Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 5 4 3 7
Số người đang truy cập
2 9 6
 Chuyên đề Côn trùng học
Tình hình kháng hóa chất diệt côn trùng và thay đổi tập tính các véc tơ truyền bệnh tại Thái Lan (Phần 2)

Muỗi kháng sinh lý với hóa chất diệt côn trùng

Một trong những biện pháp chính để ngăn chặn sự lan truyền bệnh thông qua véc tơ đó là phải phá vỡ sự tiếp xúc giữa véc tơ với con người thông qua việc sử dụng hóa chất. Nhiều hóa chất tổng hợp thuộc các nhóm hóa chất khác nhau đã được sử dụng nhiều năm trong các chương trình kiểm soát véc tơ y tế cộng đồng. Hiện nay phần lớn các hóa chất được sử dụng trong y tế cộng đồng là các hợp chất thuộc nhóm pyrethroid. Ở Thái Lan, sự kết hợp các hợp chất khác nhau thuộc nhóm pyrethroid đã có sẵn trên thị trường và các hộ gia đình mua về để phòng chống muỗi và các động vật chân khớp khác ở trong và ngoài nhà.

Pyrethroids là một nhóm hợp chất tương đối rẻ tiền, tiêu diệt nhanh chóng côn trùng gây hại và là hợp chất tương đối an toàn khi sử dụng gần người để kiểm soát các loài muỗi có tập tính sống trong nhà. Từ năm 1994, Deltamethrin đã được sử dụng rộng rãi trong các chương trình kiểm soát véc tơ có tổ chức ở Thái Lan, điều này đã làm gián đoạn lan truyền bệnh sốt xuất huyết và hóa chất này thường được sử dụng để xử lý khi dịch bệnh bùng phát. Nhiều sản phẩm dựa vào pyrethroid (ví dụ , bình xịt, cuộn dây , phun và gel ) bao gồm một hoặc 12 thành phần hoạt chất khác nhau, và chúng có sẵn trên thị trường để cho công chúng sử dụng trong cộng đồng.

 

Khảo sát 23 sản phẩm gia dụng trên thị trường công cộng ở đô thị Bangkok thì tìm thấy 11 sản phẩm có chứa nồng độ thấp khác nhau của permethrin, 11 sản phẩm chứatetramethrin, 4 sản phẩm chứa bioallethrin và prallethrin, nhiều chất hỗ trợ (piperonyl butoxide) được thêm vào để làm gia tăng hiệu quả diệt muỗi và côn trùng gây hại.

Chỉ có ba sản phẩm đã có hỗn hợp của deltamethrin (Bảng 1). Một sản phẩm carbamate (propoxur) và một sản phẩm lân hữu cơ (dichlorvos) cũng có sẵn như là một hỗn hợp đã được phê duyệt trong các sản phẩm kiểm soát dịch trong các hộ gia đình. Quần thể muỗi thường xuyên tiếp xúc với nồng độ gây chết của các loài hóa chất này có thể dẫn đến hoặc đóng góp vào sự phát triển kháng hóa chất diệt côn trùng và tác động trực tiếp đến hiểu quả hoạt động quản lý và phòng chống các bệnh do véc tơ truyền.

Tại Thái Lan, muỗi kháng với DDT đã được ghi nhận ở 2 loài thuộc Anophelines (Anopheles minimusAnopheles annularis) (Bảng 2), nằm ​​ở khu vực Tây Bắc. Mặc dù trong vài thập kỷ qua, việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng có kiểm soát để chống lại véc tơ truyền bệnh sốt rét, đặc biệt là phun tồn lưu trong nhà (IRS), nhưng không có số liệu kháng nào được báo cáo với bất cứ nhóm hóa chất nào hoặc thành phần hoạt chất (chủ yếu là deltamethrin ) được sử dụng để kiểm soát véc tơ. Phát hiện thú vị này có sự tương phản đáng kể với các cơ chếkháng hóa chất thấy ở các loài muỗi Ae. aegypti, Ae. albopictus và Cx. quinquefasciatus và có thể được giải thích do tập tính hoạt động và hút máu ngoài nhà của các véc tơ chính là chủ yếu, điều này sẽ giới hạn thời gian muỗi tiếp xúc với hóa chất diệt côn trùng tồn lưu trong nhà (ví dụ như IRS và màn tẩm hóa chất)

Bảng 2. Danh sách quần thể muỗi Anopheles kháng với DDT ở Thái Lan (2000–2010)

Loài

Hóa chất

Vị trí (tỉnh –huyện)

Tọa độ địa lý

An. annularis

DDT

Chiang Mai-Chiang Dao

19°32'N 98°54'E

An. annularis

DDT

Mae Hongsorn

19°9'N 98°1'E

An. minimus (A)*

DDT

Phrae

18°6'N 100°16'E

*An. minimus sensu strict. Note that resistance to DDT was also seen in non-vector anophelines of Thailand before 2000, Anopheles aconitus, Anopheles culicifacies, Anopheles nivipes and Anopheles philippinensis

Kháng hoặc gia tăng sức chịu dựng với temephos -đây là nhóm lân hữu cơ thường được sử dụng để kiểm soát ấu trùng muỗiđã được tiến hành ở loài muỗi Ae. aegyptitại Thái Lan. Có tổng cộng 19 quần thể muỗi được kiểm tra thì đã phát hiện 12 quần thể muỗi kháng với temephos trong khi đó có 7 quần thể đã chứng minh khả năng chịu đựng với hóa chất. Mức độ nhạy cảm với temephos cũng đã xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào lịch sử sử dụng/tiếp xúc với hóa chất trong khu vực. Dữ liệu về tính nhạy cảm với malathion, fenitrothion (organophosphates) và propoxur (carbamate) ở muỗi trưởng thành Ae. aegypti được tổng hợp từ 2000-2011 dựa vào phương pháp kiểm tra tính nhạy cảm theo Tổ chức Y tế thế giới.

Mức độ nhạy cảm đối với hai nhóm hóa chất cũng thay đổi theo các khu vực địa lý và tiếp xúc với hóa chất trước đó. Ví dụ, quần thể muỗi Ae. aegypti đã kháng mạnh đối với malathion và fenitrothion đã được báo cáo ở các khu vực miền Trung, phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan; trong khi đó kháng ở mức độ thấp đến mức độ trung bình đã được tìm thấy ở phía bắc. Trong khi đó chỉ có một địa phương ở khu vực miền nam Thái Lan đã báo cáo quần thể muỗi Ae. aegypti kháng với malathion.

Thanispong và cộng sự, đã báo cáo quần thể muỗi Ae. aegypti kháng với 6 loại hóa chất tổng hợp thuộc nhóm pyrethroids, tên các hợp chất đó là cyfluthrin, cypermethrin, deltamethrin, etofenprox, lambda-cyhalothrin và permethrin. Kháng Permethrin đã phân bố rộng rãi ở nhiều vùng khác nhau của Thái Lan, trong khi đó muỗi kháng với deltamethrin, lambda-cyhalothrin và cyfluthrin phân bố ở không gian hẹp hơn nhiều (hình 3).

Kháng DDT cũng đã được tìm thấy khắp Thái Lan, trong khi đó kháng fenitrothion (OP) được giới hạn ở các khu vực miền Trung và miền Bắc Thái Lan (hình 3). Ngoài ra, gia tăng sức chịu đựng đã được báo cáo đối với 3 nhóm hóa chất diệt côn trùng chính, với phần lớn là hợp chất tổng hợp thuộc nhóm pyrethroid, đặc biệt là permethrin và deltamethrin (hình 4).

Mặc dù số liệu về muỗi kháng với hóa chất còn bị hạn chế, nhưng quần thể muỗi Ae. aegypti kháng temephos (OP) xuất hiện phổ biến hơn so với kháng propoxur (carbamate) (hình 3). Đối với loài Ae. albopictus, một số bài báo đã mô tả kháng sinh lý xảy ra ở loài muỗi này; Tuy nhiên, hầu hết các quần thể muỗi Ae. albopictus đã được chứng minh kháng với permethrin và một quần thể cho thấy kháng với DDT (bảng 3 và hình 5).

                    Hình 3. Phân bố Ae. aegypti kháng hóa chất diệt côn trùng ở Thái Lan (2000-2011)

 


Bảng 3. Các quần thể muỗiAe. albopictusđược kiểm tra chống lại hóa chất diệt côn trùng ở các địa điểm tại Thái Lan (2000–2011)

Hóa chất

Địa điểm (tỉnh – huyện)

Tọa độ địa lý

DDT

Chiang Mai-Mae Tang

19°11′N 98°54′E

Permethrin

 

 

 

 

Phatthalung-Mueang

7°30′N 100°03′E

Tak-Mae Sot

16°45′N 98°33′E

Tak-Mae Sot

16°45′N 98°34′E

Chumphon-Mueang

10°30′N 99°07′E

Prachuap Khiri Khan-Hua Hin

12°33′N 99°53′E

Songkhla-Namom

6°54′N 100°32′E

Songkhla-Sadao

6°45′N 100°24′E

Surat Thani-Mueang

9°02′N 99°22′E

Hình 5. Sự phân bố muỗi Ae. albopictus và các loài thuộc chiAnopheles kháng vớiDDT, permethrin và DDT ở Thái Lan (2000–2011).
 

Tại Thái Lan, dữ liệu gần đây về kháng pyrethroid quần thể muỗi Ae. aegyptiAe. albopictus đã bị giới hạn ở một vài khu vực địa lý nhất định. Kháng sinh lý đối với 3 hợp chất pyrethroid khác nhau, trong số 32 chủng Ae. aegypti được thu thập trên cả nước và 5 chủng Ae. albopictus ở miền Nam Thái Lan được điều tra.

Tần suất kháng với permethrin ở các quần thể muỗi Ae. aegypti là khác nhau giao động trong khoảng từ 4% và 56,4%. Tất cả 32 chủng Ae. aegypti đã được tìm thấy có bằng chứng về tăng sức chịu đựng (62,5%) hoặc các mức độ sống sót sau khi tiếp xúc với permethrin cho thấy kháng rõ ràng (37,5%). Tuy nhiên, phần lớn các chủng Ae. aegypti được tìm thấy nhạy cảm (tỷ lệ chết > 98%) với deltamethrin. Có bằng chứng cho thấy, 4 chủng Ae. albopictus đã tăng sức chịu đựng với lambda - cyhalothrin và một chủng kháng cao đối với permethrin.

Loài muỗi Cx. quinquefasciatus, có các mức độ kháng cao đối với DDT, permethrin, deltamethrin và propoxur, trong khi nhạy cảm với malathion và fenitrothion (Bảng 4 , hình 6) được duy trì. Tuy nhiên, do giới hạn về số lượng các địa điểm nghiên cứu và các quần thể được kiểm tra, nên rất khó khăn để ước tính tầm quan trọng và tác động của kháng hóa chất diệt côn trùng ở các loài muỗi này trên phạm vi toàn quốc.

Bảng 4. Cx. quinquefasciatus chống lại hóa chất ở những địa điểm của Thái Lan (2000–2011)

Hóa chất

Địa điểm (tỉnh-huyện)

Tọa độ địa lý

DDT

Chiang Mai- Mueang

18°47′N 99°1′E

Chiang Mai-Mueang

18°46′N 98°57′E

Chiang Mai-San Kampaeng

18°44′43″N 99°7′13″E

Lampang-Mueang

18°17′31″N 99°30′16″E

Nan-Tha Wang Pha

19°7′35″N 100°48′53″E

Nonthaburi-Baan Suan

13°51′N 100°29′E

Bangkok-Phom Pabsatupai

13°44′N 100°29′E

Nonthaburi-Mueang

13°50′N 100°31′E

Pathum Thani-Lad Lumkeaw

14°02′N 100°24′E

Deltamethrin

Phang-Nga- Keuk-kak

8°41′47.2″N 98°15′28.6″E

Nonthaburi-Baan Suan

13°51′N 100°29′E

Nonthaburi-Muenng

13°50′N 100°29″E

Tak-Mae Sot

16°47′N 98°36′E

Bangkok-Pom Prab Satru Phai

(laboratory strain) in 1978

13°45′N 100°30′E

Etofenprox

Chiang Mai-Mueang

13°19′N 100°55′E

Nan-Tha Wang Pha

19°7′35″N 100°48′53″E

Fenitrothion

Nonthaburi-Baan Suan

13°51′N 100°29′E

Malathion

Nan-Tha Wang Pha

19°7′35″N 100°48′53″E

Permethrin

Phang-Nga Keuk-kak

8°41′47.2″N 98°15′28.6″E

Nonthaburi-Baan Suan

13°51′N 100°29′E

Nonthaburi-Mueang

13°50′N 100°31′E

Pathum Thani-Lad Lumkeaw

14°02′N 100°24′E

Propoxur

Nonthaburi-Baan Suan

13°51′N 100°29′E

Nonthaburi-Mueang

13°50′30″N 100°29′45″E

Hình 6. Phân bố muỗi Cx. Quinquefasciatus kháng hóa chất diệt côn trùng ở Thái Lan (2000–2011).
 


Phản ứng hành vi của muỗi đối với hóa chất diệt côn trùng

Các phản ứng hành vi của muỗi đối với hóa chất diệt côn trùng có thể được quan sát bằng cách sử dụngcác thiết bị phòng thí nghiệm và các hệ thống thử nghiệm 'excito-repellency’ ở thực địa khác nhau. Đối với các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhiều thử nghiệm khác nhau đã được đánh giá. Tổ chức Y tế thế giới lần đầu tiên phát triển hộp thử nghiệm để đánh giá sự kích thích của muỗi sau tiếp xúc với hóa chất diệt côn trùng. Hệ thống này sau đó đã được gọi là hộp kiểm tra "excito-repellency". Hệ thống thử nghiệm này tiếp tục được sửa đổi bởi các nhà điều tra khác quan tâm đến phản ứng hành vi tránh DDT và một số các hợp chất pyrethroid tổng hợp. Một ngăn kiểm tra thử ánh sáng được thiết kế để nghiên cứu các phản ứng kích thích của muỗi An. gambiae (đây một véc tơ sốt rét chính quan trọng ở châu Phi) với một số hợp chất hóa học. Một hạn chế liên quan đến tất cả các hệ thống thử nghiệm sớm này đó là những khó khăn để đưa vào và loại bỏ các mẫu muỗi kiểm tra với các thiết kế thử nghiệm. Các mối quan tâm khác đó là khả năng đánh giá các trạng thái sinh lý khác nhau tìm thấy ở muỗi hoang dã và lựa chọn phạm vi tập trung lý tưởng để đánh giá hóa chất. Hơn nữa, vào thời điểm đó phân tích không bao phủ hoặc thiết lập các phương pháp thống kê để diễn giải dữ liệu đã được chấp nhận hoàn toàn cũng không có bất kỳ hệ thống kiểm tra nào được thiết kế để phân biệt rõ ràng hơn giữa các kích thích tiếp xúc và phản ứng kích thích không tiếp xúc (không gian).

Một thiết bị kiểm tra excito-repellencyđược cải thiện, điều đó có thể phân biệt tốt hơn giữa các kích thích và gây khó chịu trong không gian được phát triển và lần đầu tiên được kiểm tra chống lại quần thể muỗi An. albimanus thực địa ở Trung Mỹ. Nhưng thiết bị cố định đầu tiên này là cồng kềnh khi xử lý và yêu cầu thời gian đáng kể để gắn các giấy thử nghiệm tẩm hóa chất diệt côn trùng vào bên trong các ngăn. Cuối cùng, một hệ thống kiểm tra có thể thực hiện ở thực địađược thiết kế đơn giản hơn khi chúng có thể gập lại (đóng mở) và di chuyển dễ dàng. Hệ thống này đã được sử dụng rộng rãi để điều tra các phản ứng hành vi của các loài muỗi khác nhau ở Thái Lan và các nơi khác ở khu vực châu Á.

Ngoài ra, một hệ thống thử nghiệm nhỏ gọn có thể tháo rời được gọi là Hệ thống kiểm tra nâng cao (High Through-put Screening System - HITSS) đã được phát triển để kiểm tra hàng loạt hóa chất và các phản ứng của muỗi trưởng thành; bao gồm kích thích tiếp xúc, kích thích không gian và độc tính tùy thuộc vào thiết lập các thiết kế cụ thể. Hệ thống di động này có kích thước giảm so với các thiết bị hộp excito-repellency và giảm thiểu đáng kể diện tích bề mặt xử lý cần thiết do đó làm giảm lượng hóa chất để xử lý và kiểm tra. Hệ thống này bây giờ được chấp thuận bởi WHOPES để kiểm tra hiệu quả của thành phần hoạt chất mới dành cho kích thích không gian.

Để cho các hành vi của côn trùng gần với tự nhiên, thì có rất nhiều thí nghiệm đã được tiến hành trong nhiều thập kỷ qua bằng cách sử dụng những túp lều thử nghiệm (experimental huts) được xây dựng đặc biệt ngoài tự nhiên. Hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm túp lều đã được thực hiện để quan sát hành vi của các loài muỗi Anopheles; Tuy nhiên, Grieco và cộng sự đã chứng minh thành công tất cả 3 hoạt chất hóa học có thể được quan sát thấy trong các túp lều thử nghiệm sử dụng muỗi Ae. aegypti như một hệ thống mẫu. Các kết quả thu được từ cả các nghiên cứu phòng thí nghiệm và nghiên cứu thực địa có thể giúp thuận lợi cho sự lựa chọn các biện pháp và hóa chất để kiểm soát muỗi trường thành thường xuyên hoạt động trong nhà hiệu quả nhất. Các phản ứng hành vi của các loài muỗi Anopheles với các hợp chất khác nhau được thể hiện trong bảng 5 và đối với loài muỗi Ae. aegyptiCx. quinquefasciatus được thể hiện trong bảng 6.

Bảng 5. Bằng chứng về các ứng hành vi tránh với hóa chất diệt côn trùng của Anopheles ở Thái Lan (2000-2011).

Loài

Thực địa/phòng thì nghiệm

Liều lượng

Hóa chất

Địa điểm

(tỉnh- huyện)

An. minimus A*

Phòng nghiệm

2.00 g/m2

DDT

Phrae-Rong Klang

0.0625 g/m2

Deltamethrin

Phrae-Rong Klang

0.0369 g/m2

Lambdacyhalothrin

Phrae-Rong Klang

An. minimus complex

Thực địa

2.00 g/m2

DDT

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.0625 g/m2

Deltamethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.0369 g/m2

Lambdacyhalothrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An. minimus A*

Phòng nghiệm

0.02 g/m2

Deltamethrin

Phrae-Rong Klang

An. dirus B†

Phòng nghiệm

0.02 g/m2

Deltamethrin

Chantaburi-Ban Paung

An. minimus complex

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An. maculatus B‡

Phòng nghiệm

0.02 g/m2

Deltamethrin

Tak-Mae Sot

An.swadwongporni

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An. dirus complex

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An.minimus A*

Thực địa

2.00 g/m2

DDT

Tak-Mae-Sot

0.02 g/m2

Deltamethrin

Tak-Mae-Sot

0.03 g/m2

Lambdacyhalothrin

Tak-Mae-Sot

An. minimus C

Thực địa

2.00 g/m2

DDT

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.02 g/m2

Deltamethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.03 g/m2

Lambdacyhalothrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An.maculatus

Thực địa

2.00 g/m2

DDT

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.5 g/m2

Permethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An. swadwongporni

Thực địa

2.00 g/m2

DDT

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.5 g/m2

Permethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An. minimus A*

Thực địa

0.04 g/m2

Cypermethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.04 g/m2

Carbaryl

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.19 g/m2

Malathion

Kanchanaburi-Pu Teuy

An. minimus

Thực địa

0.04 g/m2

Cypermethrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.04 g/m2

Carbaryl

Kanchanaburi-Pu Teuy

0.19 g/m2

Malathion

Kanchanaburi-Pu Teuy

An. harrisoni

Thực địa

0.03 g/m2

Bifenthrin

Kanchanaburi-Pu Teuy

An.minimus

Thực địa

0.03 g/m2

Bifenthrin

Tak-Mae Sot

Bảng 6. Bằng chứng của các phản ứng hành vi tránh với hóa chất diệt côn trùng ở loài Aedes aegyptiCulex quinquefasciatus ở Thái Lan (2000 - 2011).

Loài

Thực địa/phòng thì nghiệm

Liều lượng

Hóa chất

Địa điểm

Ae. aegypti

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Bangkok

Ae. aegypti

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Pathum Thani

Ae. aegypti

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Nonthaburi

Ae. aegypti

Phòng thí nghiệm

0.02 g/m2

Deltamethrin

Ayutthaya

Ae. aegypti

Phòng thí nghiệm

0.02 g/m2

Deltamethrin

Bangkok

Ae. aegypti

Phòng thí nghiệm

0.25 g/m2

Permethrin

Nonthaburi

Ae. aegypti

Thực địa

0.025 g/m2

Alphacypermethrin

Kanchanaburi

2.00 g/m2

DDT

Kanchanaburi

Ae. aegypti

Thực địa

0.025 g/m2

Alphacypermethrin

Chiang Mai

2.00 g/m2

DDT

Chiang Mai

Ae. aegypti

Phòng thí nghiệm

0.025 g/m2

Alphacypermethrin

USDA

2.00 g/m2

DDT

USDA

Ae. aegypti

Thực địa

0.010%

Deltamethirn

Kanchanaburi

0.0113%

Cyphenothrin

Kanchanaburi

2.091%

d-Tetramethrin

Kanchanaburi

2.377%

Tetramethrin

Kanchanaburi

Ae. aegypti

Thực địa

0.05%

Alphacypermethrin

Chiang Mai

0.05%

Deltamethrin

Chiang Mai

0.25%

Permethrin

Chiang Mai

4.00%

DDT

Chiang Mai

Ae. aegypti

Thực địa

0.05%

Alphacypermethrin

Kanchanaburi

0.05%

Deltamethrin

Kanchanaburi

0.25%

Permethrin

Kanchanaburi

0.25%

DDT

Kanchanaburi

Ae. aegypti

Thực địa

0.05%

Alphacypermethrin

Khon Kean

0.05%

Deltamethrin

Khon Kean

0.25%

Permethrin

Khon Kean

4.00%

DDT

Khon Kean

Ae. aegypti

Thực địa

0.05%

Alphacypermethrin

Nonthaburi

0.05%

Deltamethrin

Nonthaburi

0.25%

Permethrin

Nonthaburi

4.00%

DDT

Nonthaburi

Ae. aegypti

Thực địa

0.05%

Alphacypermethrin

Songkhla

0.05%

Deltamethrin

Songkhla

0.25%

Permethrin

Songkhla

4.00%

DDT

Songkhla

Ae. aegypti

Thực địa

0.05%

Alphacypermethrin

Satun

0.05%

Deltamethrin

Satun

0.25%

Permethrin

Satun

4.00%

DDT

Satun

Cx. quinquefasciatus

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Nonthaburi

0.20 g/m2

Fenitrothion

Nonthaburi

0.20 g/m2

Propoxur

Nonthaburi

Cx. quinquefasciatus

Thực địa

0.02 g/m2

Deltamethrin

Tak

0.20 g/m2

Fenitrothion

Tak

0.20 g/m2

Propoxur

Tak

Cx. quinquefasciatus

Phòng thí nghiệm

0.02 g/m2

Deltamethrin

Nonthaburi

0.20 g/m2

Fenitrothion

Nonthaburi

0.20 g/m2

Propoxur

Nonthaburi

All species show contact excitation (irritancy) as the predominant response versus noncontact spatial repellency.

Hành vi tránh hóa chất diệt côn trùng

DDT

Không giống như kháng sinh lý, việc đánh giá chính xác các phản ứng hành vi của muỗivới hóa chất diệt côn trùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và rất khó phát hiện. Một số côn trùng có vai trò quan trọng trong nông nghiệp và trong y học, bao gồm các véc tơ sốt rét đã được chứng minh là muỗi đã kháng hành vi sau khi tiếp xúc với hóa chất lập đi lập lại nhiều lần với nồng độ gây chết của DDT. Tuy nhiên, "hành vi tránh" là thuật ngữ được ưa thích vì nó là phản ứng bẩm sinh, không cố ý mà do một kích thích bên ngoài chứ không phải là hành vi cố định, di truyền. Sự phát triển thay đổi hành vi là do áp lực chọn lọc của quần thể muỗi với hóa chất diệt côn trùng, nhưng sự thay đổi này không được ghi nhận đầy đủ trong điều kiện tự nhiên. Quan sát đầu tiên về các phản ứng hành vi của muỗi tập trung vào DDT và đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng những túp lều thực nghiệm và các hệ thống hộp kiểm tra excito-repellency (ERB). Lần đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của phun tồn lưu DDT đến kích thích được thực hiện bằng cách sử dụng An. quadrimaculatus nơi mà những cá thể muỗi cái đã được tìm thấy bị kích thích ngay sau khi tiếp xúc với các bề mặt được xử lý DDT, kết quả dẫn đến một phản ứng thoát nhanh chóng ra khỏi ngôi nhà xử lý hóa chất trước khi thực hiện đốt máu. Các quan sát tiếp theo cho thấy loài muỗi An. quadrimaculatus khi tiếp xúc với liều gây chết trong thời gian ngắn và muỗi chết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã được tiến hành mà không có một điểm đối chứng phù hợp (nhà không được xử lý với DDT) để so sánh. Hơn nữa, tỷ lệ chết cao được nhìn thấy ở loài An. quadrimaculatus có thể đã được gây ra do tiếp xúc thêm với các thành phần độc tố khi chúng cố gắng rời khỏi nhà được xử lý thông qua các lỗ nhỏ của túp lều thử nghiệm.
 

Các nghiên cứu đối với loài An. albimanus tại Panama, Trapido đã kết luận rằng muỗi hoang dã không tiếp xúc lập lại với DDT trong một thời gian dài, cho thấy mức độ nhạy cảm với DDT là giống với các chủng trong phòng thí nghiệm trước đây không có tiếp xúc với hóa chất. Véc tơ sốt rét ở một số nước (Brazil và Thái Lan) dường như không bao giờ phát triển kháng với DDT, mặc dù các quốc gia này nhiều năm sử dụng rộng rãi DDT phun trong nhà, điều đó cho thấy quần thể muỗi tránh tiếp xúc trực tiếp với hóa chất, do đó không xảy ra kháng hóa chất. Bảng 6 liệt kê các loài và mức độ phản ứng hành vi với DDT và pyrethroid tổng hợp ở Thái Lan đối với các loài muỗi thuộc chi Anopheles.

Tại Thái Lan, các tác động kích thích và gây khó chịu của DDT đã được chứng minh chống lại hai quần thể muỗi An. minimus (sensu Lato) bằng cách sử dụng hệ thống kiểm tra ERB. Một nghiên cứu so sánh 2 thành viên của phức hợp Minimus; An. minimus (loài A) và An. harrisoni (loài C) cho thấy, DDT tạo ra một phản ứng kích thích nổi bật và nhanh chóng ở cả hai loài, trong khi đó kích thích rõ hơn ở An. minimus.

Pyrethroid

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, pyrethroid tổng hợp gây ra các kích thích và làm khó chịu ảnh hưởng đến nhiều loài côn trùng và cũng thường dẫn đến muỗi di chuyển ra xa để tránh hóa chất diệt côn trùng phun trên các bề mặt khác nhau. Sử dụng nhóm hóa chất pyrethroid rộng rãi và liên tục sẽ đáp ứng như một động lực để tăng cường điều tra đối với hoạt động đáng kể của pyrethroid gây ra hành vi tránh ở các véc tơ sốt rét và động vật chân đốt khác.
 

Phun tồn lưu hóa chất trong nhà có vai trò quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ lan truyền sốt rét, hậu quả của các hành động kích thích và xua nên được xác định rõ ràng đối với các véc tơ sốt rét cụ thể ở các địa điểm rõ ràng trước và sau khi bắt đầu bất cứ chương trình kiểm soát quy mô lớn. Tiếp theo cải tiến hệ thống kiểm tra ERB và phát triển thử nghiệm HITSS, cả hai phương pháp này cho phép phân biệt 2 kiểu hành vi chính của côn trùng, một loạt các phát hiện quan trọng về hành vi excito-repellency ở loài muỗi Anopheles đã được báo cáo ở Thái Lan.

Nhìn chung, pyrethroid tổng hợp dẫn đến các phản ứng kích thích tiếp xúc mạnh hơn ở loài Anopheles so với xua (bảng 6). Ví dụ, lambda - cyhalothrin và deltamethrin hành động như các tác nhân kích thích mạnh mẽ đối với các quần thể muỗi An. minimus trong khi hiển thị hoạt động xua tương đối yếu. Pothikasikorn và cộng sự cũng khẳng định rằng An. minimusAn. harrisoni cho thấy một phản ứng trốn thoát nhanh chóng khi tiếp xúc với lambda - cyhalothrin và deltamethrin, trong khi kích thích vẫn còn ý nghĩa nhưng về cường độ giảm xuống. Chareonviriyaphap và cộng sự đã mô tả các hành động excito-repellent của deltamethrin ở bốn loài Anopheles khác nhau, tất cả là những véc tơ sốt rét quan trọng ở Thái Lan, cho thấy deltamethrin có thể tạo ra một phản ứng kích thích tương đối chậm hơn, yếu hơn kích thích không gian.

Nhiều phản ứng hành vi của quần thể muỗi Ae. aegypti tiếp xúc với một loạt các hợp chất thuộc nhóm pyrethroid (deltamethrin, permethrin, alpha- cypermethrin, cyphenothrin, d - tetramethrin và tetramethrin) đã được nghiên cứu sâu ở Thái Lan (Bảng 7). Nói chung, tất cả các quần thể muỗi được kiểm tra đã thể hiện từ mức độ kích thích vừa phải đến kích thích mạnh khi so sánh với kích thích không gian. Số rất ít các quần muỗi Cx. quinquefasciatus đã được thử nghiệm chống lại 3 nhóm hóa chất chính đã sử dụng trong kiểm soát véc tơ; pyrethroid (Deltamethrin), organophosphates (fenitrothion) và carbamate (propoxur), một lần nữa, kích thích tiếp xúc xuất hiện mạnh hơn kích thích không gian chống lại tất cả ba hợp chất (Bảng 7). Tuy nhiên, sự khác biệt được đánh dấu trong các phản ứng hành vi đã được nhìn thấy giữa các quần thể muỗi, hoạt chất và nồng độ khác nhau. Các phản ứng kích thích nổi bật đã được quan sát ở quần thể muỗi bản địa tiếp xúc với deltamethrin và fenitrothion so với hai quần thể muỗi thực địa của cùng một loài, đang chứng minh tầm quan trọng của kiểm tra các quần thể muỗi thực địa trái ngược với các dòng muỗi được thuần hóa trong thời gian dài.

Các phản ứng hành vi của muỗi đối với hóa chất diệt côn trùng là những thành phần quan trọng của hiệu quả tổng thể hóa chất và có giá trị trong việc làm giảm tiếp xúc giữa con người với véc tơ truyền bệnh. Cho đến nay, không có bằng chứng cụ thể thuyết phục về hành vi 'kháng' đang phát triển ở các loài muỗi để tiếp xúc liên tục hoặc không liên tục với hóa chất diệt côn trùng. Thay vào đó, phần lớn các dữ liệu hỗ trợ các hành động của muỗi là một phần của các hành vi không có tính di truyền liên quan đến các cơ chế phản xạ kích thích. Các phản ứng hành vi có thể được chia thành 2 loại khác nhau gồm các phản ứng kích thích phụ thuộc và kích thích độc lập. Thuật ngữ hành vi tránh thường được sử dụng để mô tả các hành động kích thích phụ thuộc bởi một số sự kết hợp của kích thích và kích thích không gian.

Hành động kích thích phụ thuộc vào yêu cầu kích thích cảm giác của côn trùng để cho một hành vi tránh hóa chất xảy ra. Nói chung, hình thức tránh này cho phép côn trùng phát hiện ra hóa chất sau khi tiếp xúc trực tiếp nhưng trước khi đạt được một liều gây chết hoặc phát hiện các phân tử pha dạng hơi của thành phần hoạt chất trong không khí để bắt đầu hành vi tránh. Mặt khác, phản ứng kích thích độc lập không yêu cầu kích thích cảm giác trực tiếp của côn trùng để tránh xảy ra nhưng đúng hơn liên quan đến các thành phần hành vi tự nhiên như muỗi nghỉ ngoài nhà hoặc muỗi thích đốt máu động vật, trong đó côn trùng tránh tiếp xúc với hóa chất bằng cách ưu tiên sử dụng môi trường sống mà không có mặt của hóa chất.
 

Kết luận

Một số hóa chất thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp gồm allethrin, deltamethrin, permethrin, cypermethrin, alpha-cypermethrin và Cyfluthrin thường được các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân và khu vực nhà nước sử dụng để kiểm soát động vật gây hại trong các hộ gia đình và các côn trùng có vai trò quan trọng trong y học. Trong quá khứ, việc phân loại hóa chất đơn giản chỉ dựa vào độc tính của hóa chất (giết chết) đối với côn trùng. Ở đây chúng tôi thích sử dụng thuật ngữ "hóa học" thay cho "hóa chất diệt côn trùng" vì nó thích hợp hơn để công nhận nhiều tác dụng của các thành phần hoạt chất đối với muỗi thông qua độc tố. Điều này cũng cho thấy, các hóa chất bảo vệ con người tránh muỗi đốt thông qua ít nhất 3 tác dụng cơ bản khác nhau như: kích thích, gây khó chịu và độc tính.

Trong lịch sử, phần lớn các nghiên cứu tập trung vào các phản ứng độc tính trực tiếp (gây chết) của hóa chất đối với các quần thể muỗi (tính nhạy cảm và sức đề kháng); trong khi có rất ít nghiên cứu nhấn mạnh đến hành vi tránh hóa chất diệt côn trùng của các véc tơ tiếp xúc với liều gây chết ở các hợp chất khác nhau. Sự phát triển kháng hóa chất ở các loài côn trùng gây hại và các véc tơ truyền bệnh đang gia tăng trên quy mô lớn đến mức đáng báo động trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mức độ kháng hóa chất không đồng đều ở trên tất cả các khu vực, một số quần thể véc tơ kháng hóa chất ở mức độ thấp mặc dù hóa chất được sử dụng trong thời gian dài kiểm soát chúng. Điều này cho thấy, các phản ứng hành vi của muỗi có thể có khả năng đóng một vai trò quan trọng ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của hóa chất, làm gián đoạn sự tiếp xúc giữa véc tơ với người, trong khi đó làm giảm áp lực chọn lọc đối với các côn trùng mục tiêu cho phát triển kháng sinh lý. Chúng tôi cho rằng hành vi tránh có thể dẫn đến một lựa chọn thứ ba - trạng thái cân bằng của kháng sinh lý ở mức độ thấp.

Các phản ứng tránh trong các hoạt động tìm kiếm và đốt vật chủ thông thường bị gián đoạn,điều này gây ra một thách thức lớn đối với muỗi trưởng thành hoang dã vì chúng cần phải có một nguồn năng lượng dồi dào để bay dài hơn và khoảng cách xa hơn để tìm kiếm mồi. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự tồn tại hay khả năng sinh sản, do đó ảnh hưởng đến cả mật độ quần thể véc tơ và lan truyền bệnh. Hành vi tránh hóa chất diệt côn trùng có thể có tác dụng tương tự, nên độ bao phủ của hóa chất diệt côn trùng phải đủ cao. Bằng chứng gần đây cho thấy, mật độ véc tơ giảm rõ rệt và sốt rét ở châu Phi giảm đã đặt ra câu hỏi về các lý do hay cơ chế đằng sau việc giảm quần thể muỗi.

Cuộc tranh luận về tác dụng kích thích hay là độc tính là thuộc tính của hóa chất diệt côn trùng được ưa chuộng hơn, điều này có thể phụ thuộc vào loài véc tơ cụ thể đang là mục tiêu kiểm soát. Phương pháp phun tồn lưu trong nhà (IRS) và tẩm màn (ITN) dần dần đạt đến liều gây chết. Sự liên quan giữa sinh hoc muỗi và bệnh mà chúng truyền là gì? Hành vi tránh là khả năng hay một hành vi có giá trị trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới? Ví dụ, ITN liên quan đến việc giảm mật độ quần thể muỗi ở An. Darlingi ở Suriname, có thể là do hiệu quả giết muỗi trực tiếp hoặc có tác dụng xua. Bây giờ chúng tôi có các hệ thống khác nhau để kiểm tra excito-repellency (ví dụ, thử nghiệm ERB và HITSS) có thể đo chính xác các phản ứng hành vi của muỗi với hóa chất diệt côn trùng. WHOPES gần đây đã đề nghị một bộ dụng cụ kiểm tra để giải quyết tốt hơn, hiệu quả và phương thức hành động của các thành phần hoạt chất dành cho các ứng dụng "kích thích (xua) không gian".

Chúng tôi đề nghị rằng ngoài việc thiết lập một mạng lưới trên toàn quốc thường xuyên giám sát kháng hóa chất và đánh giá phản ứng hành vi của muỗi thì việc điều tra các cơ chế kháng sinh hóa và di truyền gây ra kháng hóa chất trong các quần thể véc tơ cũng rất quan trọng. Cần mở rộng số lượng loài véc tơ khác nhau được kiểm tra tính kháng hóa chất. Ví dụ, trong quá khứ hầu như không có các cuộc điều tra về phản ứng hành vi của muỗi với hóa chất diệt côn trùng của các véc tơ thuộc chi culicine.

Một số loài thuộc chi này là véc tơ truyền bệnh viêm não Nhật Bản, Mansonia truyền bệnh giun chỉ bạch huyết. Gần đây chính phủ Thái Lan đã tổ chức lại, cho phép mỗi đô thị có thẩm quyền ra quyết định về cách thức hoạt động kiểm soát véc tơ tại địa phương bao gồm cả mua hóa chất diệt côn trùng, nhưng điều này cũng gây ra nhiều lo ngại về hiệu quả của các biện pháp kiểm soát véc tơ.Như vậy, hệ thống quản lý độc lập và các biện pháp can thiệp không thống nhất cũng có thể đóng góp cho một sự leo thang của kháng hóa chất diệt côn trùng. Do vậy, để xây dựng chính sách kiểm soát véc tơ thì cần dựa vào các bằng chứng để lựa chọn hóa chất phù hợp và được hướng dẫn trực tiếp bởi Cục kiểm soát dịch bệnh thuộc MOPH.

Mặc dù báo cáo này không phải là một tài liệu biên soạn đầy đủ nhưng đánh giá này đã cố gắng tóm tắt những hiểu biết hiện tại về hóa chất ảnh hưởng như thế nào đến các loài véc tơ và các quần thể khác nhau ở Thái Lan. Với tổng quan này, hy vọng rằng những nỗ lực hoạt động và nghiên cứu sẽ được hưởng lợi và tập trung vào những khu vực nơi mà thiếu các thông tin quan trọng về kháng hóa chất.

Tài liệu tham khảo

1.Chareonviriyaphap T, Kongmee M, Bangs MJ, Sathantriphop S, Meunworn V, Akratanakul P. Influence of nutritional and physiological status o­n behavioral responses of Aedes aegypti (Diptera: Culicidae) to deltamethrin and cypermethrin. J Vector Ecol. 2006;6:89–101. doi: 10.3376/1081-1710(2006)31[89:IONAPS]2.0.CO;2. [PubMed][Cross Ref]

2.Prapanthadara L, Promtet N, Koottathep S, Somboon P, Suwonkerd W, McCarroll L, Hemingway J. Mechanisms of DDT and permethrin resistance in Aedes aegypti from Chiang Mai, Thailand. Dengue Bulletin. 2002;6:185–189.

3.Lumjuan N, McCarroll L, Prapanthadara LA, Hemingway J, Ranson H. Elevated activity of an Epsilon class glutathione transferase confers DDT resistance in the dengue vector, Aedes aegypti White star. Insect Biochem Mol Biol. 2005;6:861–871. doi: 10.1016/j.ibmb.2005.03.008. [PubMed][Cross Ref]

4.Prapanthadara L, Reunkum W, Leelapat P, Suwan W, Yanola J, Somboon P. Glutathione S-transferase Isoenzymes and the DDTase Activity in Two DDT-resistant Strains of Aedes aegypti. Dengue Bulletin. 2005;6:183–191.

5.Yaicharoen R, Kiatfuengfoo R, Chareonviriyaphap T, Rongnoparut P. Characterization of deltamethrin resistance in field populations of Aedes aegypti in Thailand. J Vector Ecol. 2005;6:144–150. [PubMed]

6.Sathantriphop S, Paeporn P, Supaphathom K. Detection of insecticides resistance status in Culex quinquefasciatus and Aedes aegypti to four major groups of insecticides. Trop Biomed. 2006;6:97–101. [PubMed]

7.Rajatileka S, Black WC, Saavedra-Rodriguez K, Trongtokit Y, Apiwathnasorn C, McCall PJ, Ranson H. Development and application of a simple colorimetric assay reveals widespread distribution of sodium channel mutations in Thai populations of Aedes aegypti. Acta Trop. 2008;6:54–57. doi: 10.1016/j.actatropica.2008.08.004. [PubMed][Cross Ref]

8.Pethuan S, Jirakanjanakit N, Saengtharatip S, Chareonviriyaphap T, Kaewpa D, Rongnoparut P. Biochemical studies of insecticide resistance in Aedes (Stegomyia) aegypti and Aedes (Stegomyia) albopictus (Diptera: Culicidae) in Thailand. Trop Biomed. 2007;6:7–15. [PubMed]

9.Narksuwan M, Aumauang B, Poolthin S. Susceptibility to Deltamethrin of Aedes aegypti L. from 13 provinces in Thailand. J Vector Borne Dis. 2008;6:45–56.

10.Saelim V, Brogdon WG, Rojanapremsuk J, Suvannadabba S, Pandii W, Jones JW, Sithiprasasna R. Bottle and biochemical assays o­n temephos resistance in Aedes aegypti in Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2005;6:417–425. [PubMed]

11.Jirakanjanakit N, Saengtharatip S, Rongnoparut P, Duchon S, Bellec C, Yoksan S. Trend of temephos resistance in Aedes (Stegomyia) mosquitoes inThailand during 2003–2005. Environ. Entomol. 2007;6:506–511. doi: 10.1603/0046-225X(2007)36[506:TOTRIA]2.0.CO;2. [PubMed][Cross Ref]

12.Chadwick PR, Invest JF, Bowron MJ. An example of cross resistance to pyrethroids in DDT resistant Aedes aegypti. Pestic Sci. 1977;6:618–624. doi: 10.1002/ps.2780080605. [Cross Ref]

13.Sathantriphop S, Ketavan C, Prabaripai A, Visetson S, Bangs MJ, Akratanakul P, Chareonviriyaphap T. Susceptibility and avoidance behavior by Culex quinquefasciatus Say to three classes of residual insecticides. J Vector Ecol. 2006;6:266–274. doi: 10.3376/1081-1710(2006)31[266:SAABBC]2.0.CO;2. [PubMed][Cross Ref]

14.Komalamisra N, Trongtokit Y, Palakul K, Prummongkol S, Samung Y, Apiwathnasorn C, Phanpoowong T, Asavanich A, Leemingsawat S. Insecticide susceptibility of mosquitoes invading tsunami-affected areas of Thailand. Southeast Asian J Trop Med Public Health. 2006;6(Suppl 3):118–122. [PubMed]

15.WHO. Instruction for determining the susceptibility or resistance of adult mosquitoes to organochlorine insecticides. WHO Tech Rep Ser. 1970;6:47–56.

16.Rachou RG, Lima MM, Duret JP, Kerr JA. Experiences with the Excito-Repellency Test Box-Model OPS. New Jersey: ; 1963. pp. 442–447. [PubMed]

17.Bondareva NL, Artem’ev MM, Gracheva GV. Susceptibility and irritability caused by insecticides to malaria mosquitoes in the USSR. Part 1. Anopheles pulcherrimus. Meditsinskaia Parazitologha I Parazitarnye Bolezni (Moskva) 1986;6:52–55. [PubMed]

18.Charlwood JD, Paraluppi ND. The use of excito-repellency box with Anopheles darlingi Root, An. nuneztovari Gabaldon and Culex pipiens quinquefaciatus Say, obtained from the areas near Manaus, Amazonas. Acta Amazon. 1978;6:605–611.

19.Quinones ML, Suarez MF. Irritability to DDT of natural populations of the primary malaria vectors in Colombia. J Am Mosq Control Assoc. 1989;6:56–59. [PubMed]

20.Ree HI, Loong KP. Irritability of Anopheles farauti, Anopheles maculatus, and Culex quinquefasciatus to permethrin. Jap J Sanit Zool. 1989;6:47–51.

21.Rozendaal JA, Van Hoof JP, Voorham J, Oostburg BF. Behavioral responses of Anopheles darlingi in Suriname to DDT residues o­n house walls. J Am Mosq Control Assoc. 1989;6:339–350. [PubMed]

22.Evans RG. Laboratory evaluation of the irritancy of bendiocarb, lambda-cyhalothrin and DDT to Anopheles gambiae. J Am Mosq Control Assoc. 1993;6:285–293. [PubMed]

23.Chareonviriyaphap T, Aum-Aung B. An improved excito-repellency escape chamber for behavioral tests in mosquito vectors. Mekong Malaria Forum. 2000;6:82–87.

24.Chareonviriyaphap T, Prabaripai A, Sungvornyothrin S. An improved excito-repellency test chamber for mosquito behavioral tests. J Vector Ecol. 2002;6:250–252. [PubMed]

25.Chareonviriyaphap T, Sungvornyothin S, Ratanatham S, Prabaripai A. Insecticide-induced behavioral responses of Anopheles minimus, a malaria vector in Thailand. J Am Mosq Control Assoc. 2001;6:13–22. [PubMed]

26.Kongmee M, Prabaripai A, Akratanakul P, Bangs MJ, Chareonviriyaphap T. Behavioral responses of Aedes aegypti (Diptera: Culicidae) exposed to deltamethrin and possible implications for disease control. J Med Entomol. 2004;6:1055–1063. doi: 10.1603/0022-2585-41.6.1055. [PubMed][Cross Ref]

27.Potikasikorn J, Chareonviriyaphap T, Bangs MJ, Prabaripai A. Behavioral responses to DDT and pyrethroids between Anopheles minimus species A and C, malaria vectors in Thailand. Am J Trop Med Hyg. 2005;6:343–349. [PubMed]

28.Sungvornyothin S, Chareonviriyaphap T, Prabaripai A, Thirakhupt V, Ratanatham S, Bangs MJ. Effects of nutritional and physiological status o­n behavioral avoidance of Anopheles minimus (Diptera: Culicidae) to DDT, deltamethrin and lambdacyhalothrin. J Vector Ecol. 2001;6:202–215. [PubMed]

29.Grieco JP, Achee NL, Sardelis MR, Chauhan KR, Roberts DR. A novel high-throughput screening system to evaluate the behavioral response of adult mosquitoes to chemicals. J Am Mosq Control Assoc. 2005;6:404–411. doi: 10.2987/8756-971X(2006)21[404:ANHSST]2.0.CO;2. [PubMed][Cross Ref]

30.Roberts DR, Alecrim WD, Tavares AM, McNeill KM. Influence of physiological condition o­n the behavioral response of Anopheles darlingi to DDT. Mosq News. 1984;6:357–362.

31.Roberts DR, Alecrim WD, Tavares AM, Radke MG. The house-frequenting, host-seeking and resting behavior of Anopheles darlingi in southeastern Amazonas, Brazil. J Am Mosq Control Assoc. 1987;6:433–441. [PubMed]

32.Smith A. A verandah-trap hut for studying the house-frequenting habits of mosquitos and for assessing insecticides. 2. The effect of dichlorvos (DDVP) o­n egress and mortality of Anopheles gambiae Giles and Mansonia uniformis (Theo.) entering naturally. Bull Entomol Res. 1965;6:275–282. doi: 10.1017/S0007485300056364. [PubMed][Cross Ref]

33.Bangs MJ. The susceptibility and behavior of Anopheles albimanus Weidemann and Anopheles vestitipennis Dyar & Knab (Diptera: Culicidae) to insecticides in northern Belize, Central America. Bethesda, Maryland: Uniformed Services University of the Health Sciences; 1999. p. 448.

34.Malaithong N, Polsomboon S, Poolprasert P, Parbaripai A, Bangs MJ, Suwonkerd W, Pothikasikorn J, Akratanakul P, Chareonviriyaphap T. Human-landing patterns of Anopheles dirus sensu lato (Diptera: Culicidae) in experimental huts treated with DDT or deltamethrin. J Med Entomol. 2010;6:823–832. doi: 10.1603/ME09016. [PubMed][Cross Ref]

35.Polsomboon S, Poolprasert P, Suwonkerd W, Bangs MJ, Tanasinchayakul S, Akratanakul P, Chareonviriyaphap T. Biting patterns of Anopheles minimus complex (Diptera: Culicidae) in experimental huts treated with DDT and deltamethrin. J Vector Ecol. 2008;6:285–292. doi: 10.3376/1081-1710-33.2.285. [PubMed][Cross Ref]

36.Roberts DR, Alecrim WD. Behavioral response of Anopheles darlingi to DDT-sprayed house walls in Amazonia. Bull Pan Am Health Organ. 1991;6:210–217. [PubMed]

37.Muenworn V, Akaratanakul P, Bangs MJ, Parbaripai A, Chareonviriyaphap T. Insecticide-induced behavioral responses in two populations of Anopheles maculatus and Anopheles sawadwongporni, malaria vectors in Thailand. J Am Mosq Control Assoc. 2006;6:689–698. doi: 10.2987/8756-971X(2006)22[689:IBRITP]2.0.CO;2. [PubMed][Cross Ref]

38.Pothikasikorn J, Overgaard H, Ketavan C, Visetson S, Bangs MJ, Chareonviriyaphap T. Behavioral responses of malaria vectors, Anopheles minimus complex, to three classes of agrochemicals in Thailand. J Med Entomol. 2007;6:1032–1039. doi: 10.1603/0022-2585(2007)44[1032:BROMVA]2.0.CO;2. [PubMed][Cross Ref]

39.Tisgratog R, Tananchai C, Bangs MJ, Tainchum K, Juntarajumnong W, Prabaripai A, Chauhan KR, Pothikasikorn J, Chareonviriyaphap T. Chemically induced behavioral responses in Anopheles minimus and Anopheles harrisoni in Thailand. J Vector Ecol. 2011;6:321–331. doi: 10.1111/j.1948-7134.2011.00172.x. [PubMed][Cross Ref]

40.Thanispong K, Achee NL, Bangs MJ, Grieco JP, Suwonkerd W, Prabaripai A, Chareonviriyaphap T. Irritancy and repellency behavioral responses of three strains of Aedes aegypti exposed to DDT and α-cypermethrin. J Med Entomol. 2009;6:1407–1414. doi: 10.1603/033.046.0622. [PubMed][Cross Ref]

41.Mongkalangoon P, Grieco JP, Achee NL, Suwonkerd W, Chareonviriyaphap T. Irritability and repellency of synthetic pyrethroids o­n an Aedes aegypti population from Thailand. J Vector Ecol. 2009;6:217–224. [PubMed]

42.Thanispong K, Achee NL, Grieco JP, Bangs MJ, Suwonkerd W, Prabaripai A, Chauhan KR, Chareonviriyaphap T. A high throughput screening system for determining the three actions of insecticides against Aedes aegypti (Diptera: Culicidae) populations in thailand. J Med Entomol. 2010;6:833–841. doi: 10.1603/ME09246. [PubMed][Cross Ref]

43.Muirhead-Thomson RC. The significance of irritability, behaviouristic avoidance and allied phenomena in malaria eradication. Bull World Health Organ. 1960;6:721–734. [PMC free article][PubMed]

44.Gahan JB, Lindquist AW. DDT residual sprays applied in buildings to control Anopheles quadrimaculatus. J Econ Entomol. 1945;6:223–230.

45.Metcalf RL, Hess AD, Smith GE, Jeffery GM, Ludwig GW. Observations o­n the use of DDT for the control of Anopheles quadrimaculatus. US Public Health Service; 1945. pp. 753–774. PMCID: PMC1976068.

46.Trapido H. Recent experiments o­n possible resistance to DDT by Anopheles albimanus in Panama. Bull World Health Organ. 1954;6:885–889. [PMC free article][PubMed]

47.Lindsay SW, Adiamah JH, Miller JE, Armstrong JR. Pyrethroid-treated bednet effects o­n mosquitoes of the Anopheles gambiae complex in The Gambia. Med Vet Entomol. 1991;6:477–483. doi: 10.1111/j.1365-2915.1991.tb00576.x. [PubMed][Cross Ref]

48.Miller JE. Laboratory and field studies of insecticide impregnated fibres for mosquito control. London School of Hygiene and Tropical Medicine (University of London); 1990. p. 336. (Ph.D. Thesis).

49.Killeen GF, Seyoum A, Sikaala C, Zomboko AS, Gimnig JE, Govella NJ, White MT. Eliminating malaria vectors. Parasit Vectors. 2013;6:172. doi: 10.1186/1756-3305-6-172. [PMC free article][PubMed][Cross Ref]

50.Georghiou GP. The evolution of resistance to pesticides. Annu Rev Ecol Syst. 1972;6:133–168. doi: 10.1146/annurev.es.03.110172.001025. [Cross Ref]

51.Byford RL, Sparks TC. In: Combating Resistance to Xenobiotics: Biological and Chemical Approaches. Ford MO, Holloman DW, Khambay BPS, Sawicki RM, editor. Ellis Horwood: Chichester UK; 1987. Chemical approaches to the management of resistant horn fly, Haematobia irritans (L.), populations; pp. 178–189.

52.WHO. 737 TrotWECoVBaCTRSN. Geneva: World Health Organization; 1986. Resistance of vectors and reservoirs of disease to pesticides. [PubMed]

53.Meyrowitsch DW, Pedersen EM, Alifrangis M, Scheike TH, Malecela MN, Magesa SM, Derua YA, Rwegoshora RT, Michael E, Simonsen PE. Is the current decline in malaria burden in sub-Saharan Africa due to a decrease in vector population? Malar J. 2011;6:188. doi: 10.1186/1475-2875-10-188. [PMC free article][PubMed][Cross Ref]

54.Killeen GF, Chitnis N, Moore SJ, Okumu FO. Target product profile choices for intra-domiciliary malaria vector control pesticide products: repel or kill? Malar J. 2011;6:207. doi: 10.1186/1475-2875-10-207. [PMC free article][PubMed][Cross Ref]

55.Hiwat H, Hardjopawiro LS, Takken W, Villegas L. Novel strategies lead to pre-elimination of malaria in previously high-risk areas in Suriname. South America. Malar J. 2012;6:10. doi: 10.1186/1475-2875-11-10. [PMC free article][PubMed][Cross Ref]

56.Russell TL, Govella NJ, Azizi S, Drakeley CJ, Kachur SP, Killeen GF. Increased proportions of outdoor feeding among residual malaria vector populations following increased use of insecticide-treated nets in rural Tanzania. Malar J. 2011;6:80. doi: 10.1186/1475-2875-10-80. [PMC free article][PubMed][Cross Ref]

57.Mwangangi JM, Mbogo CM, Orindi BO, Muturi EJ, Midega JT, Nzovu J, Gatakaa H, Githure J, Borgemeister C, Keating J, Beier JC. Shifts in malaria vector species composition and transmission dynamics along the Kenyan coast over the past 20 years. Malar J. 2013;6:13. doi: 10.1186/1475-2875-12-13. [PMC free article][PubMed]

58.WHO. Guidelines for efficacy testing of spatial repellents. Control of Neglected Tropical Diseases, WHO Pesticide Evaluation Scheme. Geneva, Switzerland: World Health Organization; 2013. http://www.who.int/

 

Ngày 02/10/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung, TS. Nguyễn Xuân Quang,
ThS. Đỗ Văn Nguyên, Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích