Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 3 2 8 8
Số người đang truy cập
8 4
 Chuyên đề Côn trùng học
Sinh thái học côn trùng luôn là điều “bí ẩn”

Đa số các trường hợp bị ong đt đều nhẹ do số lượng vết đốt ít và loài o­ng ít độc tính. Tuy nhiên, nếu bị nhiều vết đốt, do những loài o­ng độc hoặc cơ thể quá mẫn cảm với nọc o­ng thì nạn nhân có thể bị tử vong.

Ong đốt - Từ biểu hiện dị ứng đến sốc phản vệ

Đa số các trường hợp bị ong đt đều nhẹ do số lượng vết đốt ít và loài o­ng ít độc tính. Tuy nhiên, nếu bị nhiều vết đốt, do những loài o­ng độc hoặc cơ thể quá mẫn cảm với nọc o­ng thì nạn nhân có thể bị tử vong. Vì vậy, việc xử trí đúng khi ong đt rất cần được tuân thủ. o­ng có rất nhiều loại, phổ biến nhất là o­ng mật, o­ng ruồi, o­ng bò vẽ, o­ng bắp cày, o­ng vàng... Trong đó, o­ng bò vẽ, o­ng bắp cày là những loài o­ng hung dữ và có độc tính cao. o­ng thường sống hoang dại, cá biệt có một số loài được nuôi như o­ng mật để lấy sáp, mật hoặc nhộng o­ng.

Khi bị ong đốt cần rửa chỗ bị đốt bằng nước sạch và xà phòng, sau đó cố gắng lấy bỏ những chiếc ngòi o­ng có nọc độc ra khỏi chỗ bị đốt. Độc tính của o­ng có các chất gây độc thần kinh, tiêu cơ vân, hoại tử tế bào, gây các phản ứng viêm và dị ứng mạnh. Độc tố được chứa trong bụng o­ng và giải phóng ra ngoài qua một kim nhọn (ngòi) ở đít o­ng. o­ng dùng nọc độc để tự vệ hoặc tấn công kẻ thù. Sau khi châm vào mô, phần ngòi bị đứt ra và nằm tại chỗ bị châm. Hiếm khi o­ng chủ động tấn công con người (trừ một số loài o­ng hung dữ như o­ng mặt quỷ). Chúng chỉ tấn công khi bị quấy rầy, bị chọc phá tổ hoặc khi con người vô tình chạm phải.

Mức độ nặng sau khi bị ong đốt phụ thuộc vào loài o­ng (loài o­ng mật ít độc tính nên thường nhẹ khi bị đốt); số nốt đốt (trên 10 nốt đốt là nặng) và mức độ nhạy cảm của người bị đốt (những người có cơ địa dị ứng, dễ bị sốc phản vệ) cũng như việc cấp cứu sau khi bị ong đốt có kịp thời hay không. Thực tế cũng cho thấy các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn ở những người gầy yếu, có bệnh mạn tính, người già và trẻ em.

Từ biểu hiện dị ứng đến sốc phản vệ

Biểu hiện của ong đốt bao gồm 3 nhóm triệu chứng chính: các phản ứng kiểu dị ứng; sốc phản vệ và những biểu hiện muộn toàn thân. Các phản ứng dị ứng xuất hiện ngay sau khi ong đốt: nạn nhân rất đau buốt; vùng bị đốt sứng nề, tấy đỏ, phù cứng, vết đốt đỏ bầm sau chuyển màu đen, vùng da và mô mềm chung quanh phù nề nhanh chóng, nhất là khi bị đốt ở khu vực đầu, mặt, cổ. Các triệu chứng tiến triển nhanh và cũng giảm dần hoặc mất đi hoàn toàn trong vòng 24 - 48h. Nguy hiểm nhất là các phản ứng kiểu sốc phản vệ. Sau khi bị ong đốt, bệnh nhân thấy mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, khó thở, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp tụt, vật vã kích thích, có thể có tiếng thở rít do phù nề thanh môn cấp, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn ý thức, hôn mê và tử vong. Bên cạnh hai nhóm triệu chứng trên, nọc o­ng còn gây tổn thương tế bào tại các cơ quan trong cơ thể như gây tiêu cơ, hoại tử cơ vân cấp. Khi cơ vân bị tổn thương sẽ giải phóng ra chất myoglobin làm tắc ống thận, gây suy thận cấp và tổn thương đa cơ quan. Các tổn thương này xuất hiện muộn sau 2 - 3 ngày: bệnh nhân thấy mệt mỏi, nôn, ăn uống kém, loạn nhịp tim, vàng mắt, vàng da, tiểu ít hoặc vô niệu, xét nghiệm thấy có suy thận và tổn thương gan cấp.

 

Xử trí khi bị ong đt

Khi bị o­ng đốt, nạn nhân cần được xử trí theo những bước sau đây:

*Tại chỗ: Rửa chỗ bị đốt bằng nước sạch và xà phòng; Cố gắng lấy bỏ những chiếc ngòi o­ng có nọc độc ra khỏi chỗ bị đốt; chườm nước đá, bôi vôi tôi, mật o­ng hoặc đắp hành tươi, lát khoai tây thái mỏng vào chỗ bị đốt cũng góp phần làm giảm đau đáng kể. Có thể bôi kem thuốc có hydrocortisol, thuốc giảm đau có benzocaine để giảm đau, chống viêm tại chỗ.

*Toàn thân: Xử trí ngay các biểu hiện của sốc phản vệ (nếu có) bằng cách cho thở ôxy nếu có khó thở, cho ngay adrenalin và corticoide đường khí dung, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch tùy mức độ nặng, có thể đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu ngay nếu có suy hô hấp nguy kịch do phù nề thanh môn; Cho các thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen...); Theo dõi thật sát tình trạng nạn nhân hoặc nếu bị o­ng đốt nhiều thì chuyển ngay đến các trung tâm y tế chuyên sâu để theo dõi biến chứng suy tạng (tim, thận, gan) để xử trí cấp cứu kịp thời.

 

Phòng tránh o­ng đốt

Việc phòng tránh o­ng đốt hết sức đơn giản như không chọc phá tổ o­ng; vào mùa o­ng sinh sản, nên tránh những khu vực cây cối có nhiều hoa (như nhãn, vải...) nơi o­ng hay làm tổ. Phá bỏ những tổ o­ng nơi có nhiều người qua lại, không để o­ng làm tổ trong nhà. Khi phải tiếp xúc với o­ng, nên mang đủ trang bị phòng tránh như quần áo dày, mũ trùm đầu, kính... Có thể dùng bình xịt nước hoa, thuốc xịt diệt côn trùng hoặc khói để xua đuổi những loài o­ng dữ. Khi đi rừng, cẩn trọng với những mô đất cao cạnh những gốc cây vì có thể đó là tổ của o­ng đất - một loài o­ng dữ và độc (Theo vài viết của TS.BS. Vũ Đức Định).

Việc cần làm ngay khi bị o­ng đốt

Mùa hè là mùa có nhiều loại cây ăn trái như dứa, nhãn, vải... thu hút rất nhiều các loại o­ng đến làm tổ và hút mật. Thông thường, o­ng đốt có thể không gây nguy hiểm, nhưng nếu bị đốt nhiều vết hoặc bị đốt ở các vị trí như đầu, mặt, cổ... hoặc nếu cơ địa bị dị ứng, đề kháng kém... thì nhiều nguy cơ có thể xảy ra, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng.

 


Nọc độc của o­ng có thể gây chết người

Theo các bác sĩ chuyên khoa chống độc, khi bị o­ng đốt, nếu không được cấp cứu kịp thời, một số trường hợp nạn nhân có thể chết ngay trong 30 phút đầu tiên. Nguy cơ tử vong không tùy thuộc vào lượng nọc o­ng mà tùy thuộc vào cơ địa, sự phản ứng của cơ thể mỗi người. Điều này có nghĩa là chỉ một con o­ng cũng có thể làm chết người. Sau khi bị o­ng đốt, người bệnh có thể có các biểu hiện: Đầu tiên, bệnh nhân nổi mề đay, ngứa, sau đó là sốc phản vệ, khó thở, phù nề thanh quản, đớ lưỡi; Tiếp theo, có thể suy hô hấp, phù nề các phế nang, nôn, tụt huyết áp, tiêu chảy. Do không đi tiểu được nên cơ thể bị ứ nước, urê không thải ra ngoài và thận không làm việc dẫn đến suy thận cấp. Có nhiều loại o­ng, các loại o­ng thường gây nhiễm độc là o­ng vò vẽ, o­ng bắp cày, o­ng mật và một số o­ng chưa rõ loại ở các vùng rừng núi.

Nọc o­ng được chứa trong 2 tuyến nọc dẫn vào một kim chích sau đít o­ng. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa chất toan lỏng (axit). Nọc o­ng có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholin. Tùy theo loài o­ng mà nọc sẽ độc ít hay nhiều. Có loại gần như không độc (ong mật) nhưng cũng có loại gây chết người chỉ với mươi vết chích như o­ng vò vẽ, o­ng đất, do đó, tuyệt đối không được xem thường khi bị o­ng đốt vì người bị đốt khó phân biệt là mình bị loại o­ng nào đốt. Trong các loại nọc o­ng, nọc o­ng vò vẽ thuộc loại nguy hiểm nhất. Sau khi đốt xong, chúng không để lại vòi như o­ng mật nên không chết ngay mà có thể đốt thêm nhiều người nữa. Nhiều trường hợp đi nương hoặc ở nhà đột nhiên do vô tình bị o­ng đốt, trong trường hợp này, chớ chủ quan xem thường. Không hiếm trường hợp do bị o­ng đốt không xử lý kịp thời và đúng cách dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng, nhất là với trẻ em và người có tuổi do sức đề kháng, chịu đựng kém, người có mẫn cảm với phấn hoa.

 

Cần phải làm gì?

Khi bị o­ng tấn công, người bị nạn phải hết sức bình tĩnh và nhanh chóng ra khỏi khu vực có o­ng. Tuyệt đối không dùng nhánh cây, quần áo để xua vì càng xua, o­ng sẽ càng tấn công. Trước khi đến cơ sở y tế để xử lý, người bị o­ng đốt tự làm hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác, nhanh chóng sơ cứu ban đầu bằng một trong những cách có thể như sau:

-Lấy vòi chích của o­ng ra bằng cách khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy ra vì hầu hết sau khi đốt, o­ng đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da;

 
                              Cần khều vòi chích của o­ng khi bị o­ng đốt.

-Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra;

-Rửa sạch vùng da bị đốt bằng xà phòng và nước ấm;

-Bôi dung dịch sát khuẩn như povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần;

-Uống nhiều nước để loại thải các độc tố;

-Chườm lạnh lên vết đốt để giảm đau và giảm sưng.

Sau khi xử trí như trên, người bị o­ng đốt cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận và cần đưa ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu nặng để được cấp cứu kịp thời.

Phòng tránh o­ng đốt như thế nào?

Tuyệt đối tránh tiếp xúc với o­ng nếu không cần thiết. Không chọc phá tổ o­ng; thường xuyên vệ sinh, phát quang bụi rậm quanh nhà vì o­ng thường làm tổ ở nơi lộ thiên, trên những cành cây hay bụi cây hoặc quanh nhà. Khi có o­ng xuất hiện, cần đứng yên, không chạy; Khi đi vào rừng, đi dã ngoại, không nên mặc quần áo màu sặc sỡ. Không dùng nước hoa, dầu gội đầu, các mỹ phẩm... có mùi thơm và ngọt sẽ thu hút o­ng; Không nên đi chân đất, không mặc quần áo quá rộng. Nên đội mũ, đi găng tay, mặc quần áo dày và kín khi cần có việc ra ngoài đồng, vườn hoặc rừng để tránh côn trùng đốt, nhất là o­ng. 

 
       

Phát hiện loài côn trùng có bộ phận sinh dục bị "đảo lộn"

Ở loài côn trùng này, con cái có dương vật trong khi con đực lại mang bộ phận sinh dục của giống cái. Các nhà nghiên cứu Brazil mới đây đã phát hiện ra một loài côn trùng mới có cấu tạo đặc biệt, đó là những con cái có cấu tạo bộ phận sinh dục giống đực, còn những con đực thì ngược lại - có bộ phận sinh dục giống cái.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích bốn loài côn trùng thu thập được trong hang động ở Brazil. Khi trưởng thành, loài côn trùng này có kích cỡ dao động từ 2,7 - 3,7mm.

 

Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, các chuyên gia vô cùng bất ngờ khi các con côn trùng cái lại có "vòi" sinh dục giống dương vật - gọi là Gynosomes - cơ quan phức tạp gồm hệ cơ, ống dẫn, lớp màng và gai. Ngược lại, các con đực lại có có bộ phận sinh dục giống âm vật. Kích thước "vòi" mà chuyên gia đo được ở loài côn trùng cái dài khoảng 0,4 - 0,5mm, bằng 1/7 chiều dài cơ thể; tương đương một người đàn ông cao 1,75m và có chiều dài dương vật là 24,9cm. Thời lượng mỗi lần giao phối của cặp côn trùng này kéo dài từ 40 - 70 tiếng.

Nhà sinh vật học Rodrigo Ferreira thuộc ĐH Liên bang Lavras (Brazil) cho biết: "Đây được coi là những trường hợp đầu tiên các loài thuộc chi Neotrogla có bộ phận sinh dục bị đảo ngược như vậy".

 

Trong quá trình giao hợp, con cái sẽ đưa "dương vật" của mình vào trong "âm vật" của con đực và hút cạn tinh trùng. Những chiếc gai trên bộ phận sinh dục của con cái có nhiệm vụ "giữ chặt" hai cá thể với nhau, chặt đến mức phần bụng con đực bị đứt hẳn ra. Tuy nhiên, phần đứt ra này không ảnh hưởng gì tới bộ phận sinh dục của con đực cả.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học còn phát hiện ra, con cái có dấu hiệu của việc cưỡng chế con đực. Nhà côn trùng học Kazunori Yoshizawa  thuộc ĐH Hokkaido (Nhật Bản) nói rằng: "Hầu hết các trường hợp giao phối cưỡng chế được cho là độc quyền của giống đực nhưng điều này lại xảy ra ở con cái loài côn trùng Neotrogla này".

Các chuyên gia cho rằng, những nghiên cứu trong tương lai sẽ chỉ ra nhiều tập tục kỳ lạ trong đời sống tình dục của các loài côn trùng này. Qua đó, họ sẽ hiểu hơn về cuộc xung đột giữa hai giới trong vương quốc động vật. Một câu hỏi thú vị được đặt ra là làm cách nào mà giống đực lại có thể đối phó với những hành động "chèn ép" trong tình dục của loài cái.

 

Ở các loài khác, khi bị cưỡng chế quan hệ tình dục, con cái có thể loại bỏ tinh trùng mà nó không thích. Nhưng ở trường hợp này, con đực không có quyền từ chối bởi chúng không nhận trứng từ con cái. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, con đực có thể kiểm soát lượng "món quà hôn nhân - tinh trùng" tặng cho con cái. Theo các chuyên gia, đây là loài côn trùng đầu tiên trên thế giới có bộ phận sinh dục bị đảo ngược như vậy. Phát hiện này sẽ làm sáng tỏ nhiều cuộc xung đột giới tính trong vương quốc động vật.

Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Current Biology.

Các loại côn trùng có chiến thuật "mưu mô như con người"

Không bỏ mặc đồng đội, liên minh và sử dụng lính đánh thuê... là những "chiến thuật quân sự" vô cùng độc đáo của các loài côn trùng. Ít ai ngờ, hình ảnh côn trùng chạy loạn xạ hay ổ mối nhung nhúc tưởng như bình thường hóa ra lại ẩn chứa nhiều chiến thuật sâu xa “như người”. Hãy cùng đến với những “chiến thuật quân sự” đến từ côn trùng, theo tổng hợp từ trang Cracked.

1. Bọ cánh cứng dựng khiên chắn

Những chiến binh La Mã hay Sparta thời xưa vẫn thường áp dụng chiến thuật dựng khiên, tập hợp thành bức tường khiên vững chãi, mạnh mẽ và không thể ngăn cản nhằm áp sát kẻ thù. Nhưng không ngờ rằng, chiến thuật này cũng xuất hiện ở loài bọ rùa cánh cứng Cassidinae (tortoise beetle). 

Khi mới “chào đời”, chúng mỏng manh và dễ tổn thương. Vậy nên, bọ con đã tìm cách xây dựng “lá chắn” bao quanh mình nhằm chống lại kẻ thù và chúng sử dụng chính… phân của mình. 

Tuy nhiên, sự đáng sợ của “lá chắn phân” là không thể đủ nên bọ Cassidinae có ý tưởng đáng nể hơn, đó là tập hợp lại và làm nên một lá chắn phân khổng lồ, vững chãi. Những con bọ phía bên trong dựng lá chắn hướng lên trên, số còn lại đưa lá chắn hướng ra ngoài. Khi bị tấn công, kẻ thù của chúng thường phải chịu rút lui khi vấp phải bức tường kinh khủng này.

 


2. Ong bao vây để chiếm tổ khác

Sau khi quan sát, các khoa học gia đã phát hiện ra những loài o­ng thuộc chi Trigona (gồm các loài o­ng không có nọc) có chiến thuật xâm lược rất giống loài người. Vào thời cổ đại, khi chiến tranh xâm lược xảy ra, một phe thường bao vây, tấn công và cô lập thành lũy phe đối địch trong thời gian rất dài, cho đến khi một trong hai phe bỏ cuộc.

Loài o­ng này cũng vậy, khi xâm lược, từng đàn khổng lồ sẽ bao vây tổ, đập cánh tạo tiếng ồn nhằm khiêu khích o­ng thợ bên kia phải ra giao chiến. Loài o­ng này tuy không có nọc, nhưng có bộ hàm sắc và rất khỏe. Chúng tóm lấy kẻ thù, dùng răng nghiến nát đầu hoặc đè đến chết, để lại một núi xác mỗi khi chiến tranh xảy ra. 

Các khoa học gia cho biết, loài o­ng này đặc biệt giống người ở chỗ, cuộc xâm lược có thể kéo dài hàng tuần. Và cũng giống như chiến tranh ở người, phạm vi cuộc chiến sẽ lan rộng ra, thu hút o­ng từ nhiều tổ khác - lên đến 7 tổ lân cận - tham gia vào cuộc chiến. 

 


3. Kiến liên minh và sử dụng lính đánh thuê

Trong lịch sử, chìa khóa dẫn đến chiến thắng là sở hữu lực lượng chiến đấu “toàn thời gian”. Nhưng đối với  “kiến nhà nông” (farmer- ant), chúng không sở hữu điều này.  Kiến nhà nông đã tiến hóa để có thể làm nhiều việc, nhưng không đủ để đối phó với những “kẻ bắt nạt” như kiến càng (Megalomyrmex) - những kẻ luôn mò đến lãnh địa của chúng và… đòi ăn.

Tuy nhiên, các nhà sinh học cho biết, hóa ra kiến nhà nông lại luôn chào đón những kẻ bắt nạt này. Nguyên do là bởi kiến nhà nông luôn phải đối diện với mối nguy bị loài kiến khác xâm lược. Hậu quả của những cuộc chiến này rất “thê thảm”: hầu hết kiến thợ bị giết, còn ấu trùng bị bắt giữ làm nô lệ. Vậy nên, kiến Megalomyrmex đóng vai trò như “bảo kê” vậy. Khi đội quân kiến khác tiến đến, những chiến binh kiến Megalomyrmex khổng lồ sẽ tiến ra đánh đuổi và bảo vệ tổ. Đổi lại, kiến nhà nông sẽ cung cấp đồ ăn cho chúng. 

Loài kiến cũng liên minh để chống lại kẻ thù, đặc biệt đối với các loài Formica sanguinea - kiến bắt nô lệ. Khi bị kiến Formica truy đuổi, các loài yếu hơn sẽ chạy trốn cho đến khi lọt vào lãnh thổ của kiến Lasius fuliginosus. Kiến Lasius sẽ hợp lại với loài yếu hơn và… “bảo vệ thế giới”.

 

4. Mối sở hữu quân đội có tổ chức 

Sở hữu một đội quân thiện chiến là một điều đáng mơ ước đối với bất kỳ xã hội nào, nhưng nếu sử dụng không đúng thì tất cả là vô nghĩa. Đây là điều làm nên sự đáng sợ của loài mối, chúng lập nên đội quân thiện chiến và có tổ chức giống như các chiến binh Sparta cổ đại. Hầu hết các loài bọ có chiến thuật tấn công khá đơn giản - đánh thẳng vào nơi bọ chúa cư ngụ, nhưng đối với mối Hospitalitermes, chúng xây dựng chiến thuật giống như người. 

 

Khi hành quân, đội tìm thức ăn sẽ được hộ tống bởi mối lính. Đoàn quân sẽ chia thành 3 nhóm: nhóm lính đi đầu sẽ ra khỏi tổ trước, theo sau là mối thợ và cuối cùng là mối hộ tống. Khi cả nhóm đã ra khỏi tổ, mối lính sẽ di chuyển sang 2 bên nhằm chống lại kẻ thù, trong khi mối thợ tiến vào giữa, tìm thức ăn và mang về tổ. 

 

Còn khi bảo vệ tổ, mối Macrotermes lại có chiến thuật đáng nể hơn. Mỗi khi kẻ thù (thường là kiến) tìm cách tấn công, mối lính đồng loạt gõ lên tường nhằm báo động nguy hiểm cho toàn tổ. Sau đó, mối lính sẽ bít kín mọi lỗ hổng, sẵn sàng hi sinh nhằm đẩy lui kẻ thù, đồng thời mối thợ tu sửa lại những chỗ hư hại. 

5. Kiến không bỏ mặc đồng đội

Điều khiến loài người trở nên khác biệt, đó là chúng ta không bỏ mặc nhau trong hoạn nạn. Một số ít loài động vật có hành động tương tự nhưng côn trùng thì đặc biệt không. Chúng có thể hy sinh hàng đàn vì lợi ích của toàn tổ, ngoại trừ kiến.

Năm 1874, các nhà sinh học nhận thấy một số cá thể kiến dành thời gian giải cứu đồng đội bị mắc kẹt trong cát. Khoa học hiện đại quyết định nghiên cứu về vấn đề này bằng cách chôn một loạt kiến mắc bẫy trong dây nylon. Và thật kinh ngạc, thay vì tiếp tục hành quân, kiến chúa đã ra lệnh giải cứu tù binh bằng cách đào đất và nhai dây nylon, cho đến khi "tù binh" được giải thoát.

Thậm chí, kiến sẵn sàng hy sinh để giải cứu đồng đội. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm bằng cách đưa một nhóm kiến thường vào hố của kiến sư tử. Khi kiến sư tử tóm được một nạn nhân, các cá thể kiến khác cố gắng giải thoát bằng cách cắn và đốt “kẻ khổng lồ”. 

Nếu may mắn, kiến bị bắt sẽ được giải thoát, nhưng kiến giải cứu thì trở thành nạn nhân tiếp theo. Lúc này thay vì bỏ chạy, kiến vừa được cứu lại tiếp tục lao vào giải cứu đồng đội. Tuy nhiên, nghĩa cử cao đẹp này chỉ tồn tại trong cùng lãnh thổ. Tại một thí nghiệm khác, kiến thuộc tổ khác khi bị mắc kẹt sẽ bị bỏ mặc, thậm chí là tra tấn và bị giết chết khi không thể làm được gì. 


Lý giải tại sao một số người là "miếng mồi ngon" của muỗi

Nghiên cứu mới chỉ ra, muỗi hứng thú đặc biệt khi hút máu những người có đôi chân bốc mùi... Hẳn bạn đã từng gặp trường hợp có người đi đến đâu cũng bị muỗi đốt trong khi có người dường như lại "miễn dịch" với loài động vật này. Phải chăng ai không được muỗi "ghé thăm" là do thịt của họ không "thơm"? Trong một cuộc thảo luận tại hội nghị TED 2014 diễn ra tại Vancouver (Canada), nhà vi sinh vật học Rob Knight đã giải thích rằng vi khuẩn hay vi trùng trên da sản sinh ra các hóa chất khác nhau, một số trong đó có một số mùi thực sự hấp dẫn hơn với muỗi. Trên bề mặt da của chúng ta tồn tại hàng tỷ vi khuẩn, nó đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra mùi cơ thể đặc trưng của từng người. Nếu không có những vi khuẩn này, mồ hôi con người không thể "tỏa" ra được bất cứ mùi gì.

 

Tuy nhiên, những vi khuẩn khác nhau này trên người này lại rất khác với người kia. Ông Knight giải thích rằng, dù cho DNA của chúng ta có đến 99,9% như nhau thì mọi người cũng chỉ có khoảng 10% vi khuẩn là tương đồng. Để chứng minh việc muỗi bị thu hút bởi những dạng vi khuẩn trên da nhất định, các nhà nghiên cứu đã đề nghị 48 tình nguyện viên nam giới không uống rượu, ăn tỏi hay thức ăn cay và tắm trong hai ngày. Những người này đi tất nilon trong vòng 24 giờ để thu thập một bộ sưu tập vi khuẩn trên da đặc biệt.

 

Sau đó, để nghiên cứu mẫu mùi hôi, các chuyên gia yêu cầu tình nguyện viên chà chân trên hạt thủy tinh. Kết quả là 9 trong số 48 tình nguyện viên có mùi đặc biệt hấp dẫn với muỗi, trong khi mùi của 7 tình nguyện viên may mắn khác bị muỗi phớt lờ hoàn toàn.

Tiến hành kiểm tra vi khuẩn ở những người có sức "hấp dẫn muỗi" cao độ, các chuyên gia phát hiện, nồng độ vi khuẩn trên da ở những người này cao gấp 2,62 lần so với nhóm bị muỗi phớt lờ. Do đó, nếu chẳng may là người “hợp khẩu vị” với muỗi hay không thì bạn nên cố gắng giữ cơ thể luôn sạch sẽ, hạn chế uống bia bởi theo các nhà nghiên cứu, những người uống bia luôn là "miếng mồi ngon" đối với các loài côn trùng.

 

Kinh hãi trường hợp bị gián dài 2cm chui vào lỗ tai

Các bác sĩ Bệnh viện Hoàng gia Darwin vô cùng bất ngờ khi gắp bỏ con gián dài tới 2cm ra khỏi lỗ tai của anh Helmer. Mắc màn trước khi đi ngủ là một cách hữu hiệu để bảo vệ cơ thể khỏi những loài côn trùng tấn công trong lúc rơi vào trạng thái vô thức. Nhưng thói quen này không phải ở đâu cũng có. Có lẽ chính vì vậy mà anh Hendrik Helmer, sống tại thành phố Darwin, Úc mới rơi vào tình huống bị gián chui vào lỗ tai.

 

Trường hợp côn trùng mắc kẹt trong tai người hiếm gặp.

 

Anh Helmer cho biết, sự cố xảy ra vào khoảng 2h30' sáng ngày thứ Tư vừa qua khi anh đang ngủ. Sau khi cảm thấy đau nhói ở tai phải, ngay lập tức, anh đã có linh cảm rằng mình đã bị côn trùng chui vào tai. Lo sợ đó có thể là một con nhện độc, anh Helmer đành phải áp dụng mọi biện pháp để "lôi cổ" được con vật cứng đầu ra.

Mặc dù, đã thử dùng máy hút chân không, bơm nước vào tai nhưng anh vẫn không thể lôi được con vật đang ngọ nguậy ra khỏi tai mình. Cuối cùng, người đàn ông này đã phải đến Bệnh viện Hoàng gia Darwin để nhờ tới sự trợ giúp của các bác sĩ. Sau 10 phút, con vật cũng ngừng cử động và chết hoàn toàn. Lúc này, các bác sĩ mới dùng kẹp để gắp bỏ nó ra. Họ đã rất bất ngờ khi nhìn thấy một con gián dài 2cm được lấy ra từ tai anh Helmer.

Được biết, đây là lần đầu tiên các bác sĩ Bệnh viện Darwin được chứng kiến một con côn trùng to đến như vậy mắc kẹt trong lỗ tai của con người.

Đề phòng dịch kiến ba khoang "tấn công" trở lại

Với thời tiết ẩm như hiện nay, kiến ba khoang đang có dấu hiệu hoành hành trở lại và gây hại cho chúng ta đấy!

Cách nhận biết kiến ba khoang

Kiến ba khoang (tên tiếng Anh là Rove Beetle) còn có tên gọi khác là kiến ba khoang đuôi nhọn. Đây là một loài côn trùng thuộc bộ Cánh cứng, có thân dài khoảng 10mm với ba khoang đen ở đầu, cánh và cuối bụng. Chúng có 2 râu dài, cánh chỉ ngắn đến nửa thân mình, bụng nhọn, có 2 đuôi nhỏ, chân chạy nhanh và thường thích bay về phía có ánh sáng. Kiến ba khoang thường xuất hiện vào đầu mùa mưa hoặc khi thời tiết có độ ẩm cao. Chính vì thế, điều kiện thời tiết hiện nay đã làm cho kiến ba khoang xuất hiện nhiều trở lại. Nếu không biết cách phòng tránh, chúng ta có thể gặp những tổn thương nguy hiểm.

 

Những nguy hiểm từ kiến ba khoang

Thông thường, kiến ba khoang rất ít khi đốt hay cắn, khi cắn cũng không gây ra hậu quả gì nghiêm trọng nhưng do dịch trong cơ thể có chứa một loại độc tố có tên là pederin (còn được gọi là cantharidin, thuộc loại alkaloid) nên khi bị rơi vào người sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Nếu chúng ta bị va chạm mạnh hoặc chà xát vào kiến ba khoang, độc tố này sẽ tiết ra ngoài, dính vào da, gây nên cảm giác ngứa ngáy, đau rát dữ dội như bị cháy da. Nó làm cho da bị phồng rộp, nổi mụn nước, chủ yếu là ở các bộ phận như mặt, cổ, hông, nách, gây viêm da, nhiễm virus VZV… Nguy hiểm hơn, nó còn có thể dẫn đến bỏng võng mạc nếu rơi vào mắt. Bên cạnh đó, khi dính phải độc tố của kiến, nếu chúng ta tác động vào những vết thương này thì sẽ làm cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Các vết phồng rộp sẽ lan rộng ra, có nước, mủ và mùi khó chịu…

Cách xử lý và phòng tránh

Khi có kiến ba khoang xuất hiện, các bạn không nên giết nó bằng cách nghiền nát hoặc chà xát một cách trực tiếp vì điều này có thể làm cho độc tố từ kiến tiết ra và dính vào da, gây bỏng, phồng rộp, đau rát. Nếu không may dính phải chất độc, bạn tuyệt đối không nên gãi hay chà vào vùng da bị tổn thương mà hãy rửa sạch một cách nhanh nhất sau đó bôi thuốc và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Để phòng tránh những tổn thương do kiến ba khoang gây nên, bạn nên sử dụng thuốc diệt côn trùng để diệt trừ khi phát hiện tổ kiến hoặc nơi có nhiều kiến. Khi ngủ, các bạn nhớ mắc màn để đề phòng tiếp xúc với kiến. Ngoài ra, bạn cũng có thể lắp đặt lưới chống côn trùng để phòng trừ

Nghiên cứu mới về loài côn trùng gián

Không phải tất cả loài gián đều là kẻ thù của con người. Cho đến nay, các nhà khoa học đã xác định có tới 4000 loài gián và theo tổ chức Y tế Thế giới có mười loài gián bị coi là loài gây hại. Trong giới côn trùng, gián là loài sinh vật khá lớn và “nặng cân”. Trong số đó, loài Gián đào hang khổng lồ Úc có chiều dài khoảng 80mm và năng 35g, và con nặng nhất là 50g. Cũng như nhiều loài côn trùng, các con cái cũng cần có bạn đời nhưng khi giao phối con cái sẽ sử dụng tinh trùng để nuôi dưỡng trứng.

 

Có thể gọi gián là một siêu nhân bởi chúng có thể sống một tháng hoặc hơn thế mà không cần ăn gì cả, và “siêu” hơn nữa là không cần nước trong một tuần. Loài gián xuất hiện khắp nơi, và có thể sống trong mọi điều kiện. Mặc dù loài gián sống về đêm, nhưng chúng không hề sợ ánh sáng – khi chúng chạy hốt hoảng trong nhà thì chẳng qua là vì sợ… con người “tóm” mà thôi! Tuy không phải là một đôi cánh cứng cáp nhưng cũng đủ để loài này lượn vài vòng khiến chúng ta khó chịu. Không phải tất cả các loài gián đều bay được và con gián có đôi cánh ấn tượng nhất dài tới 185mm thuộc về loài gián “Megaloblatta longipennis” sống ở vùng Trung và Nam Mỹ.

Chắc chắn thông tin sau đây vừa khiến bạn buồn cười mà lại vừa lo sợ. Các nghiên cứu cho thấy gián “xì hơi” trung bình khoảng 15 phút mỗi ngày. Thậm chí sau khi chết chúng vẫn tiếp tục thải khí Metan sau “tắt thở” 18 giờ. Giới côn trùng được nghiên cứu là thải ra 20% khí Metan trong không khí, và xem ra loài gián có “đóng góp” lớn nhất .

Gián có dáng chết là nằm ngửa. Chúng không có khả năng tự lật mình lại sau khi ngã, hoặc bị mắc kẹt ở một xó nào đó nên không thể chết nằm sấp, hoặc một cách nào đó mà không phải nằm ngửa. Ngoài ra, một số loại thuốc diệt gián làm co thắt cơ, khiến gián không thể điều khiển được cơ bắp của mình và chết ngửa.

Con gián Madagascar nổi tiếng là loài côn trùng duy nhất có thể phát ra âm thanh bằng cách sử dụng dây thanh âm. Hầu hết các loài côn trùng khác tạo ra âm thanh bằng cách cọ sát các bộ phận cơ thể lại với nhau. Nhưng cách mà con gián “hít hít” đã tạo ra hai âm thanh thể hiện thái độ khó chịu hoặc để đuổi con đực đi. Gián đích thực là “siêu nhân” khi thậm chí nó chằng cần đầu mà vẫn có thể sống bình thường. Nếu như con người cần đầu để chứa não điều khiển hoạt động cơ thể, để hoạt động hệ tuần hoàn và hệ tiêu hóa, thì gián không cần đầu để làm từng đó việc. Chúng thở qua các lỗ trên khắp cơ thể, không sợ bị chảy máu vì “mất đầu”, và bởi là động vật máu lạnh nên chúng chỉ cần ăn một bữa duy nhất trong cả tháng nên ngay cả khi mất đầu gián vẫn sống thêm được một tháng cơ.

 

Gián thực sự không đáng yêu chút nào khi mang trong mình căn bệnh hen suyễn đáng sợ. Nếu con người, đặc biệt là trẻ em hít phải mảnh vụn từ các cơ quan bị phân hủy của gián trong không khí, và phân rất dễ mắc bệnh hen suyễn. Gián là loài sinh nở rất nhanh chóng. Loài gián Đức được cho là gián gây hại nhiều nhất có vòng đời khoảng 100 ngày, con sống lâu nhất là 6 tháng. Chúng đẻ 30 - 40 trứng mỗi lần đẻ và có thể sản xuất từ 6-8 lứa trong suốt cuộc đời, như vậy sẽ là khoảng 180-320 trứng. Nếu không có biện pháp diệt trừ và phòng ngừa thì con người thực sự bị đe dọa bởi loài vật nhỏ bé này. Gián chạy rất nhanh, con gián Mỹ đã đạt tới vận tốc lên tới 75cm/s. Tất nhiên vận tốc này chẳng là gì so với loài lớn hơn, nhưng là kỉ lục mà các loài vật cùng kích thước phải ngưỡng mộ.

Khám phá về côn trùng làm sáng tỏ biến đổi khí hậu

Các nhà sinh vật học trường Đại học Simon Fraser (SFU) đã phát hiện ra một điều mới, họ của các côn trùng đã tuyệt chủng sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức mà một số loài động vật phản ứng với biến đổi khí hậu và sự tiến hóa của xã hội. “Loài Eocene Apex thuộc đa dạng sinh học của họ Panorpoid”, một bài báo của Bruce Archibald và Rolf Mathewes thuộc trường SFU và David Greenwood từ trường Đại học Brandon, vừa xuất bản trên tạp chí Cổ sinh vật học (Paleontology) gần đây.

 


Các nhà nghiên cứu đã đặt tên cho họ côn trùng mới là Eorpidae, theo tên của kỷ Eocene Epoch, giai đoạn mà những loài côn trùng này đã sinh sống, cách đây khoảng 50 triệu năm. Các hóa thạch được tìm thấy ở British Columbia và bang Washinton, nổi bật nhất là tại McAbee Fossil Beds nằm gần Cache Creek, trước công nguyên. Họ côn trùng mới này làm nảy sinh các câu hỏi về sự tuyệt chủng của chúng. Các họ côn trùng đã liên tục tích lũy từ trước kỳ Eocene, với một số suy giảm phân tán, ngoài những ngoại lệ đặc biệt của một họ tuyệt chủng trong một nhóm scorpinionflies, bao gồm họ Eorpidae.

 
                            Khám phá về côn trùng làm sáng tỏ biến đổi khí hậu

“Họ côn trùng Eorpidae là một trong sáu nhóm họ côn trùng có liên quan chặt chẽ trong kỷ nguyên Eocene, nhưng ngày nay nhóm này đã giảm xuống còn hai nhóm. Tại sao lại có những khác biệt?”, Archibald cho biết. “Chúng tôi tin rằng câu trả lời có thể nằm ở sự kết hợp của hai thách thức lớn có thể đã tác động mạnh tới chúng là sự đa dạng tiến hóa của một nhóm cạnh tranh mạnh mẽ và biến đổi khí hậu toàn cầu”.

Trong một sự đa dạng tiến hóa lớn, kiến ​​đã phát triển từ một nhóm nhỏ để trở thành những sinh vật quan trọng về mặt sinh thái học trong kỷ Eocene, hiện đang cạnh tranh với những loài scorpionflies về nguồn thức ăn theo một cách hoàn toàn mới và hiệu quả.

Khí hậu toàn cầu đã ấm hơn 50 triệu năm trước đây, liên quan tới hiện tượng nồng độ carbon trong khí quyển tăng lên, một mối quan hệ mà các nhà khoa học hiện nay đã nhận thấy. Cùng với điều này, mùa đông ít lạnh hơn, thậm chí tại các khu vực mát và có độ cao so với mặt nước biển lớn hơn, nơi mà những loài côn trùng này đã sinh sống. Nhiệt độ trung bình tại các khu vực đó đã gần giống với Vancouver ngày nay, nhưng có thể có một vài ngày có sương giá. Khi khí hậu bên ngoài khu vực nhiệt đới trở nên mát mẻ hơn, mùa theo nhiệt độ cũng mở rộng, hình thành mô hình hiện đại của các mùa hè và mùa đông băng giá. Các nhóm thực vật và động vật cư trú tại vùng cao của Eocene hoặc đã phát triển để chịu đựng mùa đông lạnh hơn, di cư tới vùng nhiệt đới nóng và thích nghi với khí hậu đó, hoặc là bị tuyệt chủng.

“Những họ scorpionfly này dường như đã giữ lại nhu cầu của chúng để sống tại các khu vực khí hậu mát hơn, nhưng để tồn tại ở đó, chúng cần phải tiến hóa để chịu đựng được các mùa đông lạnh, một kỳ tích mà chỉ hai họ còn sống sót có lẽ đã thực hiện được”, Archibald giải thích. “Hiểu được lịch sử tiến hóa của những côn trùng này sẽ cung cấp thêm những mảnh ghép giúp làm sáng tỏ cách thức mà các quần xã động vấn đã thay đổi khi khí hậu biến đổi – nhưng trong trường hợp này, khi một khoảng thời gian ấm lên toàn cầu chấm dứt”.

Thu hồi nhang muỗi Trung Quốc không bảo đảm chất lượng

Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Cà Mau vừa đồng loạt ra quân thu hồi nhằm xử lý triệt để toàn bộ sản phẩm nhang trừ muỗi nhãn hiệu Kaiho có xuất xứ từ Trung Quốc lưu thông trên thị trường do không đảm bảo chất lượng. Trước đó, Chi cục QLTT Cà Mau đã kiểm tra tiệm thuốc Đông y Đức An Đường, phát hiện đang lưu trữ 9 thùng (548 hộp, mẫu dạng khoanh, màu đen, đựng trong hộp nhựa) nhang muỗi đen Kaiho (được phân phối tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Thương mại Khánh Long, quận 5, TP.HCM).

Qua bước đầu kiểm tra, rà soát của Đội QLTT số 1 và số 3 trên địa bàn chợ phường 7, TP. Cà Mau và huyện Trần Văn Thời đã phát hiện hàng loạt các đơn vị kinh doanh buôn bán lẻ mặt hàng này. Tuy nhiên, việc các đơn vị bán lẻ nhập hàng từ hai cơ sở phân phối nói trên đều không xuất trình được hóa đơn chứng từ mà chỉ có giấy tay ghi nhận việc mua bán.

Phát hiện lí thú về gen khứu giác của côn trùng

Các nhà khoa học Mỹ đã giải mã xong gen khứu giác của côn trùng. Khả năng khứu giác của chúng chỉ được quy định bởi một gen đơn giản. Khám phá này có thể giúp con người tìm ra một phương pháp hiệu quả để chống lại các loại côn trùng có hại như muỗi bởi khả năng phân biệt mùi là tối cần thiết cho côn trùng để định hướng và tấn công lên da người.

Các chuyên gia của đại học Rockefeller, thành phố New York đã xác định được gen khứu giác của các côn trùng. Gen này có tên là Or83b, được nghiên cứu trên ruồi giấm, nó mã hóa cho các thụ cảm khứu giác của côn trùng - các nơron chịu trách nhiệm liên kết với các phân tử mùi và nhận biết chúng. Các nơron này tồn tại trong tua và các xúc tu của côn trùng.

 

Gen Or83b tìm thấy trong nhiều loài côn trùng khác nhau như muỗi, o­ng, châu chấu, bướm đêm… dù các tế bào thụ cảm có được chuyên hóa khác nhau ở mỗi loại côn trùng. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều thí nghiệm để kiểm chứng tác động của gen này lên khả năng khứu giác của các loại côn trùng, cụ thể là ruồi giấm. Họ cho biết vẫn đang tìm ra những phương pháp mới và tối ưu nhất để bảo vệ con người không bị tấn công bởi các loài côn trùng gây hại dựa vào nghiên cứu mới về gen khứu giác này.

Những câu chuyện thú vị về côn trùng

Những con côn trùng quá bé nhỏ tưởng chừng vô hại với những chiếc ôtô to đùng. Vậy mà chúng lại là nguyên nhân gây tai nạn cho hơn nửa triệu tài xế tại nước Anh. Thế giới côn trùng, vốn đông nhất trên hành tinh của chúng ta, đầy ắp những điều thú vị.

 

Đóng vai trò bác sĩ

Phương pháp điều trị vết thương bằng giòi (maggot) đã được sử dụng ở một vài bệnh viện trên thế giới. Người ta cho giòi ăn các phần da và mô chết để ngăn chặn sự hoại tử. Vết thương được xử lý bằng giòi trước phẫu thuật cho kết quả khá khả quan, nó không bị nhiễm trùng sau khi mổ. Trong một nghiên cứu khác tại Mỹ, sâu bọ được dùng để chữa bệnh dạ dày. Một loại sâu roi (Trichuris suis) có thể làm dịu cơn đau bụng do viêm ruột. Trong y học cổ truyền, rất nhiều loài côn trùng như bò cạp, o­ng mật, xác ve sầu… đã trở thành những vị thuốc quen thuộc.

Kẻ dẫn đường cho thần mặt trời

Người Ai Cập cổ đại sùng bái và coi những con bọ hung là thần linh. Món ăn ưa thích của bọ hung là phân. Có điều bọ hung ở Ai Cập rất đông đúc, vì thế món bốc mùi này trở nên quý hiếm hơn bao giờ hết. Bọ hung phải học cách để giành lấy phần của mình khi tìm thấy thức ăn. Chúng nhanh chóng chọn cho mình một cục và lăn nó đi càng nhanh càng tốt khỏi đống phân. Sau đó, nó lập tức chôn của cải để không bị cướp lại bởi những con bọ hung khác. Những con bọ hung này sử dụng hướng di chuyển của mặt trời, tức là từ Đông sang Tây. Người Ai Cập nhìn thấy các viên phân tròn dịch chuyển theo hướng mặt trời, rồi lại biến mất xuống lòng đất thì đã liên tưởng tới Thần Mặt trời, thần linh tối cao của họ. Họ đã đặt cho bọ hung cái tên “người dẫn đường cho Thần Mặt trời”.

Thủ phạm gây tai nạn giao thông

Những con côn trùng bé nhỏ tưởng chừng như vô hại với những chiếc ôtô to đùng hiện đại. Vậy mà, theo nghiên cứu của một công ty bảo hiểm Anh, chúng đã gây thiệt hại hàng trăm triệu bảng và là nguyên nhân gây tai nạn cho hơn nửa triệu tài xế tại nước này. Có tới 3/4 số tài xế được khảo sát đã phàn nàn vì bị côn trùng quấy rầy. Bị hành hạ bởi tiếng vo ve, giật mình khi bị côn trùng bay vào mặt, họ phản ứng bằng cách đạp phanh đột ngột. Đáng lo ngại hơn, 1/4 các bác tài đã bỏ tay lái để rảnh rang đối phó với lũ côn trùng đáng ghét đang ở trong xe.

Có đến gần 80% các tài xế nữ hay gặp côn trùng, có thể do mùi hương từ các loại mỹ phẩm đã hấp dẫn chúng. Các chuyên gia nhận định, có tới một nửa số tài xế trước đó chưa bao giờ hoặc đã có ít nhất 10 năm chưa bị côn trùng đốt. Điều này làm sự sợ hãi của họ tăng lên gấp bội khi côn trùng đột ngột xuất hiện và dẫn đến những hành động tiêu cực.

Những món ăn đặc sản

Côn trùng được coi là món khoái khẩu ở một số vùng nhưng lại là đồ kiêng kỵ với vùng khác. Tại một số nước châu Á như Thái Lan, Ấn Độ, Bangladesh…, rất nhiều cửa hàng trên hè phố bán đủ các món ăn làm từ dế, châu chấu, gián, bọ cánh cứng, sâu tre và trứng kiến… Người dân Thái Lan “nghiện” món côn trùng chiên hơn cả, nhất là châu chấu. Nhiều người lại khoái chén các con gián có nhiều trứng trong bụng vì hương vị thơm ngon của nó, hay thích bọ cánh cứng vì chúng có nhiều thịt hơn. Có người thích ăn bọ cạp, đặc biệt là phần đuôi vì tin rằng nọc bọ cạp sẽ làm họ mạnh mẽ hơn…

 

Tại Việt Nam, những món ăn chế biến từ côn trùng cũng thu hút nhiều người, như đuông rán bơ, dế lăn bột rán giòn, bò cạp rán bơ, châu chấu nướng…

Tăng cường hệ miễn dịch cho người

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, nước bọt của muỗi có thể giúp chống lại bệnh sốt rét. Các chuyên gia Mỹ đã cho những con chuột tiếp xúc với muỗi mang ký sinh trùng sốt rét, một số con trước đó đã bị muỗi lành đốt. Kết quả là nhóm chuột từng tiếp xúc với nước bọt muỗi lành có lượng ký sinh trùng trong máu và gan thấp hơn. Đó là bởi thứ nước bọt này đã kích thích hệ miễn dịch tiết ra các hóa chất chống nhiễm trùng.

Ở các vùng bệnh do ký sinh trùng hoành hành như châu Phi và Trung Đông, người dân có khả năng chống chọi với bệnh truyền nhiễm tốt hơn so với các vùng khác. Có ý kiến cho rằng đó là do cơ thể đã khá quen thuộc với ký sinh trùng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây cho thấy sự tiếp xúc với nước bọt của côn trùng lành (không mang ký sinh trùng) mới giúp tăng sức đề kháng. Chính vì vậy, bị côn trùng đốt nhiều chưa hẳn đã xấu.

Ngày 08/05/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung,
Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang, Ths. Đỗ Văn Nguyên
(tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích