Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 1 6 4 7
Số người đang truy cập
2 8 6
 Chuyên đề Côn trùng học
Lều trại dã ngoại cần bảo vệ biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh (ảnh internet minh họa
Phòng chống muỗi đốt khi sử dụng lều trại dã ngoại

Hiện nay loại hình du lịch sinh thái khá phổ biến, được nhiều người yêu chuộng do sở thích ưa khám phá, gần gũi với cảnh quan, môi trường thiên nhiên. Trong thời gian đi dã ngoại, lều trại là một phương tiện tạm trú khi ngủ, sinh hoạt được sử dụng cơ động và có sự thuận tiện trong khi di chuyển. Tuy vậy, người sử dụng cần phải thực hiện các biện pháp phòng chống muỗi, các loại côn trùng khác chích đốt máu gây phiền hà và có thể truyền một số bệnh khi dùng lều trại không được bảo vệ.

Biện pháp bảo vệ lều trại chống muỗi, côn trùng đốt máu

Người đi dã ngoại trong các đợt du lịch sinh thái; người đi du cư, tỵ nạn, bộ đội hành quân... thường ngủ trong lều trại mang theo và có thể bị muỗi, các loại côn trùng khác tấn công. Có rất nhiều loại lều trại sử dụng lưới chắn bằng gạc hoặc lưới bảo vệ nhưng muỗi vẫn có thể chui vào được qua những kẽ hở nhỏ mỗi khi mở hoặc đóng màn. Ngoài ra, có thể màn chắn không không có lỗ đủ dày để ngăn các loài dĩn hút máu rất nhỏ, thường sinh sống tại các vùng đầm lầy đột nhập vào trong lều trại. Để ngăn chặn loại côn trùng có kích thước nhỏ này, lỗ lưới của màn phải nhỏ hơn mức thông thường là 1,2 đến 1,5mm. Tuy nhiên nếu lỗ lưới của màn quá nhỏ sẽ làm giảm độ thoáng khí của lều trại. Để tăng cường hiệu quả bảo vệ, phòng chống muỗi và các loại côn trùng khác chích đốt máu khi ngủ ban đêm trong lều trại; có thể áp dụng các biện pháp như: Dùng bình phun hóa chất có áp suất hay bình phun hóa chất bình thường có bơm nén tay để phun trong lều trại khi đã đóng cửa lều trại. Đối với các lều trại có kích thước nhỏ, nếu phun hóa chất thì người nằm ở bên trong có thể sẽ cảm thấy không được dễ chịu do không gian chật hẹp. Đối với các loại lều trại có kích thước lớn hơn, có thể dùng hương xua muỗi để sử dụng bảo vệ trong thời gian suốt đêm nhưng phải cẩn thận sắp xếp chỗ đặt hương phù hợp vì lều trại và chăn màn là các chất liệu dễ gây cháy. Nếu sử dụng hương xua muỗi đặt trong lều trại thì phải đặt trong giá cắm hương chuyên dụng của nó để tránh độ ẩm và gió. Một số trường hợp cũng có thể đặt hương xua muỗi trong giá cắm hương và để gần bên ngoài lều trại. Dùng hóa chất thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp để tẩm vào lưới chắn nhằm ngăn cản không cho muỗi và các loại côn trùng khác chui qua lưới để xâm nhập vào lều trại. Dùng hóa chất diệt muỗi hoặc hóa chất xua muỗi bôi trên da như deet (N, N-diethyl-3-toluamide) để phun hoặc bôi lên lướicó thể ngăn ngừa được muỗi và các loại côn trùng khác chui qua màn, xâm nhập vào lều trại trong vòng vài ngày. Có thể xử lý bằng cách phun trực tiếp hóa chất lên lưới hoặc tẩm lưới màn bằng hóa chất nhóm pyrethroid tổng hợp với chi phí thấp nhưng hiệu quả có thể mang lại được vài tháng hoặc lâu hơn. Trong các loại pyrethrroid tổng hợp, chỉ có loại permethrin và flumethrin là được pha chế sẵn trong các bình xịt có áp xuất. Ngoài ra có thể tẩm lưới chắn của lều trại bằng các loại dung dịch pyrethroid và liều lượng tẩm cũng giống như đối với phương pháp tẩm màn ngủ. Một phương pháp khác có thể thực hiện bằng cách dùng một miếng mút xốp để tẩm hóa chất vào màn. Thực tế cho thấy dùng các bình hóa chất có áp suất để phun vào lưới chắn của lều trại thường không thích hợp lắm vì hiệu quả không lâu; đồng thời cũng không nên tẩm cả bạt lều trại vào dung dịch hóa chất diệt muỗi.

 
              Một loại lều trại cơ động thường sử dụng (ảnh internet minh họa)

Khuyến nghị

Những người đi dã ngoại du lịch sinh thái; những người du cư, tỵ nạn, bộ đội hành quân và những người phải sống trong lều trại ở các vùng có bệnh lưu hành do muỗi truyền hoặc các loại côn trùng khác là trung gian truyền bệnh hay gây phiền hà trong sinh hoạt thì có thể dùng biện pháp phun hóa chất vào mặt trong của lều trại tùy điều kiện riêng để tự bảo vệ khỏi bị muỗi và các loại côn trùng chích đốt máu. Phương pháp phun hóa chất diệt muỗi ở mặt trong lều trại có khả năng diệt được muỗi trú đậu trong lều trại, giảm được số lượng các loài côn trùng khác. Thực tế những người sống và sinh hoạt trong lều trại thường xuyên phải tiếp xúc với phương tiện lều trại này, vì vậy chỉ nên phun hóa chất có độc tính thấp đối với người như các loại pyrethroid tổng hợp. Nếu sử dụng hóa chất permethrin thì chỉ nên dùng liều lượng từ 0,5 đến 1g/m2 phun cho mặt trong của lều trại. Đối với loại lều trại may bằng bạt dày thì liều lượng hóa chất sử dụng cũng giống như phun trên tường vách của nhà ở. Các loại hóa chất dưới dạng bột thấm nước không nên dùng để phun mặt trong lều trại nhưng các loại dung dịch cô đặc cũng có thể dùng được. Tuy vậy các loại dung dịch hóa chất để phun cũng không nên dùng đối với những lều trại sản xuất bằng bạt không thấm nước vì sẽ làm ảnh hưởng hư hại đến đặc tính của bạt; các loại hóa chất dạng nhũ dịch dầu trong nước thường phù hợp với những loại vật liệu sản xuất của lều trại bằng bạt không thấm nước này.

Lều trại là một phương tiện cơ động, thuận tiện cho người sử dụng khi đi dã ngoại du lịch, du cư, tỵ nạn, hành quân... tiếp xúc với môi trường thiên nhiên và có thể có nguy cơ bị muỗi, các loại côn trùng chích đốt máu khác tấn công gây phiền hà sinh hoạt hoặc lây nhiễm một số bệnh tật. Vì vậy cần biết các biện pháp bảo vệ lều trại bằng sự hỗ trợ của hóa chất xua diệt muỗi để tăng cường khả năng phòng chống muỗi và các loại côn trùng truyền bệnh khi sử dụng phương tiện phổ biến này.

 

Ngày 07/05/2014
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích