Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 7 4 7 7
Số người đang truy cập
3 9 3
 Chuyên đề Côn trùng học
Loại muỗi sinh sản và phát triển ở chỗ nước bẩn có thể truyền một số bệnh cho người

 

Theo các cơ quan báo chí đưa tin, thời gian qua “dịch muỗi” bùng phát ở một số nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh có nguyên nhân xuất phát từ các kênh rãnh nước thải bị tù đọng lại do người dân vất rác bừa bãi làm nghẽn dòng thoát, tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sản và phát triển.

Loại muỗi phổ biến có tên là Culex với đặc điểm sinh sản, phát triển ở chỗ nước bẩn; khác với các loài muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét và Aedes truyền bệnh sốt xuất huyết. Muỗi Culex thường gây phiền hà trong sinh hoạt do chúng chích đốt máu và có thể truyền một số bệnh cho người.

 
“Dịch muỗi” bùng phát do ô nhiễm nước bẩn tù đọng (ảnh minh họa)

Các nhà khoa học đã phát hiện và mô tả có khoảng 550 loài muỗi Culex khác nhau, phần lớn chúng hiện diện ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Nếu muỗi sinh sản, phát triển với mật độ hoạt động cao sẽ gây phiền hà trong sinh hoạt hàng ngày cho cộng đồng dân cư. Trong đó có một số loài có thể là trung gian truyền bệnh giun chỉ bạch huyết và các bệnh do vi-rút như viêm não Nhật Bản.

Muỗi thường đẻ trứng thành từng bè với khoảng 100 trứng hoặc hơn ở trên mặt nước, trứng không có phao. Bè trứng nổi cho tới khi trứng nở thành bọ gậy trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày sau đó. Bọ gậy khi nghỉ sẽ tạo thành một góc so với mặt nước, ống thở ở phần đuôi thông với mặt nước dài, thon, có nhiều cụm lông. Loăng quăng ít khác biệt so với loăng quăng của loài muỗi khác. Muỗi trưởng thành có vòi và thân thẳng góc với mặt tường vách khi đậu nghỉ, ở phần đầu có pan ngắn hơn vòi, ở phần cuối thân thường tù và không nhọn; chúng đẻ trứng nhiều ở những nơi chứa nước lặng và không chảy, những nơi chứa nước nhân tạo, cống rãnh và có thể là những thảm nước thường xuyên với diện tích lớn. Nếu muỗi sinh sản, phát triển nhiều sẽ gia tăng hoạt động đốt máu gây phiền hà trong sinh hoạt của người dân; đồng thời muỗi cũng có thể truyền một số bệnh. Loài muỗi phổ biến nhất là Culex quinquefasciatus, chúng chính là thủ phạm trung gian truyền bệnh giun chỉ bạch huyết với đặc điểm thích đẻ trứng ở những nơi nước bẩn có chứa nhiều chất hữu cơ như chất thải sinh hoạt, phân người và động vật, các loại cây cỏ mục nát. Chỗ nước bẩn muỗi đẻ trứng cũng được phát hiện ở các hố xí bể, hố xí ngăn, rãnh nước và cống nước bị tắc nghẽn; mương nước, máng nước, giếng nước bỏ hoang. Ở nhiều nước đang phát triển, muỗi Culex quinquefasciatus có mặt khá phổ biến ở các đô thị phát triển nhanh nhưng không bền vững, nơi đó có hệ thống thoát nước và vệ sinh không được bảo đảm. Ngoài ra còn có loài muỗi Culex tritaeniorhynchus là trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản ở châu Á nhưng chúng lại ưa đẻ trứng tại những chỗ có nước trong như loài muỗi Aedes; thực tế thường phát hiện được muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa nước, mương nước, rãnh nước.

Các nhà khoa học ghi nhận loài muỗi Culex quinquefasciatus có tập tính ưa sống gần người. Muỗi cái có khả năng đốt máu người và các loại gia súc suốt đêm, kể cả trong nhà và ngoài nhà. Vào ban ngày, muỗi không hoạt động đốt máu mà thường tìm chỗ để trú đậu nghỉ ở các góc tối trong phòng ở, chỗ kín đáo, vòm cống rãnh... Chúng cũng có thể trú ẩn ở ngoài nhà trên các loại cây cỏ, những hốc cây.

  

Muỗi Culex và Mansonia là thủ phạm gây nên “dịch muỗi” (ảnh minh họa)

 

Ngoài loại muỗi Culex phổ biến đã nêu trên, ở một số vùng cũng có thể phát hiện được loài muỗi Mansonia cũng là trung gian truyền bệnh giun chỉ bạch huyết với đặc điểm thân muỗi, kể cả chân và cánh có vảy phủ màu nâu sẫm xen kẽ vảy màu nhạt trông như muỗi có bụi bám vào hoặc được rắc muối tiêu. Loài muỗi này thường đẻ trứng thành từng đám, dính treo vào mặt dưới của cây hay gần sát mặt nước. Do cả bọ gậy và loăng quăng muỗi bám vào các thủy vật thủy sinh để thở nên chỉ phát hiện thấy chúng ở những nơi nước thường xuyên có thực vật thủy sinh hiện diện ở vùng đầm lầy, giếng nước, mương nước có cỏ, máng dẫn nước... vì vậy rất khó tìm. Ngoài ra cũng có thể phát hiện thấy bọ gậy của muỗi Mansonia ở những chỗ nước sâu hơn có thực vật thủy sinh nổi trên mặt nước và chúng thường bám vào mặt dưới nằm trong nước của các loại bèo và cỏ. Muỗi Mansonia có tập tính đốt máu vào ban đêm chủ yếu ở ngoài nhà nhưng một số loài cũng có khả năng bay vào nhà để đốt máu người; sau khi đốt máu muỗi thường trú ẩn ở ngoài nhà.

Như vậy, “dịch muỗi” bùng phát trong thời gian qua tại một số nơi tại Thành phố Hồ Chí Minh có nguyên nhân môi trường bị ô nhiễm do tắc nghẽn dòng chảy vì người dân vất bỏ rác thải bừa bãi xuống mương rãnh thoát nước hoặc các loại bèo phát triển ngăn chặn dòng chảy làm nước không lưu thông được. Từ đó đã tạo điều kiện cho muỗi đẻ trứng, sinh sản và hình thành muỗi trưởng thành hoạt động với mật độ cao gây phiền hà cho sinh hoạt của người dân, đồng thời có thể truyền một số bệnh quan trọng. Loài muỗi chủ yếu ở đây có khả năng là muỗi Culex, bên cạnh đó có thể là muỗi Mansonia; vấn đề này cần được ngành y tế dự phòng tiến hành điều tra, giám sát để xác định cụ thể. Đồng thời phải truyền thông giáo dục sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi, trong đó có biện pháp vệ sinh môi trường, khơi thông dòng chảy để giảm mật độ hoạt động của muỗi. 

Ngày 26/03/2015
TTTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích