Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 1 5 7
Số người đang truy cập
1 5 0
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Hội chứng vùi lấp, nguy cơ tử vong cao vì tổn thương đa cơ quan

Nhân một câu hỏi của bạn đọc từ Quảng Bình và một tham luận và đặt câu hỏi của sinh viên đang học y khoa năm thứ 4 tại Trường đại học Y dược Cần Thơ hỏi về Hội chứng vùi lấp có nghe giảng và thấy đề cập trong các tài liệu giảng dạy ngoại khoa em đang học nhưng vì thời gian không đủ nên các thầy không mô tả rõ ràng. Đồng thời mới đây, ngày 1/4 vụ sập mỏ đá tại Lèn Cờ - Nghệ An đã khiến 18 người tử vong và 6 người bị thương, hoặc thảm họa sập cầu chưa từng có tại Cần Thơ đã làm nhiều người chết và bị thương. Việc cấp cứu, điều trị đang được thực hiện khẩn trương tại các bệnh viện ở. Tuy nhiên trong cấp cứu và điều trị, tình trạng bệnh nhân sẽ có những diễn biến phức tạp do hội chứng vùi lấp.

 

Trước đó trên thế giới, nhiều trận động đất lớn, nhỏ (có hoặc không kèm theo sóng thần) liên tiếp xảy ra tại Nhật Bản, Myanmar, Trung Quốc… khiến hàng chục nghìn người chết và hàng chục nghìn người khác mất tích, đó là chưa kể đến số người bị thương phải nhập viện điều trị do chấn thương mà nguyên nhân trực tiếp là hội chứng vùi lấp. Chúng tôi xin tổng hợp tài liệu từ một số bài viết liên quan đến Hội chứng vùi lấp cũng như tính nguy hiểm của bệnh, đặc biệt chúng đã gây nên những tổn thương quan trọng cho các cơ quan đích của cơ thể chúng ta.

Hội chứng vùi lấp là gì?

Hội chứng vùi lấp được các nhà khoa học định nghĩa là những tổn thương các cơ quan trong cơ thể xảy ra sau những sang chấn gây nên tình trạng tiêu cơ. Hội chứng này được bác sĩ Bywater và Beal mô tả lần đầu tại Anh quốc. Họ nhận thấy sau khi bị vùi lấp do những trận ném bom ở thị trấn Blitz, những bệnh nhân phải đến viện trong tình trang suy thận cấp rất nặng, ngoài ra có các tổn thương cơ với khối lượng lớn. Nhiều công trình khoa học sau đó cũng ghi nhận nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng tương tự sau những thảm họa thiên nhiên như động đất, chiến tranh, sập nhà, sau các vụ nổ. Ngoài ra còn gặp sau các tai nạn nghề nghiệp hay tai nạn giao thông. Cụ thể là các báo cáo về số lượng rất lớn người bị tử vong do hội chứng vùi lấp trong động đất năm 1976 tại Trung Quốc, 1980 tại NamItaly, năm 1988 tại Armenia, năm 1995 tại Nhật và 1999 tại Thổ Nhĩ Kỳ. Trong các đợt động đất như vậy, thống kê cho thấy số nạn nhân bị suy thận chiếm hơn 50% trong số 2 - 5% người có hội chứng vùi lấp. Hầu hết những người suy thận này phải lọc máu rất sớm và tỷ lệ tử vong cũng rất cao. Hội chứng vùi lấp khiến người bệnh dễ sốc sau khi thoát chết.

  
Hội chứng vùi lấp chi kéo dài 

Chứng bệnh này xuất hiện sau khi một phần cơ thể của bệnh nhân (thường là chi dưới) bị đè ép dưới vật nặng trong thời gian dài do đổ cây, sập hầm lò... Bệnh không chỉ gây khó chịu, đau đớn ở vùng bị tổn thương mà còn có thể dẫn đến các biến chứng như hoại tử, suy thận, thậm chí tử vong. Mức độ nặng nhẹ của bệnh tùy thuộc vào sức ép của tác nhân, diện tích bị vùi lấp, thời gian vùi lấp. Bệnh phát triển theo 3 thời kỳ:

1. Thời kỳ tiên phát

Ngay sau khi giải phóng chi bị vùi lấp, nạn nhân thường cảm thấy dễ chịu, tỉnh táo, mạch và huyết áp ổn định. Sau đó ít lâu, họ có cảm giác tê bì hoặc rối loạn cảm giác tại phần chi bị vùi lấp, có thể thoáng ngất rồi lại tỉnh. Phần chi bị vùi sưng nề toàn bộ, da ngả sang màu xám nhợt, căng bóng và lạnh, ấn không lõm do phù nề, giảm hoặc mất cảm giác, không cử động được. Tiếp đó, nạn nhân rơi vào trạng thái sốc: lo lắng, bồn chồn, vật vã; mạch nhanh, nhỏ và khó bắt, huyết áp tụt, da lạnh và nhớt. Tình trạng này tiến triển ngày càng nặng.

2. Thời kỳ vô niệu

Nếu được điều trị tích cực, nạn nhân thoát khỏi trạng thái sốc của thời kỳ tiên phát và thấy đau ở vùng thắt lưng, kèm theo nhức đầu, buồn nôn và nôn, mạch nhanh và loạn nhịp, lượng nước tiểu giảm dần rồi không có nước tiểu nữa. Đây là biểu hiện suy thận cấp các chất độc sinh ra khi phần chi bì đè ép, không được nuôi dưỡng. Lúc này, bệnh nhân hốt hoảng, da nhợt nhạt, đờ đẫn, có thể đi dần vào hôn mê. Nếu không được điều trị tích cực hoặc chi bị đè ép quá lâu, lượng chất độc xâm nhập lớn thì có thể dẫn đến tử vong. Nếu sau một vài ngày điều trị, bệnh nhân đi tiểu được trở lại thì tiên lượng tốt.

 
3. Thời kỳ biến chứng

Nếu thoát khỏi tình trạng suy thận cấp, nạn nhân vẫn có thể bị các biến chứng như hoại tử da, rụng các mảng hoại tử (nhiều khi là các đốt, ngón hoặc một đoạn chi), viêm mủ và thiếu máu toàn thân. Các biến chứng muộn hơn là teo cơ và xơ hóa gân, co quắp, bỏng buốt (do phần chi bị thiếu máu nuôi dưỡng sau chấn thương). Để đề phòng hội chứng kể trên, khi có bị tai nạn vùi lấp chi, cần xử trí theo cách sau:

-Đặt một garo nhẹ sát trên chỗ bị chèn ép. Mục đích là ngăn các chất độc (sinh ra do chi thể bị đè ép, không được nuôi dưỡng) xâm nhập ồ ạt vào cơ thể, hạn chế máu tĩnh mạch từ đó trở về tim và máu động mạch dồn mạnh xuống đoạn chi, dẫn tới tăng phù nề và sốc.

-Khẩn trương đào bới, di chuyển khối vật thể đè ép để giải phóng phần chi bị vùi lấp.

-Nới garo từ từ (thời gian để garo không quá 1 giờ) kết hợp với thuốc giảm đau, trợ tim, nếu có điều kiện thì chườm lạnh đoạn chi mới được giải phóng (không được ủ ấm).

-Phong bế gốc chi bằng novocain, đồng thời băng ép vừa phải đoạn chi bị vùi lấp để tránh thoát huyết tương gây phù nề, cố định lại rồi chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Có thể cho nạn nhân uống nước chè hoặc nước gừng đường ấm.

Hội chứng vùi lấp do thảm họa

Theo các tài liệu thống kê của thế giới trong các vụ thiên tai, thảm họa sạt núi, động đất, sập nhà cửa, sập cầu... thì tỷ lệ nạn nhân bị hội chứng vùi lấp (HCVL) chiếm 30 - 60% tổng số thương tích được cứu chữa sau hai giờ, thời gian tìm kiếm phát hiện nạn nhân càng lâu thì tỷ lệ nạn nhân HCVL càng cao, tử vong do HCVL càng lớn.

Triệu chứng và diễn biến của HCVL. Thường qua 3 giai đoạn:

-Giai đoạn tiền phát: Là thời gian từ 10-12 giờ đầu sau khi được cứu ra khỏi nơi vùi lấp, nạn nhân lúc này chưa có biểu hiện gì đặc biệt ngoài cảm giác tê tê như kiến bò tại vùng chi bị vùi lấp. Nếu không có vết thương sây xước da hoặc phần mềm thì những nạn nhân này hay bị bỏ qua. Ở một số ít nạn nhân, nếu quan sát kỹ mới thấy dấu hiệu như viêm tấy, sưng nề.

-Giai đoạn toàn phát: lần lượt có các dấu hiệu:

+Phù nề vùng chi thể bị vùi lấp, khi phù nề rõ thì bề mặt da căng bóng, lạnh xám hoặc nhợt nhạt; đôi khi tấy rộp làm nạn nhân đau đớn, các cảm giác khác giảm hoặc mất. Tổn thương có xu hướng lan tỏa khiến toàn bộ chi bị sưng, biến dạng, không cử động được.
 

+Sốc (shock) là hậu quả của hiện tượng thoát huyết tương tại phần cơ thể bị vùi lấp và nhiễm độc chuyển hóa. Nạn nhân tái nhợt, mạch nhanh nhỏ, huyết áp lúc đầu giảm ít, sau đó qua thời kỳ bù trừ, huyết áp suy sụp nhanh chóng.

-Triệu chứng báo hiệu suy thận: lượng nước tiểu giảm, urê máu tăng và tăng nhanh.

-Giai đoạn vô niệu: Nạn nhân không đi tiểu được, thông bàng quan cũng chỉ lấy được rất ít nước tiểu (20-50ml/ngày). Xét nghiệm urê máu tăng cao (trên 3g/l); kali máu tăng (trên 6mEg/l) trong khi NaCl giảm. Nạn nhân có thể hôn mê do nhiễm độc. Nếu đến giai đoạn này thì tiên lượng rất xấu.

Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh

HCVL đã được nhiều tài liệu nghiên cứu. Người ta đã biết khi các phần chi thể bị vùi và đè ép bởi đất cát, gỗ, đá... với thời gian 1-2 giờ trở lên các tổ chức cơ bị thoái hóa, giải phóng ra chất myoglobin tràn vào các tổ chức xung quanh gây phù nề. Chất này vào hệ thống tuần hoàn, kết tủa trong khi đi qua thận, làm tắc ống lượn gần, lượn xa gây ra hội chứng viêm thận cấp. Ngoài ra, trong các vụ thiên tai, thảm họa nạnnhân còn bị chấn thương tâm lý (stress) rất nặng nề, cùng với tình trạng nhiễm độc chuyển hóa và thiếu chăm sóc nên dẫn đến sốc khó phát hiện (khác với sốc do mất máu), hoặc muộn hơn có thể hôn mê do urê máu tăng (viêm thận). Những nạn nhân bị vùi lấp toàn thân còn có thể bị ngạt thở, nhưng đây là hội chứng khác, phức tạp hơn HCVL.

Xác định hội chứng vùi lấp như thế nào?

Hội chứng vùi lấp là những tổn thương toàn bộ các cơ quan một cách hệ thống do tiêu cơ với nhiều biểu hiện trên lâm sàng và xét nghiệm. Các dấu hiệu chính giúp định hướng chẩn đoán bao gồm:

§Tổn thương cơ khối lượng lớn;

§Rối loạn cảm giác và vận động;

§Cơ căng cứng và sưng nề;

§Tiểu ra máu hoặc myoglobin niệu;

§Xét nghiệm men CK trên 1.000 đơn vị;

§Tổn thương thận biểu hiện bằng thiểu niệu, tăng urê máu, creatinin máu, acid uric, kali, phospho, canxi máu giảm; giảm thể tích, sốc do rối loạn huyết động;

§Suy thận trước thận và tại thận;

§Biến loạn nhịp tim do ngộ độc kali gây ra;

§Hạ huyết áp; Tăng acid uric gây ngộ độc;

§Toan chuyển hóa do tăng acid lactic;

§Myoglobin gây hoại tử ống thận và giảm chức năng thận với biểu hiện số lượng nước tiểu giảm các chất độc tích tụ gây hội chứng ure máu cao;

§Rối loạn đông máu nặng nhất là đông máu nội mạch rải rác;

§Bệnh nhân có thể chảy máu không cầm trong khi các huyết khối lại làm tắc các mạch máu trong cơ thể.

Biểu hiện trên lâm sàng của hội chứng vùi lấp bao gồm tình trạng tiêu cơ trầm trọng và các thương tổn cơ quan đi kèm. Cơ chế chính của bệnh là tổn thương màng tế bào do áp lực và sang chấn. Khi màng này bị tổn thương, natri, canxi và nước bị thoát khỏi tế bào cơ vào khoảng kẽ. Các thành phần khác khi tế bào bị vỡ giải phóng ra như myoglobin, kali, phosphat, urat sẽ thấm vào tuần hoàn. Hậu quả là gây sốc giảm thể tích, tăng kali máu, toan chuyển hóa, suy thận cấp. Nguyên nhân của suy thận cấp là do giảm thể tích tuần hoàn hữu dụng, lượng máu không cung cấp đủ cho thận hoạt động cũng như nuôi dưỡng thận. Sự biến loạn các yếu tố co mạch và toan chuyển hóa cũng tham gia làm cho thận bị thương tổn nặng nề hơn. Ngoài ra, thận còn bị thương tổn trực tiếp do các chất độc như myoglobin, urat, phosphat.

Cách gì điều trị hội chứng vùi lấp?

Đối với bệnh nhân bị hội chứng vùi lấp:

§Cần điều trị càng sớm càng tốt, điều trị giảm đau, chống sốc theo phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới, đảm bảo đường thở hệ thống tuần hoàn như thở oxy, đặt ống thông đường thở, cầm máu, duy trì tuần hoàn ổn định bằng truyền dịch, cầm máu nếu chảy máu, nếu mất dịch nhiều phải truyền các dịch có trọng lượng phân tử cao, truyền máu;

§Truyền từ 1.000 - 1.500 ml muối sinh lý để duy trì huyết áp và có nước tiểu > 1.000 ml/24h;

§Đặt ống thông tiểu theo dõi lượng nước tiểu;

§Chống toan duy trì pH > 6.5. Nếu bệnh nhân bị suy thận nặng, phải lọc máu liên tục càng sớm càng tốt.

§Ngoài ra cũng phải đảm bảo vệ sinh, sử dụng kháng sinh chống nhiễm trùng, tăng cường dinh dưỡng cho bệnh nhân.

Xử trí cấp cứu, chăm sóc và điều trị

-Sơ cứu: với bất cứ nạn nhân nào bị HCVL cũng coi như có khả năng dẫn đến viêm thận và sốc, nên cần xử lý càng sớm càng tốt. Nhanh chóng giải phóng chi thể bị vùi lấp, tránh gây thêm thương tích. Nếu bị vùi lấp trên hai giờ thì dù không có vết thương cũng cần dùng băng cuộn băng ép nhẹ (kiểu rắn cuốn) phần chi bị vùi, phong bế novocain 1% gốc chi (nếu có), sau đó chuyển nạn nhân về tuyến y tế gần nhất để theo dõi điều trị tiếp.

-Dự phòng sốc: Bằng cách giảm phù nề, giảm đau, trợ lực, trợ tim. Nếu ở bệnh viện thì nên bó bột hoặc bổ sung băng ép, trước đó phong bế novocain vào động mạch hoặc đám rối thần kinh chi. Dùng các thuốc an thần giảm đau, trợ tim, vitamin... Ăn uống đủ nhu cầu năng lượng bằng các chất đường và mỡ, hạn chế thức ăn nhiều protein.

-Dự phòng viêm thận: Cho nạn nhân uống nước ấm, các thuốc lợi tiểu, dung dịch natri bicarbonat (NaHCO3) 5-10%. Tuyến bệnh viện nên dùng dung dịch manitol 20%x200ml truyền tĩnh mạch lần đầu, nếu đáp ứng tốt, lượng nước tiểu tăng thì sau 6 giờ truyền tiếp 200ml nữa, truyền trong 3 ngày. Trong bù dịch, chỉ nên dùng dung dịch ngọt ưu, hạn chế dùng máu, không dùng dung dịch mặn hoặc dextran. Tổng lượng dịch truyền vào cơ thể bằng đường tĩnh mạch tối đa không quá 1.500ml/24h.

-Chống nhiễm khuẩn: Nếu phải dùng kháng sinh cũng chỉ dùng bằng 50-70% liều lượng thông thường, không dùng kháng sinh nhóm aminosid.

-Điều trị viêm thận: Quan trọng nhất là giải trừ urê máu bằng các phương pháp lọc máu ngoài thận (thẩm phân phúc mạc, thẩm thấu dạ dày) hoặc chạy thận nhân tạo. Thực hiện các kỹ thuật này cần đưa nạn nhân tới bệnh viện tuyến tỉnh trở lên. Xử lý phần chi thể bị phù nề nặng, bị vùi lấp quá lâu hoặc tuyến trước không xử lý đúng, tuyến bệnh viện nên rạch da và lớp cân cơ để tránh chèn ép và hạn chế nhiễm độc urê cho nạn nhân.

Tóm lại, công tác tổ chức chỉ đạo cấp cứu tai nạn, thảm họa cần quan tâm hơn nữa đến HCVL. Việc chẩn đoán và xử trí ban đầu với các nạn

Tài liệu tham khảo

1.Huy Anh (2009). Hội chứng vùi lấp chi kéo dài. Báo Sức khỏe và Đời sống

2.Huy Thái (2007). Hội chứng vùi lấp do thảm họa, Báo Sức khỏe và Đời sống

3.Nguyễn Vĩnh Hưng (2011). Bị vùi lấp, dễ gây sốc vì sao? Báo Sức khỏe và Đời sống

4.Hình ảnh trích từ internet

 

 

Ngày 20/06/2011
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang & Cn. Nguyễn Hải Giang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích