thầy thuốc lâm sàng nên cân nhắc hội chứng HPS trong các chẩn đoán khác nhau đối với trẻ em mà biểu hiện suy hô hấp cấp không rõ nguyên nhân, đặc biệt nếu có phơi nhiễm với loài gặm nhấm gần đây cần lưu ý. Các cơ quan y tế nên thúc đẩy các biện pháp phòng bệnh, gồm có phòng chống các loài gặm nhấm tại các khu chơi và nhà, trẻ em nên khuyên tránh tiếp xúc với các loài gặm nhấm và các vùng nhiễm.

Ca bệnh thứ nhất

Vào ngày 16 tháng 5, một cậu bé 6 tuổi sống tại Colorado nhập viện vào bệnh viện Texas với bệnh sử đã tiêu chảy 2 ngày nay và kèm theo khó thở. Khám bệnh ban đầu, trẻ có biểu hiện xanh tím môi (cyanotic lips) và giường móng tay (nail beds), lạnh các chi. Mạch 163 và thân nhiệt 101°F (38.3°C). Ngay sau khi đến bệnh viện, trẻ trở nên apneic và mạch không thể bắt được. Chest compressions were initiated, trẻ được xử trí đặt ống và thông khí. Chụp x-quang phổi cho thấy hình ảnh thâm nhiễm 2 bên và phân tích máu cho thấy tăng hematocrite, tăng bạch cầu, giảm tiểu cầu. Trong vòng 2 giờ sau khi nhập viện, trẻ bị tử vong vì suy tim thứ phát sau sốc. Trẻ đã được điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch, thuốc kháng sinh ceftriaxone, thuốc epinephrine, atropine và albuterol. Chẩn đoán tử vong trên trẻ này là sốc và nhiễm trùng do viêm phổi.

Một xét nghiệm ELISA được thực hiện bởi khoa y tế công cộng và môi trường của Colorado cho thấy Sin Nombre hantavirus--specific serum IgM. Một đánh giá khác liên quan đến môi trường tiến hành tại nhà của đứa bé ở Colorado cho thấy trong phân và nơi trú của các loài gặm nhấm bên dưới của giường đứa trẻ nằm và trước nhà nơi mà trẻ chơi cũng có.

Ca bệnh thứ hai

Vào ngày 7 tháng 6, một trẻ trai 14 tuổi nhập viện vào khoa cấp cứu Washington với bệnh sử 5 ngày có khó thở, đau ngực, ho và sốt. Vào lúc nhập viện, trẻ vẫn sốt đến 39.4°C, mạch 100 lần/ phút và nhịp thở dao động 40 – 60lần/ phút. Giảm tiểu cầu và tăng bạch cầu kèm theo dấu tăng bạch cầu lymphocyte không điển hình. Chụp X quang phổi cho thấy thâm nhiễm mô kẻ hai bên, chưa có thông số hay dữ liệu nào liên quan đến điều trị hoặc nghi ngờ đến hội chứng HPS.

Vì suy hô hấp quá nặng và thiếu khí, bệnh nhân được cho đặt ống và thông khí cơ học khoảng chứng 24 giờ. Cậu bé cải thiện và xuất viện vào ngày 13 tháng 6. Xét nghiệm ELISA mẫu huyết thanh phát hiện Sin Nombre hantavirus-specific IgM (+) tại phòng xét nghiệm y tế công cộng ở Washington. Đánh giá về mặt môi trường tìm thấy nhiễm bẩn phân liên quan đến các gặm nhấm trong các thùng chứa và vấn đề này có đề cập 8 ngày trước khi khởi bệnh của bé.

Ca bệnh thứ ba

Vào ngày 12 tháng 7, một cậu bé 6 tuổi nhập viện vào khoa cấp cứu của bệnh viện Colorado với bệnh sử 5 ngày qua bị sốt (tối đa 39.4°C), hồng ban vùng mặt và đau cơ. Lúc nhập viện, mạch cậu bé là 120 lần/ phút, nhịp thở 48 lần/ phút và oxy bão hòa 72% trong điều kiện phòng. Dấu hiệu khó thở có tiến cò cử, khò khè và dấu bóc tác màng phổi qua thính chẩn. Số bạch cầu chung tăng, đáng chú ý là tiểu cầu giảm. Chụp x quang phổi cho hình ảnh thâm nhiễm lan tỏa hai bên phổi kèm theo tràn dịch màng phổi. HPS được nghi ngờ và cậu bé được điều trị bằng truyền dịch tĩnh mạch, kháng sinh ceftriaxone và azithromycin.

Cậu bé được thông khí cơ học từ ngày 12.07 đến 20.07, xuất viện vào ngày 22.07. Xét nghiệm huyết thanh tại khoa y tế công cộng của bang Colorado cho thấy dương tính với Sin Nombre hantavirus IgM. Các thành viên trong gia đình báo cáo rằng cách khoảng 10 ngày trước khi nhập viện, trẻ bị cắn vào ngón tay bởi chuột. Đánh giá về mặt môi trường, bằng chứng nhiễm của các gặm nhấm là có, nhưng không có trong nhà.

Ca bệnh thứ tư

Vào ngày 12.07 một bé gái 9 tuổi đang sống ở bang Arizona đến bệnh viện New Mexico với triệu chứng đau ngực và khó thở nhanh. Các triệu chứng bắt đầu với rối loạn tiêu hóa vào ngày 06.07, tiếp đó là nhức đầu, nôn mửa và đau cơ. Khám thực thể cho thấy nhiệt độ đứa bé là 37.7°C và mạch là 162 lần/ phút. Các xét nghiệm cận lâm sàng gồm tiểu cầu giảm, tăng hematocrit và tăng bạch cầu. Chụp x quang biểu hiện thâm nhiễm mô kẻ lan tỏa phổi. Chuyển sang cơ sở điều trị thứ 3 để điều trị thêm, thân nhiệt lên đến 39.9°C. Hội chứng HPS nghi ngờ và trẻ được điều trị bằng dịch truyền, kháng sinh Ceftriaxone và Vancomycin.

Vì các dấu hiệu suy hô hấp nặng, nên đứa trẻ được đặt nội khí quản và thở oxy liệu pháp trong 4 ngày. Bệnh nhị vẫn tiếp tục thông khí đến ngày 22.07 và nằm viện đến ngày 05.08. Xét nghiệm huyết thanh bằng test Immunoblot cho thấy Sin Nombre hantavirus Immunoglobulin G (IgG) dương tính. Bằng chứng các gặm nhấm tìm thấy tại 3 vùng mà bệnh nhi này đã từng ở tạiArizona là gia đình, nhà ông bà và trang trại mùa hè của bệnh nhi – nơi mà bệnh nhi hay chơi đùa và gặm nhấm đào bới ở đó.

Ca bệnh thứ năm

Vào ngày 25.11, một trẻ trai 13 tuổi nhập viện vào khoa cấp cứu của bệnh viện California với bệnh sử sốt 5 ngày (tối đa 39.2°C), ho, nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng. Khám thực thể cho thấy đau ngực, âm thở thô, ral ẩm ở thùy dưới, nhịp thở 30 lần/ phút. Thông số cận lâm sàng gồm có tăng bạch cầu, tăng hematocrit và giảm tiểu cầu. Chụp x-quang phổi biểu hiện hình ảnh viêm phổi kẻ và tràn dịch màng phổi. Điều trị bằng dịch truyền tĩnh mạch, thuốc kháng sinh loại Ceftriaxone, Clindamycine, Azithromycine. Bệnhnhi được điều trị oxy bổ sung qua cannul mũi và xuất viện về nhà vào ngày 03.12.

Thử nghiệm với hantavirus lúc ngày thứ 4 khi nhập viện. Huyết thanh đưa đến la-bô chẩn đoán, phát hiện kháng thể Sin Nombre hantavirus IgM và IgG bằng thử nghiệm Immunoblot. Ba con chuột được bẫy trong nhà bếp và garage khoảng 3 tháng trước khi bệnh bắt đầu, nhưng bệnh nhân không biết tiếp xúc gián tiếp hay trực tiếp với các loại gặm nhấm.
 

Một số bàn luận về các ca bệnh

HPS lần đầu tiên được mô tả vào năm 1993 và bệnh được lưu ý toàn quốc gia kể từ năm 1995. Đến ngày 18.12.2009, tổng số bệnh nhân là 537 có hội chứng HPS được báo cáo đến CDC, với tỷ lệ tử vong so với ca bệnh là 36%. Trong số các ca xác định, < 7% xảy ra trên trẻ em < 17 tuổi và chỉ có 4 ca xảy ra trên trẻ em <10 tuổi, gồm 2 trẻ 6 tuổi và 1 trẻ 9 tuổighi nhận trong báo cáo này. (ca thứ 4 là 8 tuổi). Mặc dù các báo cáo về hội chứng HPS trên người tuổi < 17 tuổi ít khi gặp, biểu hiện lâm sàng của các bệnh nhi trong báo cáo này tương tự nhau so với các ca quan sát trên người lớn. Hội chứng HPS điển hình biểu hiện ủ bệnh khoảng 2-10 ngày với các triệu chứng nhiễm virus không đặc hiệu, giai đoạn suy hô hấp cấp thường bắt đầu một cách đột ngột. Trong 5 ca được báo cáo tóm tắt trong báo cáo này, trẻ bị bệnh có thời gian trước khi xuất hiện triệu chứng khoảng 2 - 6 ngày xuất hiện suy hô hấp cấp. Giảm tiểu cầu và tăng bạch cầu được phát hiện trong cả 5 ca bệnh, 3 trẻ có tăng hematocrit; các dấu hiệu về huyết học so với hội chứng HPS điển hình ở bệnh nhân người lớn. Một bài tổng hợp gồm 12 bệnh nhi có hội chứng HPS tại New Mexico cho thấy giảm tiểu cầu trong 100% và tăng bạch cầu cũng như tăng cô đặc máu trong 27% số ca.

Các trẻ em nhiễm hantavirus có thể tiến triển bệnh nặng tương tự như người lớn. Các thuốc kháng virus không tỏ ra hiệu quả trong điều trị hội chứng HPS. Do vậy, các can thiệp y khoa bao gồm hỗ trợ chăm sóc ban đầu. Suy hô hấp đòi hỏi can thiệp thông khi cơ học cho thấy trong 4 cađược mô tả trong bài viết này. Trong ca thứ nhất, trẻ chết vì suy tim thứ phát sau sốc. Mặc dù các xét nghiệm về chức năng tim không thể ghi nhận được, chỉ số tim thấp bất thường và trụy tim mạch đề kháng với biện pháp can thiệp được báo cáo trong các trường hợp HPS và được xem xét như một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người do hội chứng HPS. Trong ca thứ 4, bệnh nhân phải dùng đến liệu pháp oxy màng ngoài cơ thể, điều này có thể hữu ích cho các bệnh nhân có hội chứng HPS đòi hỏi cả hỗ trợ về mặt tuần hoàn và liệu pháp oxy.

Hantaviruses được lây truyền từ các vật chủ gặm nhấm sang người thông qua hít phải các chất tiết của gặm nhấm hoặc trực tiếp đưa vào cơ thể sau khi bị cắn qua vết thương da. Tại bắc Mỹ, virus Sin Nombre là nguyên nhân hay gặp nhất gây nên hội chứng HPS và các ổ chứa của nó là chuột chân trắn ở bắc Mỹ (deer mouse hay Peromyscus maniculatus). Số lượng bệnh lớn nhất của hội chứng HPS xảy ra ở phía tây nam của Mỹ đã được xác định, mặc dù các ca này được báo cáo tại 31 bang. Một số loài gặm nhấm phân bố khắp Mỹ được xác định như là ổ chứa của hantaviruses, nhiều loài trong số đó có liên quan đến hội chứng HPS. Tất cả bệnh nhân trong báo cáo này có bằng chứng liên quan đến các loài gặm nhấm quanh nhà bệnh nhân, bao gồm những nơi mà bệnh nhân 1 và 4 chơi ở đó. Bệnh nhi thứ 2 có thể phơi nhiễm thông qua lây nhiễm tay và bệnh nhân thứ 5 có lẽ phơi nhiễm vùng có tiếp xúc với gặm nhấm nhiễm bệnh. Lan truyền virus hantavirus có thể đưa đối với bệnh nhân số 3 là vết cắn của chuột. Không thấy bằng chứng tồn tại lây truyền virus giữa người với người tại Mỹ.

Các khuyến cáo của hiện tại của CDC nhằm giảm nguy cơ nhiễm với Hantavirus gồm có bẩy các loài gặm nhấm và loại bỏ các gặm nhấm cũng như các trang thiết bị bảo vệ cá nhân để tránh các loài gặm nhấm nhiễm bệnh tiềm tàng hoặc các vùng nhiễm các sản phẩm gặm nhậm. Các khuyến cáo làm sạch trong gia đình hoặc khử trùng nhà hoặc dung dịch tẩy trùng. Các hoạt động phòng chống gặm nhấm nên gồm có những nơi mà trẻ hay chơi đùa ở đó. Các nổ lực về giáo dục sức khỏe nhằm vào gia đình, cha mẹ và trẻ, gồm có giúp cho các đối tượng này làm thế nào nhận ra các dấu hiệu nhiễm các gặm nhấm và đưa ra các thận trọng thích hợp. Mặc dù các nguyên nhân không thường xuyên xảy ra với các hội chứng HPS ở trẻ em vẫn chưa rõ ràng, song các ca báo cáo như vẻ nhắc nhở rằng trẻ em là các đối tượng nhạy cảm với nhiễm trùng hantavirus.

Tài liệu tham khảo

1."Hantavirus Pulmonary Syndrome (HPS) Cases, by State", CDC Website, July 9, 2010, accessed November 9, 2010.

2."Yosemite extends hantavirus warning; death toll rises". 7 September 2012. Retrieved 7 September 2012.

3.Kang HJ, Bennett SN, Hope AG, Cook JA, Yanagihara R (2011) Shared ancestry between a newfound mole-borne hantavirus and hantaviruses harbored by cricetid rodents. J Virol 85 (15) 7496-7503 10.1128/JVI.02450-10.

4.Kariwa H, Yoshida H, Sánchez-Hernández C, Romero-Almaraz Mde L, Almazán-Catalán JA, Ramos C, Miyashita D, Seto T, Takano A, Totani M, Murata R, Saasa N, Ishizuka M, Sanada T, Yoshii K, Yoshimatsu K, Arikawa J, Takashima I (2012) Genetic diversity of hantaviruses in Mexico: identification of three novel hantaviruses from Neotominae rodents. Virus Res 163(2):486-494.

5.Vapalahti O, Mustonen J, Lundkvist A, Henttonen H, Plyusnin A, Vaheri A (2003) Hantavirus infections in Europe. Lancet Infect Dis 3(10):653-661.

6.Klempa B, Witkowski PT, Popugaeva E, Auste B, Koivogui L, Fichet-Calvet E, Strecker T, Ter Meulen J, Krüger DH (2012) Sangassou virus, the first hantavirus isolate from Africa, displays genetic and functional properties distinct from those of other murinae-associated hantaviruses. J Virol 86(7):3819-3827.

7.Plyusnin, A.; Vapalahti, O.; Vaheri, A. (1996). "Hantaviruses: Genome structure, expression and evolution". Journal of General Virology 77 (11): 2677.

8.Jonsson, C. B.; Figueiredo, L. T. M.; Vapalahti, O. (2010). "A Global Perspective o­n Hantavirus Ecology, Epidemiology, and Disease". Clinical Microbiology Reviews 23 (2): 412–441.

9."Chemical and Biological Weapons: Possession and Programs Past and Present", James Martin Center for Nonproliferation Studies, Middlebury College, April 9, 2002, accessed November 14, 2008.

10.Jackson, A. P.; Charleston, M. A. (2003). "A Cophylogenetic Perspective of RNA-Virus Evolution". Molecular Biology and Evolution 21 (1): 45–57.

11.Ramsden, C.; Holmes, E. C.; Charleston, M. A. (2008). "Hantavirus Evolution in Relation to Its Rodent and Insectivore Hosts: No Evidence for Codivergence". Molecular Biology and Evolution 26 (1): 143–153.

12.Delfraro, A.; Tomé, L.; d'Elía, G.; Clara, M.; Achával, F.; Russi, J. C.; Rodonz, J. R. (2008). "Juquitiba-like Hantavirus from 2 Nonrelated Rodent Species, Uruguay". Emerging Infectious Diseases 14 (9): 1447–1451.

13.Plyusnina, A.; Ibrahim, I. -N.; Plyusnin, A. (2009). "A newly recognized hantavirus in the Asian house rat (Rattus tanezumi) in Indonesia". Journal of General Virology 90 (Pt 1): 205–209.

14.Schmidt-Chanasit, J.; Essbauer, S.; Petraityte, R.; Yoshimatsu, K.; Tackmann, K.; Conraths, F. J.; Sasnauskas, K.; Arikawa, J. et al. (2009). "Extensive Host Sharing of Central European Tula Virus". Journal of Virology 84 (1): 459–474.

15.Ramsden, C.; Melo, F. L.; Figueiredo, L. M.; Holmes, E. C.; Zanotto, P. M. A.; Vgdn, C. (2008). "High Rates of Molecular Evolution in Hantaviruses". Molecular Biology and Evolution 25 (7): 1488–1492.

16.Kang, H. J.; Bennett, S. N.; Hope, A. G.; Cook, J. A.; Yanagihara, R. (2011). "Shared Ancestry between a Newfound Mole-Borne Hantavirus and Hantaviruses Harbored by Cricetid Rodents". Journal of Virology 85 (15): 7496–7503.

17.Song, J. W.; Baek, L. J.; Schmaljohn, C. S.; Yanagihara, R. (2007). "Thottapalayam Virus, a Prototype Shrewborne Hantavirus". Emerging Infectious Diseases 13 (7): 980–985.

18.Song, J. W.; Kang, H. J.; Song, K. J.; Truong, T. T.; Bennett, S. N.; Arai, S.; Truong, N. U.; Yanagihara, R. (2007). "Newfound Hantavirus in Chinese Mole Shrew, Vietnam". Emerging Infectious Diseases 13 (11): 1784–1787.

 

Ngày 05/12/2012
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích