Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 9 0 5 5
Số người đang truy cập
5 1 5
 Chuyên đề Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Tổ chức Y tế thế giới lần đầu tiên chấp thuận cho sản phẩm artesunate dùng đường trực tràng trong điều trị sốt rét nặng

Artesunate dạng viên đạn đặt hậu môn (artesunate suppositories) được dùng để điều trị sốt rét trong nhiều nghiên cứu và thưc hành điều trị từ lâu. Artesunate là một dẫn suất có thể hoàn tan trong nước của dihydroartemisinin. Artemisinin là các sesquiterpene lactones được phân lập từ Artemisia annua, một loại thuốc y học cổ truyền Trung Quốc.

Nguy cơ tử vong do sốt rét ác tính (SRAT) lệ thuộc rất lớn đến khoảng cách thời gian (time lag) từ khi có triệu chứng đến khi bệnh nhân được điều trị. Tiếp cận nhanh với các phương thức điều trị hiệu quả nhanh, nên điều này rất cần thiết. Đối với nhiều bệnh nhân, sữu sẵn có artesunate đừơng uống không thể dùng được vì các triệu chứng của chúng (ví dụ như bệnh nhân nôn mửa, co giật, hôn mê,…không thể uống thuốc được) và bệnh viện hay cơ sở điều trị buộc phải dùng các liệu pháp thuốc thay thế không phải đường uống mà không phải cơ sở y tế nào cũng sẵn có.

Thuốc artesunate cho bằng đường đặt hậu môn là một dạng như thế, có thể giải quyết khó khăn trên và nó có thể cung cấp đến các vùng sâu vùng xa và có dùng khi triệu chứng bắt đầu. Artesunate là một trong các dẫn suất của artemisinin được khám phá bởi các nhà khoa học Trung Quốc và đăng ký sản phẩm tại Trung Quốc vào năm 1980. Kể từ những năm 1990, các tổ chức UNICEF/UNDP/World Bank/WHO Special Programme for Research and Training in Tropical Diseases (TDR) đã hỗ trợ cho các nghiên cứu đánh giá đặc tính của thuốc.


Hình 1

Nhiều chỉ định cho loại thuốc này artesunate như đường trực tràng cũng có hiệu quả trong sốt rét nặng hay sốt rét ác tính (severe malaria). Các công trình nghiên cứu ý nghĩa khi dùng artemisinin đường hậu môn trong điều trị sốt rét ác tính tại Việt Nam vào đầu những năm 1990 và các thử nghiệm lâm sàng thuốc artesunate đường trực tràng (rectal artesunate) tiếp sau bởi liệu trình mefloquin để điều trị sốt rét ác tính tại Thái Lan.

Một thử nghiệm lâm sàng đối chứng giả dược quy mô lớn (placebo-controlled clinical trial) ấn bản năm 2009 cho thấy nếu các bệnh nhân SRAT không thể điều trị đường uống và tiếp cận thuốc tiêm trong vòng vài giờ, thì thuốc artesunate đặt hậu môn không đắt tiền sẽ làm giảm nguy cơ tử vong hoặc tàn tật.


Hình 2

Sự chấp thuận của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG) lần đầu tiên sẽ giúp có thêm nhiều lựa chọn, điều trịcứu sống trẻ em bị sốt rét nặng.

Vào ngày 22 tháng 2 năm 2018, công ty dược phẩm Cipla (Ấn Độ) đã nhận được giấy xác nhận phê duyệt từ Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) chấp thuận thuốc viên artesunate hay gọi thuốc viên đạn nhét hậu môn 100 mg (RAS-rectal artesunate suppositories) sử dụng trong chương trình sốt rét đối với sốt rét nặng, dùng xử trí ban đầu trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.


Hình 3

Với nhiều sản phẩm chờ đợi chấp thuận, sản phẩm mang nhãn hiệu của công ty Cipla là sản phẩm đầu tiên đạt qua vòng kiểm định các chỉ số quan trọng, để đạt được kiểm định, nhờ giúp đỡ từ Dự án y tế về thuốc sốt rét (MMV) và quỹ tài trợ UnitAID kiểm định dạt được sẽ cho phép các quốc gia, tin tưởng chất lượngRAR khi đưa vào sư dụng vàphân phối đến cơ sở điều trị.

TS. David Reddy, Giám đốc dự án y tế về thuốc sốt rét. Đây sự kiện quan trọng, sự chấp thuận từ TCYTTG ở chương trình kiểm định RAS, mở ra khả năng tiếp cận của RAS đến các nơi, giúp cứu sống nhiều trẻ em bị sốt rét nặng ở vùng sâu vùng xa, thuốc RAS được xử trí ban đầu trước khi chuyển lên các trung tâm điều trị có điều kiện. Chúng tôi rất vui đã làm việc phối hợp làm việc với Chương trình nghiên cứu đặc biệt bệnh nhiệt đới (WHO/TDR), Unitaid, Chương trình Sốt rét toàn cầu (GMP) của TCYTTG và công ty dược phẩm Cipla để đạt được kết quả ở thời điểm quan trọng này. Vào thời điểm bây giờ, chúng tôi đã có sự chấp thuậnquốc tế chất lượng RAR, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan để hỗ trợ việc giới thiệu và đưa sản phẩm có mặt tới các trạm y tế vùng sâu vùng xa, để giúp cứu sống các trẻ em bị sốt rét nặng”


Hình 4

Sốt rét nặng có thể giết chết bệnh nhân trong vòng 24 giờ nếu không được điều trị và thời gian chuyển đến bệnh viện có thể dài, đặc biệt đối với trẻ em từ các cộng đồng nông thôn, vùng sâu xa xôi, xa tiếp cận cơ sở y tế. Nghiên cứu của WHO/ TDR năm 2009 đã chỉ ra rằng một liều duy nhất của RAS 100 mg, xử trí ban đầu ngay sau khi chẩn đoánsốt rét nặng đã được thực hiện:

Thứ nhất, có thể làm giảm một nửa khả năng bệnh tật và tử vong cho các bệnh nhân là trẻ em không thể tiếp cận với phác đồ thuốc lựa chọn đầu tay tiêm artesunate lọ, trong vòng 6 giờ theo quy định điều trị sốt rét ác tính của TCYTTG;

Thứ hai, sau khi xử trí ban đầu bằng thuốc RAS, bệnh nhân cần được chuyển đến cơ sở y tế tuyến trên-nơi họ có thể tiêm truyền AS dạng lọ, để điều trị bệnh sốt rét.

Vào năm 2005, TCYTTG lần đầu tiên đề nghị sử dụng RAS để xử trí ban đầu trước khi chuyển viện những trẻ em nhỏ bị sốt rét nặng. Cho đến nay, không có sản phẩm RAS nào đạt được các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, cho nên các quôc gia có sốt rét lưu hành (SRLH) có ít lựa chọn để xử trí ban đầu với trẻ em sốt rét nặng ở vùng khó khăn, xa tiếp cận về y tế,khi được chuyển viện.

Để đẩy nhanh tiến độ, MMV đã phối hợp làm việc với Cipla để có được sơ tuyển của TCYTTG cho các sản phẩm RAS liều 100 mg của họ. Cipla đã nhận được ủy quyền tạm thời trong một năm từ Hội đồng Đánh giá Chuyên gia Quỹ Toàn cầu vào năm 2016, cho phép sản phẩm của mình được mua sắm với các quỹ tài trợ. Chúng tôi đã cùng nhau đạt được một bước đột phá lớn, bằng cách kết hợp làm việc gữa các đối tác, để đảm bảo tiêu chuẩn thẩm định của TCYTTG cho một sản phẩm artesunate đường trực tràng.

Giám đốc điều hành của Unitaid - Lelio Marmora nói. "Bây giờ chúng ta có một vũ khí đáng sợ trong kho vũ khí của chúng ta, có tiềm năng, một khi đã được triển khai đầy đủ, để giảm mạnh số trẻ em dưới 5 tuổi rơi vào tình trạng sốt rét nặng.”

Cho đến nay, Cipla đã đăng ký RAS 100 mg ở hai quốc gia có sốt rét lưu hành nặng và hồ sơ đang được xem xét ở 14 quốc gia khác. Gần 150.000 công ty đã được công ty phân phối đến các nước. Năm 2018, các đơn đặt hàng cho RAS 100 mg đã được đặt để cung cấp cho gần 10 quốc gia có sốt rét lưu hành nặng.


Hình 5

Khuyến cáo sử dụng của IMCI

Khuyến cáo của Chương trình chăm sóc trẻ ốm lồng ghép (WHO Integrated Management of Childhood Illnesses-IMCI). Thuốc này được khuyến cáo xử trí ban đầu sốt rét ở trẻ em liều dùng 10mg / kg trọng lượng cơ thể, trước khi chuyển bệnh nhân đến phòng khám hoặc bệnh viện gần nhất.

Bảng dưới hướng dẫn RAS của IMCI đây cho biết số lượng thuốc được theo trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể không biết trọng lượng của họ và có thể được điều trị theo độ tuổi theo độ tuổi trung bình.

Cân nặng

của bệnh nhân

Nhóm tuổi

Số viên Artesunate 100 mg đặt hậu môn

≥ 5 - ≤ 14 kg

6 tháng ≤ 3 tuổi

1

> 14 - 20 kg

>3 đến 6 tuổi

2

Khuyến cáo Tổ chức Y tế thế giới về sử dụng RAS

Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 2015) hướng dẫn xử trí ban đầu sốt rét nặngbằng thuốc viên đạn RAS, ở những nơi vùng sâu xa, thiếu phương tiện y tế, không có điều kiện tiêm truyền artesunate lọ trong điều trị sốt rét nặng. Trường hợp không thể tiêm bắp artesunate lọ, xử trí cho trẻ dưới 6 tuổi với liều đơn trực tiếp 10mg/kg thể trọng và ngay lập tức chuyển đến cơ sở thích hợp để tiếp tục điều trị.

Không dùng Artesunate trực tràng ở trẻ lớn hơn và người lớn.

Kết luận thuốc artesunate đường trực tràng (rectal artesunat suppositories-100mg ( RAS) dùng xử trí ban đầu, ở những nơi không thể tiêm truyền, với trẻ dưới 6 tuổi được chẩn đoán sốt rét ác tính trước khi chuyển lên tuyến trên.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.WHO (2007). Application for Inclusion of Rectal Artesunate Suppositories 100 mg in the WHO List of Essential Medicines for Children.

2.Severe malaria observatory (2018). WHO provides first-ever approval for rectal artesunate product for severe malaria. https://www.severemalaria.org/news/who-provides-first-ever-approval-for-rectal-artesunate-product-for-severe-malaria.

3.WHO (2006). Use of rectal artemisinin-based suppositories in the management of severe malaria. Meeting report (archived)

4.White NJ, Ho M. The pathophysiology of malaria. Advances in Parasitology, 1992, 31:83–173.

5.White NJ. Clinical pharmacokinetics and pharmacodynamics of artemisinin and derivatives. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 1994, 88(Suppl.1):S41–S43.

6.Peterson S et al. Coping with paediatric referral-Ugandan parents’ experience.Lancet, 2004, 363(9425):1955–1956.

7.Kyaw W et al. Efficacy of artemether and artesunate suppositories (Rectocaps) in the treatment of uncomplicated falciparum malaria. Japanese Journalof Tropical Medicine and Hygiene, 1996, 24(Suppl.1): 55–58.

8.Karunajeewa HA et al. Disposition of artesunate and dihydroartemisinin after administration of artesunate suppositories in children from Papua New Guinea with uncomplicated malaria. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 2004, 48(8):2966–2972.

9.Karunajeewa HA et al. Safety and therapeutic efficacy of artesunate suppositories for treatment of malaria in children in Papua New Guinea. Pediatric Infectious DiseaseJournal, 2003, 22(3):251–255.

10.Krishna S et al. Bioavailability and preliminary efficacy of intrarectal artesunate in Ghanaian children with moderate malaria. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 2001, 45:509–516.

11.Looareesuwan S et al. Efficacy and tolerability of a sequential artesunate suppository plus mefloquine in the treatment of severe falciparum malaria. Annals of Tropical Medicine and Parasitology, 1995, 89(5):469–475.

12.Eduardo A, Gomez-Landires EA. Efficacy of artesunate suppository followed by oral mefloquine in the treatment of severe malaria in endemic areas where resistance to chloroquine exists in Ecuador. Japanese Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 1996, 24:17–24.

13.Looareesuwan S et al. Artesunate suppository for treatment of severe falciparum malaria in Thailand. Japanese Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 1996, 24(Suppl.1):13-15.

14.Cao XT et al. Comparison of artemisinin suppositories, intramuscular artesunate and intravenous quinine for the treatment of severe childhood Use of rectal artemisinin-based suppositories in the management of severe malaria malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 1997, 91(3):335–342.

15.Vinh H et al. Severe and complicated malaria treated with artemisinin, artesunate or artemether in Viet Nam. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 1997, 91(4):465–467.

16.Looareesuwan S et al. A comparative clinical trial of sequential treatments of severe malaria with artesunate suppository followed by mefloquine in Thailand. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 1997, 57(3):348–353.

17.Karunajeewa HA et al. Artesunate suppositories versus intramuscular artemether for treatment of severe malaria in children in Papua New Guinea. Antimicrobial Agents and Chemotherapy, 2006, 50(3):968–974.

18.Awad MI et al. Descriptive study o­n the efficacy and safety of artesunate suppository in combination with other antimalarials in the treatment of severe malaria in Sudan. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 2003, 68(2):153–158.

19.Li GQ et al. Observation o­n the efficacy of qinghaosu suppository in 100 cases of falciparum malaria. Journal of Traditional Chinese Medicine, 1985, 5(3):159–161.

20.Phuong CX et al. Comparison of artemisinin suppositories, intramuscular artesunate and intravenous quinine for the treatment of severe childhood malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 1997, 91(3):335–342.

21.Li GQ et al. Clinical trials of artemisinin and its derivatives in the treatment of malaria in China. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 1994, 88(Suppl. 1):S5–S6.

22.Hien TT et al. Comparison of artemisinin suppositories with intravenous artesunate and intravenous quinine in the treatment of cerebral malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 1992, 86:582–583.

23.Aceng JR, Byarugaba JS, Tumwine JK. Rectal artemether versus intravenous quinine for the treatment of cerebral malaria in children in Uganda: randomised clinical trial. British Medical Journal, 2005, 330(7487):334.

24.Benakis A et al. Pharmacokinetic study of a new pharmaceutical form of artesunate (Plasmotrim-200 Rectocaps) administered in healthy volunteers by rectal route. Japanese Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 1996, 24:39–45.

25.Barnes KI et al. Efficacy of rectal artesunate compared with parenteral quinine in initial treatment of moderately severe malaria in African children and adults: a randomized study. Lancet, 2004, 363(9421):1598–1605.

26.Halpaap B et al. Plasma levels of artesunate and dihydroartemisinin in children with plasmodium falciparum malaria in Gabon after administration of 50 milligram artesunate suppositories. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 1998, 58: 365–368.

27.Simpson J et al. Population pharmacokinetic analysis of artesunate and dihydroartemisinin following intrarectal dosing of artesunate in patients with malaria. PLoS Medicine, 2006 (in press).

28.Wilairatna P et al. Clinical trial of sequential treatments of moderately severe and severe malaria with dihydroartemisinin suppository followed by mefloquine in Thailand. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 2000, 63(5):290–294.

29.Lin AJ, Klayman DL, Milhous WK. Antimalarial activity of new water-soluble dihydroartemisinin derivatives. Journal of Medicinal Chemistry, 1987, 30: 2147-2150.

30.Teja-Isavadharm P et al. Comparative bioavailability of oral, rectal, and intramuscular artemether in healthy subjects: use of simultaneous measurement by high performance liquid chromatography and bioassay. British Journal of Clinical Pharmacology, 1996, 42(5):599–604.

31.Birku Y, Makonnen E, Bjorkman A. Comparison of rectal artemisinin with intravenous quinine in the treatment of severe malaria in Ethiopia. East African Medical Journal, 1999, 76(3):154–159.

32.Koopmans R et al. The pharmacokinetics of artemisinin suppositories in Vietnamese patients with malaria. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, 1998, 92(4):434–436.

33.Price R et al. Adverse effects in patients with acute falciparum malaria treated with artemisinin derivatives. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, 1999, 60:547–555.

34.Taylor WRJ, White NJ. Antimalarial drug toxicity: a review. Drug Safety, 2004, 27(1):25–61.

35.Krishna S et al. Re-evaluation of how artemisinins work in light of in vitro evidence for emerging resistance. Trends in Molecular Medicine, 2006, 12(5): 200–205.

Ngày 10/04/2018
Ths.BS. Nguyễn Đức Hồng, TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích