Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 0 1 0 8
Số người đang truy cập
1 4 7
 Chuyên đề Côn trùng học
Gián (cockroaches): tác hại của chúng với sức khỏe con người và môi trường sinh hoạt

Gián (cockroaches) là những côn trùng thuộc bộ Blattodea đôi khi gọi là Blattaria với khoảng 30 loài trong tổng số 4.600 loại liên quan đến con người. Trong số đó, có khoảng 10 loài được biết như là các côn trùng gây hại (pét).

Trong số các loài côn trùng gây hai đó được biết nhất là loài gián châu Mỹ (American cockroach) có tên Periplaneta americana có chiều dài 30 mm; gián Đức (German cockroach) có tên Blattella germanica, với chiều dài 15 mm; gián châu Á (Asian cockroach) tên là Blattella asahinai, dài khoảng 15 mm và gián Phương đông (Oriental cockroach) tên là Blatta orientalis, dài khoảng 25 mm. Các con gián vùng nhiệt đới (Tropical kockroaches) thường lớn hơn nhiều và trái ngược với loài phổ biến, như Carboniferous ArchimylacrisPermian Apthoroblattina.

Về phân loại khoa học, gián thuộc giới Animalia, ngành Arthropoda, dưới ngành Hexapoda, lớp Insecta, dưới lớp Pterygota, infraclass Neoptera, siêu bộ Dictyoptera và bộ Blattodea.
 

Một số loài đáng chú ý (Notable species)

Gián có thể trở thành các con vật hay động vật chân khớp gây hại trong nhà, trong trường học, trong nhà hàng, bệnh viên, công sở và nhất là trong cơ sở cấu trúc có chứa các thức ăn và nơi dự trữ thức ăn. Chúng gây ô nhiễm thực phẩm và ăn các vật còn dính lại trên các vật dụng nhà bếp, phá hủy các chất liệu giấy và vải, gây biến màu và tạo ra các mùi khó chịu khi chúng tiếp xúc trên bề mặt. Gián có khả năng mang và truyền vi khuẩn khi chúng tiếp xúc với môi trường ô nhiễm sau đó lan sang các vùng khác không ô nhiễm, gây bệnh coh người, hoặc gây ra các ca ngộ độc thực phẩm (Salmonella spp. và Shigella spp.). Gián Đức có thể lây truyền bệnh khi chuyển các vi khuẩn Staphylococcus spp., Streptococcus spp., viêm gan và coliform. Chúng cũng được coi là các trung gian mang chuyển mầm bệnh cho bệnh lỵ và thương hàn. Gián còn là nguồn gây nên tình trạng dị ứng và gây kích ứng các cơn hen suyễn ở một số bệnh nhân.
 

Đặc điểm của gián

Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định có tới 4.000 loài gián và theo tổ chức Y tế Thế giới có mười loài gián bị coi là loài gây hại. Trong giới côn trùng, gián là loài sinh vật khá lớn và “nặng cân”. Trong số đó, loài Gián đào hang khổng lồ Úc có chiều dài khoảng 80mm và nặng 35g, và con nặng nhất là 50g. Cũng như nhiều loài côn trùng, các con cái cũng cần có bạn đời nhưng khi giao phối con cái sẽ sử dụng tinh trùng để nuôi dưỡng trứng. Có thể gọi gián là một siêu nhân bởi chúng có thể sống một tháng hoặc hơn thế mà không cần ăn gì cả và “siêu” hơn nữa là không cần nước trong một tuần.
 

Loài gián xuất hiện khắp nơi và có thể sống trong mọi điều kiện. Mặc dù loài gián sống về đêm, nhưng chúng không hề sợ ánh sáng - khi chúng chạy hốt hoảng trong nhà thì chẳng qua là vì sợ… con người “tóm” mà thôi.

Tuy không phải là một đôi cánh cứng cáp nhưng cũng đủ để loài này lượn vài vòng khiến chúng ta khó chịu. Không phải tất cả các loài gián đều bay được và con gián có đôi cánh ấn tượng nhất dài tới 185mm thuộc về loài gián “Megaloblatta longipennis” sống ở vùng Trung và Nam Mỹ. Chắc chắn thông tin sau đây vừa khiến bạn buồn cười mà lại vừa lo sợ. Các nghiên cứu cho thấy gián “xì hơi” trung bình khoảng 15 phút mỗi ngày. Thậm chí sau khi chết chúng vẫn tiếp tục thải khí metan sau “tắt thở” 18 giờ. Giới côn trùng được nghiên cứu là thải ra 20% khí metan trong không khí và xem ra loài gián có “đóng góp” lớn nhất.

Gián có dáng chết là nằm ngửa. Chúng không có khả năng tự lật mình lại sau khi ngã, hoặc bị mắc kẹt ở một xó nào đó nên không thể chết nằm sấp, hoặc một cách nào đó mà không phải nằm ngửa. Ngoài ra, một số loại thuốc diệt gián làm co thắt cơ, khiến gián không thể điều khiển được cơ bắp của mình và chết ngửa. Gián có tên tiếng Anh là “Cockroach” được cho là có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha. Con gián Madagascar nổi tiếng là loài côn trùng duy nhất có thể phát ra âm thanh bằng cách sử dụng dây thanh âm. Hầu hết các loài côn trùng khác tạo ra âm thanh bằng cách cọ sát các bộ phận cơ thể lại với nhau. Nhưng cách mà con gián “hít hít” đã tạo ra hai âm thanh thể hiện thái độ khó chịu hoặc để đuổi con đực đi.

Gián đích thực là “siêu nhân” khi thậm chí nó chằng cần đầu mà vẫn có thể sống bình thường. Nếu như con người cần đầu để chứa não điều khiển hoạt động cơ thể, để hoạt động hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa, thì gián không cần đầu để làm từng đó việc. Chúng thở qua các lỗ trên khắp cơ thể, không sợ bị chảy máu vì “mất đầu”, và bởi là động vật máu lạnh nên chúng chỉ cần ăn một bữa duy nhất trong cả tháng nên ngay cả khi mất đầu gián vẫn sống thêm được một tháng cơ. Gián thực sự không đáng yêu chút nào khi mang trong mình căn bệnh hen suyễn đáng sợ. Nếu con người, đặc biệt là trẻ em hít phải mảnh vụn từ các cơ quan bị phân hủy của gián trong không khí, và phân rất dễ mắc bệnh hen suyễn. Gián là loài sinh nở rất nhanh chóng. Loài gián Đức được cho là gián gây hại nhiều nhất có vòng đời khoảng 100 ngày, con sống lâu nhất là 6 tháng. Chúng đẻ 30-40 trứng mỗi lần đẻ và có thể sản xuất từ 6-8 lứa trong suốt cuộc đời, như vậy sẽ là khoảng 180-320 trứng. Nếu không có biện pháp diệt trừ và phòng ngừa thì con người thực sự bị đe dọa bởi loài vật nhỏ bé này.
 

Gián chạy rất nhanh, con gián Mỹ đã đạt tới vận tốc lên tới 75cm/s. Tất nhiên vận tốc này chẳng là gì so với loài lớn hơn, nhưng là kỉ lục mà các loài vật cùng kích thước phải ngưỡng mộ. 

Kẻ chuyên hoạt động về đêm

Gián là loài côn trùng có tên khoa học Balatella germanica, thuộc bộ cánh thẳng ôm kín lưng. Kích thước con gián rất khác nhau tùy theo loài có thể từ 4 - 9,5mm. Trên hành tinh chúng ta có gần 3600 loài gián, trong đó chỉ có một số loài thích sống chung trong một căn hộ với người. Gián là loài vật ăn khỏe, sống khỏe, chỉ duy nhất có loài gián rừng đang từ từ biến khỏi hành tinh này, chúng chỉ còn cư chú ở miền Viễn Đông nước Nga. Gián có đặc điểm tinh quái, bò khỏe chạy rất nhanh, và thích nghi được với mọi điều kiện bất lợi, nên "hậu duệ" của chúng ngày càng sinh sôi phát triển ở khắp mọi nơi.
 

Gián sinh trưởng qua ba giai đoạn: trứng, gián con, gián trưởng thành - mỗi gián cái có thể đẻ ra 200.000 gián con trong suốt cuộc đời. Gián hoạt động mạnh về ban đêm, còn ban ngày tìm nơ i ẩm thấp và tối tăm như hốc tường, khe kẽ tủ, hộc ngăn kéo, đường dẫn rác, các hệ thống thông gió khu nhà ở cao tầng... để trú ẩn.

Gián là con vật rất phàm ăn và ăn tạp. Chúng ăn được tất cả mọi thứ từ thực phẩm các loại, đến quần áo, sách vở... phần còn lại trong các chai lọ đã rót hết, cũng đủ cho chúng. Bia còn lại trong vỏ lon bia, chúng cũng "nhậu" không chê. Khi thiếu thức ăn chúng sẽ gặm bìa và gáy sách, lớp hồ dán ở một tem thư phong bì, cũng đủ cho gián sống ung dung một tuần. Cùng lắm, chúng có thể nhấm nháp cả những giọt xi đánh giầy, thậm chí cả xà phòng mà không hề ngộ độc. Nếu ở môi trường thiếu ăn, gián vẫn có thể sống được 2 - 3 tháng.

Tàng trữ và gieo rắc mầm bệnh

Từ lâu, y học đã tuyên án con gián là loại côn trùng có thể mang một số mầm bệnh nguy hiểm. Gián sống ở nơi hôi hám bẩn thỉu, khi chúng bò vào thức ăn, chúng rải các mầm bệnh vào đó làm cho thức ăn bị nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Đặc điểm loài gián là vừa ăn vừa bài tiết phân rải rác khắp nơi, có mùi hôi đặc biệt khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà chúng bò qua.
 

Mấy năm trước đây bác sĩ Gary Bennett, một nhà côn trùng học ở Mỹ đã đăng các kết quả nghiên cứu trên tờ báo "Lancet" về con vật ghê tởm này: Gián gây dị ứng cho con người rất mạnh. Có thể hình dung con gián như một chiếc xe tải khổng lồ chuyên chở nhiều vi khuẩn truyền bệnh đáng sợ. Theo số liệu nghiên cứu của các chuyên gia, một con gián chuyên chở không dưới 14 triệu vi sinh vật trên thân mình, và chất thải do nó bài tiết cũng chứa đến 7 triệu vi khuẩn.

Cách đây khoảng 60 năm, các bác sĩ ở Bruxelles (nước Bỉ) đã cho thấy những con gián là thủ phạm chuyên chở vi khuẩn  Salmonella (vi khuẩn có nguồn gốc ở phân, gây nhiễm độc khuẩn thức ăn) trong các nhà trẻ. Người ta không hiểu tại sao một số bệnh đường ruột tiếp tục lây lan, mặc dù điều kiện vệ sinh rất tốt, cho đến khi người ta khám phá từng đàn gián chạy tung tăng lên giường và có con táo tợn bò cả lên người các em bé đang ngủ. Nhưng không chỉ có Salmonella, gián còn chuyên chở và reo rắc nhiều mầm bệnh khác như dịch tả, kiết lỵ, siêu vi trùng bại liệt, các loại trứng giun, sán...

Kẻ trú ẩn khó diệt

Không thể để gián chung sống hòa bình trong cùng một căn hộ với chúng ta. Cuộc chiến chống loài gián là điều không tránh khỏi và mang tính toàn cầu. Nhưng làm thế nào để tiêu diệt nó? Diệt gián gặp không ít khó khăn, vì nó có khả năng kháng hóa chất, chỉ sau một vài lần sử dụng, gián tiếp xúc với hóa chất mà không bị chết. Vì chưa có loại thuốc diệt gián nào hữu hiệu, Viện nghiên cứu sinh vật học Dijon của Pháp, từ việc nghiên cứu sự phát triển của gián, đã sản xuất các chất phá pheromon (chất hấp dẫn giới tính do gián cái tiết ra gọi đực) để ngăn cản sự sinh sản của gián.
 

Còn hãng Ecoscience của  Mỹ đã đưa ra thị trường một loại thuốc sinh học nhằm chống gián - đó là các bào tử nấm. Khi rắc bột bào tử nấm này vào những chỗ gián thường trú ẩn, nấm sẽ phát triển trên cơ thể gián làm lây lan cả họ nhà gián "ăn thịt" gián và làm chết chúng. Các nhà sinh học ở Trường đại học tổng hợp của bang Bắc Carolina thì nghiên cứu tổng hợp chất có mùi nhử gián vào bẫy. Hãng sản xuất thuốc trừ sâu bọ nổi tiếng John and John nơi đang nuôi trong phòng thí nghiệm hàng triệu con gián các loại, để nghiên cứu thuốc diệt gián có công hiệu nhất.

Để phòng chống gián, điều quan trọng và cần thiết nhất là cải tạo môi trường sống: thường xuyên vệ sinh dọn dẹp sạch sẽ nhà ở và làm giảm nơi ẩn náu của chúng. Có thể kết hợp dùng các loại hóa chất diệt côn trung rải hoặc phun tồn lưu.

Gián và những tác hại của chúng với con người

Trong thế giới côn trùng có rất nhiều loài, có những loại mang đến rất nhiều những lợi ít cho con người nhưng có những loại lại là tác nhân gây hại. Gián là một trong những loại côn trùng gây nguy hiểm cho cơ thể cũng như đời sống của con người nhiều nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu những tác hại cũng như những thông tin vê loài côn trùng này để có những phương pháp phòng ngừa bạn nhé. Gián hiện nay có rất nhiều loại cũng như tên gọi khoa học khác nhau, chúng sinh trưởng qua ba giai đoạn: trứng, thiếu trùng và con sinh trưởng.
 

Trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau rừ 1-3 tháng, thiếu trùng hay còn gọi là gián con chỉ dài vài milimet và không có cánh. Khi mới nở có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Sau đó gián con lột xác và lớn lên, phát triển trưởng thành sau vài tháng đến hơn một năm tùy theo loài.  Gián thường sống chung với người và gây hại cho con người với những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ẩm thấp. Chúng thường sống thành đàn và hoạt động mạnh mẽ về ban đêm, còn ban ngày thì tìm những nơi tối và ẩm thấp để trú ẩn.

Trong đêm tối,gián thường bò đi tìm thức ăn ở những nơi như nhà bếp, tủ đựng bát đĩa và thức ăn, nơi thùng rác, cống rãnh thoát nước... Khi ta bật đèn sáng, gián bị hoảng loạn và chạy loạn xạ trên bát đĩa, đồ dùng nấu ăn, nền nhà... để tìm nơi ẩn náu. Những mónthức ăn của gián chính là bột, đường, sữa…khi không có thức ăn thì gián cũng có thểgặm nhắm cả bìa gáy sách, tủ đựng đồ đạc và trần nhà có chất bột, thậm chí cả đế giày, tấm lót giày, xác lột và xác chết của chúng, máu tươi, máu khô, phân…Khi gián phát triển quá nhiều và quá đông đúc, chúng có khả năng di cư đến nơi ở mới bằng cách bò hay bay thành đàn để tìm chỗ sinh sống.

Vì là loại côn trùng có tập tính sống bẩn nên rất có hại cho sinh hoạt hằng ngày của con người, chúng có thể làm thức ăn bị nhiễm khuẩn. Đồng thời chúng có thể gặm nhắm làm hư hỏng một số vật dụng như quần áo, sách vở… Chúngvừa ăn vừa nôn mửa những thức ăn mà chúng đã tiêu hóa một phần và đào thải phân rải rác khắp nơi. 

Các chất bài tiết, nôn mửa từ miệng gián, các tuyến trên cơ thể của gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà nó đã đi qua. Chúng thường xuyên bò từ nhà này sang nhà khác, có thể từ cống rãnh, vườn tược, hố rác, nhà vệ sinh rồi sau đó vào nhà để trú ẩn. Chúng có thể ăn tất cả những chất thải cũng như thức ăn của con người nên thường mang và phát tán mầm bệnh tấn công con người. Để tránh những tác hại không tốt của loài vật này gây nên thì hiện nay có một số thuốc diệt gián với kết quả ngăn chặn tối đa những tác hại mà loài vật này gây nên.
 

Gián không phải là tác nhân gây bệnh nhưng nó làtrung gian truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt... Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo mức độ.
 

Diệt côn trùng gây hại hiện nay là một trong những biện pháp hàng đầu, trong đó mục tiêu diệt gián nên được đặt lên hàng đầu vì chúng trú ngụ ngay tại nhà.

Tài liệu tham khảo

1.Beccaloni, G. W. 2014. Cockroach Species File o­nline. Version 5.0/5.0. World Wide Web electronic publication. <http://Cockroach.SpeciesFile.org>

2.Valles, SM; Koehler, PG; Brenner, RJ. (1999). "Comparative insecticide susceptibility and detoxification enzyme activities among pestiferous blattodea" (PDF). Comp Infibous Biochem Physiol C Pharmacol Toxicol Endocrinol 124 (3): 227–232. doi:10.1016/S0742-8413(99)00076-6. PMID 10661713.

3.Schal, C; Hamilton, R. L. (1990). "Integrated suppression of synanthropic cockroaches" (PDF). Annu. Rev. Entomol 35: 521–551. doi:10.1146/annurev.en.35.010190.002513. PMID 2405773.

4.Garwood, Russell J.; Sutton, Mark D. (2010). "X-ray micro-tomography of Carboniferous stem-Dictyoptera: New insights into early insects". Biology Letters 6: 699–702. doi:10.1098/rsbl.2010.0199. Retrieved June 9, 2015.

5.Eggleton, P., Beccaloni, G. & Inward, D. 2007. Invited reply: Response to Lo et al. Biology Letters, 3(5): 564-565 [Published o­nline 14 August 2007. doi: 10.1098/rsbl.2007.0367]

6.Beccaloni, G. W. & Eggleton, P. 2011. Order Blattodea Brunner von Wattenwyl, 1882. In: Zhang, Z.-Q. (Ed.). Animal biodiversity: An outline of higher-level classification and survey of taxonomic richness. Zootaxa, 3148: 199-200.

7.Inward, D., Beccaloni, G. & Eggleton, P. 2007. Death of an order: a comprehensive molecular phylogenetic study confirms that termites are eusocial cockroaches. Biology Letters, 3(3): 331-335 [Published o­nline 5 April 2007. doi: 10.1098/rsbl.2007.0102]

8."Termites are 'social cockroaches'". BBC News. 13 April 2007.

9.Grimaldi, D (1997): A fossil mantis (Insecta: Mantoidea) in Cretaceous amber of New Jersey, with comments o­n early history of Dictyoptera. American Museum Novitates 3204: 1–11

10.University of California Integrated Pest Management Program. Ipm.ucdavis.edu. Retrieved o­n 2012-04-29.

11.Ritzmann, Roy E.; Quinn, Roger D.; Fischer, Martin S. (2004). "Convergent evolution and locomotion through complex terrain by insects, vertebrates and robots" (PDF). Arthropod Structure & Development 33 (3): 361–379. doi:10.1016/j.asd.2004.05.001.

12.Spagna, J C; Goldman, D I; Lin, P-C; Koditschek, D E; Full, Robert J (2007). "Distributed mechanical feedback control of rapid running o­n challenging terrain". Bioinspir Biomim 2 (1): 9–18. doi:10.1088/1748-3182/2/1/002. PMID 17671322.

13.Jennifer Viegas. "Cockroaches Make Group Decisions". Discovery Channel. Retrieved 10 June 2006.

14.Hamasaka, Yasutaka; Mohrherr, CJ; Predel, R; Wegener, C (22 December 2005). "Chronobiological analysis and mass spectrometric characterization of pigment-dispersing factor in the cockroach Leucophaea maderae". The Journal of Insect Science 5 (43): 43. PMC 1615250. PMID 17119625.

15.Mathieu Lihoreau; Jean-Louis Deneubourg; Colette Rivault (Oct 2010). "Collective foraging decision in a gregarious insect". Behavioral Ecology and Sociobiology 64 (10): 1577–1587. doi:10.1007/s00265-010-0971-7.

16.Jean-Marc Ame; Colette Rivault; Jean-Louis Deneubourg (Oct 2004). "Cockroach aggregation based o­n strain odour recognition". Animal Behaviour 68 (4): 793–801. doi:10.1016/j.anbehav.2004.01.009.

17.Raphael Jeanson; Colette Rivault; Jean-Louis Deneubourg; Stephane Blanco; Richard Fournier; Christian Jost; Guy Theraulaz (Jan 2005). "Self-organized aggregation in cockroaches". Animal Behaviour 69 (1): 169–180. doi:10.1016/j.anbehav.2004.02.009.

18.Lemonick, Michael D. (2007-11-15). "Robotic Roaches Do the Trick". Time Magazine.

19.Mathieu Lihoreau; Loïc Brepson; Colette Rivault (2009). "The weight of the clan: Even in insects, social isolation can induce a behavioural syndrome". Behavioural Processes 82: 81–84. doi:10.1016/j.beproc.2009.03.008. PMID 19615616.

20.Isaac Planas-Sitjà; Jean-Louis Deneubourg; Céline Gibon; Grégory Sempo (4 February 2015). "Group personality during collective decision-making: a multi-level approach" (PDF). Proc. R. Soc. B. doi:10.1098/rspb.2014.2515.

21.Morell, Virginia (3 February 2015). "Even cockroaches have personalities". Science. doi:10.1126/science.aaa7797. Retrieved 19 February 2015.

22.M. Lihoreau; J. T. Costa; C. Rivault (Nov 2012). "The social biology of domiciliary cockroaches: colony structure, kin recognition and collective decisions". Insectes Sociaux 59 (4): 445–452. doi:10.1007/s00040-012-0234-x.

23.Walker, Matt (2 May 2012). "Why cockroaches need their friends". BBC Nature. Retrieved 15 June 2014.

24.Guinness World Records. "Guinness World Records: World's Largest Cockroach".

25."Natural History Museum: Cockroaches hit the shelves".

26.Hoell, H.V., Doyen, J.T. & Purcell, A.H. (1998). Introduction to Insect Biology and Diversity, 2nd ed. Oxford University Press. pp. 362–364. ISBN 0-19-510033-6.

27.CockRoach (Blattella Germanica). Archived 8 August 2011 at WebCite pest911.com

28.Rentz, David (2014). A Guide to the Cockroaches of Australia. CSIRO Publishing. ISBN 9780643103207.

29.Eggleton, P. (2001). "Termites and trees: a review of recent advances in termite phylogenetics". Insectes Sociaux 48 (3): 187–193. doi:10.1007/PL00001766.

30.Lo, N.; Bandi, C; Watanabe, H; Nalepa, C; Beninati, T (2003). "Evidence for Cocladogenesis Between Diverse Dictyopteran Lineages and Their Intracellular Endosymbionts" (PDF). Molecular Biology and Evolution 20 (6): 907–13. doi:10.1093/molbev/msg097. PMID 12716997. Archived 8 August 2011 at WebCite

31.Cave may hold missing link. Theage.com.au (2007-03-21). Retrieved o­n 2012-04-29.

32.Lo, N; Beninati, T; Stone, F; Walker, J; Sacchi, L (2007). "Cockroaches that lack Blattabacterium endosymbionts: The phylogenetically divergent genus Nocticola". Biology letters 3 (3): 327–30. doi:10.1098/rsbl.2006.0614. PMC 2464682. PMID 17376757.

33.The Cockroach FAQ Archived 8 August 2011 at WebCite bio.umass.edu

34.Mullen, Gary; Durden, Lance, eds. (2002). Medical and Veterinary Entomology. Amsterdam: Academic Press. p. 32. ISBN 0-12-510451-0.

35.MythBusters – Drowning Cockroaches?. YouTube (2008-07-23). Retrieved o­n 2012-04-29.

36.Tanaka, Kazuhiro; Tanaka, Seiji (October 1997). "Winter Survival and Freeze Tolerance in a Northern Cockroach, Periplaneta japonica (Blattidae : Dictyoptera)". Zoological Science (The Zoological Society of Japan) 14 (5): 849–853. doi:10.2108/zsj.14.849. ISSN 0289-0003. Retrieved 9 December 2013.

37.Berenbaum, May (30 September 2009). The Earwig's Tail: A Modern Bestiary of Multi-legged Legends. Harvard University Press. pp. 53–54. ISBN 978-0-674-03540-9.

38.Choi, Charles (15 March 2007). "Fact or fiction?: a cockroach can live without its head". Scientific American (Scientific American, a Division of Nature America, Inc.). Retrieved 27 December 2013.

39."Cockroaches & Radiation". Retrieved 10 June 2006.

40.Kunkel, Joseph G. "Are cockroaches resistant to radiation?". Retrieved 10 June 2006.

41."How to Get Rid of Cockroaches". Bill Larsen. Retrieved 5 April 2010.

42.Brenner, R.J.; Koehler, P.; Patterson, R.S. (1987). "Health Implications of Cockroach Infestations". Infestations in Med 4 (8): 349–355.

43.Rivault, C.; Cloarec, A.; Guyader, A. Le (1993). "Bacterial load of cockroaches in relation to urban environment". Epidemiology and Infection 110 (2): 317–325. doi:10.1017/S0950268800068254. PMC 2272268. PMID 8472775.

44.Elgderi, RM; Ghenghesh, KS; Berbash, N. (2006). "Carriage by the German cockroach (Blattella germanica) of multiple-antibiotic-resistant bacteria that are potentially pathogenic to humans, in hospitals and households in Tripoli, Libya". Ann Trop Med Parasitol 100 (1): 55–62. doi:10.1179/136485906X78463. PMID 16417714.

45.Bernton, H.S.; Brown, H. (1964). "Insect Allergy Preliminary Studies of the Cockroach". J. Allergy 35 (506–513): 506–13. doi:10.1016/0021-8707(64)90082-6. PMID 14226309.

46.Kutrup, B (2003). "Cockroach Infestation in Some Hospitals in Trabzon, Turkey" (PDF). Turk. J. Zool. 27: 73–77.

47.Santos, AB; Chapman, MD; Aalberse, RC; Vailes, LD; Ferriani, VP; Oliver, C; Rizzo, MC; Naspitz, CK et al. (1999). "Cockroach allergens and asthma in Brazil: identification of tropomyosin as a major allergen with potential cross-reactivity with mite and shrimp allergens". The Journal of Allergy and Clinical Immunology 104 (2): 329–337. doi:10.1016/S0091-6749(99)70375-1. PMID 10452753.

48.Kang, B; Vellody, D; Homburger, H; Yunginger, JW (1979). "Cockroach cause of allergic asthma. Its specificity and immunologic profile". The Journal of Allergy and Clinical Immunology 63 (2): 80–86. doi:10.1016/0091-6749(79)90196-9. PMID 83332.

49."Best Home Remedies To Kill And Control Cockroaches - Baking Soda". HRT.whw1.com. Retrieved 2015-06-20.

50."Best Home Remedies To Kill And Control Cockroaches - Catnip". HRT.whw1.com. Retrieved 2015-06-20.

51."Best Home Remedies To Kill And Control Cockroaches - DE". HRT.whw1.com. Retrieved 2015-06-20.

52.http://howtousediatomaceousearth.com/wp-content/uploads/2010/12/The-IPM-Practitioner.pdf

53.Piper, Ross (2007), Extraordinary Animals: An Encyclopedia of Curious and Unusual Animals, Greenwood Press.

54."Cockroaches". Alamance County Department of Environmental Health. Retrieved 11 May 2008.

55.Li J. and Ho S.H. Pandan leaves (Pandanus amaryllifolius Roxb.) As A Natural Cockroach Repellent. Proceedings of the 9th National Undergraduate Research Opportunities Programme (2003-09-13).

56.William Brodbeck Herms. Medical and Veterinary Entomology. The MacMillan company, 1915, p. 44.

57.Inexpensive Cockroach Trap Proving More Effective Than SpraysKVBC, Las Vegas, June 27, 2006.

58.Quoted in The Eat-A-Bug Cookbook p. 66

59.Mulder, Phil. "Madagascar Hissing Cockroaches: Information and Care." Oklahoma 4-H Youth Development. Oklahoma State University, n.d. Web. 31 Oct. 2013. <http://agweb.okstate.edu/fourh/aitc/lessons/extras/cockroach.pdf>.

60.""Hope" the Russian cockroach gives birth to first space babies". RIA Novosti.

61.Berle, D. (2007). "Graded Exposure Therapy for Long-Standing Disgust-Related Cockroach Avoidance in an Older Male". Clinical Case Studies 6 (4): 339. doi:10.1177/1534650106288965.

62.Botella, C.M.; Juan, M.C.; Baños, R.M.; Alcañiz, M.; Guillén, V.; Rey, B. (2005). "Mixing Realities? An Application of Augmented Reality for the Treatment of Cockroach Phobia". CyberPsychology & Behavior 8 (2): 162. doi:10.1089/cpb.2005.8.162.

63."I am a survivor. I am like a cockroach, you just can't get rid of me." – Madonna. Thinkexist.com. Retrieved o­n 2012-04-29.

64.McCaffery, Ryan (July 28, 2012) Are Cockroaches Immortal? healthclover.com

 

 

Ngày 02/07/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang và Ths. Đỗ Văn Nguyên  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích