Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 25/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 1 1 1 4 5
Số người đang truy cập
4 6 7
 Chuyên đề Côn trùng học
Đầu xuân năm 2014 khám phá thế giới bí ẩn của côn trùng & một số động vật khác

Các loài côn trùng "ăn hại" thích đi ăn bám

Bạn có biết, trên thế giới có tới hơn 250.000 loài côn trùng trong họ Diptera (côn trùng 2 cánh) và đa phần chúng đều biết bay. Tuy nhiên, do một số đặc điểm địa lý và để phù hợp với sinh trưởng, khả năng bay lượn của chúng biến mất, tạo nên những loài côn trùng rất kỳ lạ và hiếm gặp. Cùng điểm danh một số loài côn trùng không biết bay kì lạ có tập tính nguy hiểm - thích đi "ăn bám", ăn nhờ ở đậu các loài côn trùng khác

Rận o­ng

Rận o­ng là loài côn trùng sống ký sinh trên loài o­ng mật. Chúng có kích thước rất nhỏ, chưa tới 1,5mm, màu nâu đỏ. Trong quá trình phát triển từ giai đoạn là trứng cho tới lúc trưởng thành của loài rận o­ng kéo dài trong khoảng 20 ngày. Ở trên mỗi cá thể o­ng có chưa đến 180 "kẻ ăn nhờ ở đậu" này. Mỗi khi rận o­ng đói, chúng bò lên đầu của o­ng mật và phát ra tín hiệu yêu cầu được chia sẻ thức ăn. Lúc này, o­ng sẽ san sẻ mật cho rận o­ng. Nhưng trên thực tế, lượng mật mà chú o­ng đó tiết ra hầu như lãng phí bởi kích thước siêu tí hon của rận o­ng không thể hấp thụ hết lượng dinh dưỡng này.

 
 

Rận o­ng có tên khoa học là Braula coeca Nitzsch

Theo như nghiên cứu, loài rận o­ng hầu như không gây ảnh hưởng xấu tới các loài o­ng chúng ký sinh. Tuy nhiên, với tốc độ sinh trưởng như hiện nay, các nhà khoa học lo ngại chúng sẽ làm rút ngắn tuổi thọ và khả năng sinh trưởng của loài o­ng mật.

Bọ giả dạng ấu trùng kiến

Loài bọ này có tên khoa học là Vestigipoda longiseta và được tìm thấy ở Đông Nam Á. Chúng có hình dạng, kích thước và thậm chí có mùi giống hệt một ấu trùng kiến thông thường.

 

Loài bọ giả vờ làm ấu trùng kiến...

 

Loài bọ này sinh trưởng và phát triển bằng cách thâm nhập vào ổ kiến, giả vờ làm ấu trùng để được cho ăn, nuôi nấng và bảo vệ bởi những chú kiến thợ.

 
 

... và hiện nguyên hình

Những chú kiến thợ thì không hay biết mình đang bị “lừa” bởi loài ký sinh trùng xảo quyệt này. Sau khi làm việc quần quật cả ngày để nuôi nấng “kẻ ở nhờ”, những chú kiến thợ không hay biết khi đang nghỉ ngơi, kẻ lạ mặt kia sẽ bò ra khỏi kén để đi… giao phối với chú kiến khác rồi lẩn mất.

Mối “trá hình”

Đúng như tên của loài mối đặc biệt này, chúng sẽ vẫn chỉ là 1 loài côn trùng bình thường sống trong tổ mối cho đến khi cặp thời cơ thích hợp, chúng sẽ “biến hình” để trà trộn vào tổ mối.

Thời cơ đó chính là khi con mối đực trong tổ chết đi, loài côn trùng này sẽ nhanh chóng lột bỏ lớp cánh của mình, bụng của chúng sẽ sưng to lên để cho giống với loài mối và tiết ra một chất hóa học đánh lừa những con mối khác. Từ đó, chúng sẽ dần thích nghi với cộng đồng mối trong thân phận là một con mối đực thực thụ.
 

Bại liệt sau khi bị muỗi đốt

Một phụ nữ Anh đã phải ngồi xe lăn 4 tháng và bị bại liệt gần như toàn thân trong 3 tuần sau khi bị muỗi cắn trong kỳ nghỉ ở Australia. Natasha Porter, 23 tuổi, đến từ Crawley, West Sussex (Anh) đã trải qua sự cố nhớ đời khi đang trong kỳ nghỉ kéo dài 2 tuần ở Australia. Porter kể, cô đã bay tới miền tây Australia vào tháng 3/2012 và mất 7 tháng sau đó làm việc cho một quán cà phê tại đây nhằm tích cóp tiền cho chuyến du lịch bờ biển miền đông nước này. Tuy nhiên, chỉ 2 tuần sau khi đặt chân đến Cairns trong hành trình du lịch đã định, Porter bị một con muỗi cắn và bắt đầu phát hiện ngón chân của mình bị tê liệt. Chỉ 2 ngày sau đó, tình trạng mất cảm giác lan tới các cánh tay của cô.Porter đã tới gặp một dược sĩ địa phương và người này cho rằng các triệu chứng của cô chỉ là một phản ứng dị ứng. Ông ta kê cho cô dùng các thuốc kháng histamine. Sau khi bị muỗi cắn, Natasha Porter đã bị bại liệt từ cổ trở xuống và phải gắn chặt với xe lăn trong 4 tháng. (Ảnh: SWNS). Tuy nhiên, khi các cánh tay của Porter bắt đầu tạo cảm giác nặng như đá đè và cô không thể nhấc cao chúng để chải tóc, Porter đã thăm khám một bác sĩ, người chẩn đoán cô bị stress và lo lắng thái quá. Dẫu vậy, 2 ngày tiếp theo, một cặp du khách cùng đoàn đã phải đưa Porter vào viện cấp cứu trong tình trạng bị bại liệt từ cổ trở xuống. Các bác sĩ đã thử nghiệm phản ứng và phát hiện Porter gần như không thể cử động được cơ thể, trừ phần đầu. Họ xác định, cô gái người Anh này mắc hội chứng Guillain-Barre. Đây là một hội chứng hiếm gặp và nghiêm trọng, xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công hệ thần kinh ngoại biên. Nguyên nhân chính xác của bệnh hiện vẫn chưa rõ, nhưng theo các chuyên gia, tới 60% người mắc hội chứng Guillain-Barre có biểu hiện bệnh khi một loại vi khuẩn hoặc virus nào đó xâm nhập vào cơ thể và kích thích hệ miễn dịch tấn công các dây thần kinh ngoại biên. Điều này khiến các dây thần kinh trở nên viêm sưng, rồi ngưng hoạt động và trong một số trường hợp làm cơ thể tê liệt.
 

Hội chứng có thể gây tử vong, nhưng khoảng 80% bệnh nhân hồi phục hoàn toàn sau nhiều tuần điều trị trong bệnh viện. Trong khi đó, một số khác có thể mất cả năm hoặc thậm chí lâu hơn để trở lại bình thường. Trong trường hợp của Porter, cô đã có thể cử động trở lại dần dần nhờ phương pháp vật lý trị liệu. Trong vòng 3 tuần, cô gái trẻ bắt đầu dịch chuyển được các cánh tay vài xen-ti-mét và 6 tuần sau khi bị bại liệt, cô đã đứng được vài giây với sự hỗ trợ của 3 y tá. Đến tháng 11 năm ngoái, Porter đã bay trở về quê hương với sự tháp tùng của 2 y tá. Đến dịp năm mới, cô đã có thể thực hiện những chuyến đi ngắn trên xe lăn và tới cuối tháng 1 đã khiêu vũ với bạn bè lần đầu tiên sau sự cố nhớ đời. Hiện nay, Porter đã hồi phục hoàn toàn. Cô đang lên kế hoạch hoàn thành cuộc du hành vòng quanh thế giới và trèo lên nơi cắm trại ở núi Everest.

Suýt mất ngực vì bị... muỗi đốt

Chỉ vì bị vi khuẩn "ăn thịt người" xâm nhập vào cơ thể qua vết muỗi đốt, cô Natalie đã suýt phải cắt bỏ bên ngực trái, thậm chí có nguy cơ mất đi sinh mạng của mình. Muỗi tưởng chừng chỉ là loài côn trùng nhỏ bé, gây ngứa ngoài da cho con người, nhưng nó cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người, như trường hợp của cô Natalie Thomason, 48 tuổi, sống tại hạt Northampton, Anh. Trong chuyến du lịch cùng con gái tới thủ đô Cairo, Ai Cập vào tháng 3 vừa qua, cô Natalie đã suýt mất đi tính mạng sau khi bị muỗi cắn. Cô Natalie cho biết, lúc đầu, cô phát hiện ra vài vết muỗi đốt bao gồm 2 nốt bên ngực trái, một nốt gần gáy, một nốt ở phía trên cổ và một nốt ở da non tay trái.

 

Natalie và con gái - Becky trong chuyến du lịch tới Ai Cập tháng 3 vừa qua.

 
Các nốt muỗi đốt này không chỉ gây ngứa mà còn khiến cô Natalie cảm thấy da mình nóng ran lên. Song chỉ nghĩ đây là vết muỗi đốt thông thường, côra biển tắm với hy vọng nước biển sẽ làm tan biến cơn ngứa. Nhưng người phụ nữ này đã không lường trước được mối nguy hiểm vì trong nước biển có rất nhiều vi khuẩn, chúng đã có cơ hội xâm nhập vào cơ thể khi cô Natalie đắm mình trong làn nước đầy tảo biển. Thật tiếc, khi quay trở lại Anh, các vết muỗi đốt vẫn không thuyên giảm mà ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Chúng gây đau đớn khủng khiếp, đặc biệt là 2 nốt ở ngực còn bị sưng phồng lên. Tình trạng nguy hiểm tiến triển nhanh tới mức gia đình cô Natalie không kịp trở tay. Chỉ sau vài giờ đồng hồ, các vết muỗi đốt ngày một sưng to hơn và trở nên thâm đen. Cô Natalie quyết định tới gặp bác sỹ và được chẩn đoán mắc Hội chứng Vi khuẩn ăn thịt người. Bác sỹ cho biết, các vết muỗi đốt đã bị hoại tử, chúng đang "ăn thịt" cô Natalie, vì vậy phải được cắt bỏ ngay lập tức, nếu không chúng sẽ lan rộng và gây nguy hiểm tới tính mạng. Cô Natalie rất hoang mang khi bác sỹ thông báo cô rất có thể phải cắt bỏ ngực. Theo phán đoán, vi khuẩn gây hoại tử đã tấn công vào cơ thể cô Natalie qua vết muỗi đốt khi cô xuống biển bơi. Sau đó, chúng sinh sôi nảy nở một cách nhanh chóng trong cơ thể vật chủ. Rất may, sau ca phẫu thuật cắt bỏ những nốt sưng hoại tử, sức khoẻ của cô Natalie đã hoàn toàn hồi phục vào ngày 29/6 hôm qua. Cô cảm thấy mình rất may mắn vì đã thoát chết, "Nó làm tôi già đi nhiều tuổi nhưng tôi cảm thấy mình cực kỳ may mắn khi không những không phải cắt bỏ ngực mà vẫn còn sống sót.", cô nói.

Có thể tử vong do côn trùng cắn

“Côn trùng cắn để lại những vết thương nhỏ nhưng chúng có thể khiến bạn tử vong nhanh chóng khi không xử lý kịp thời.” Gần đây, bệnh nhân N.T.N (49 tuổi, ở TP. Đồng Hới) đã phải nhập viện hữu nghị Việt Nam – Cu Ba Đồng Hới, Quảng Bình trong tình trạng nhiễm độc rất nặng do bị côn trùng cắn. Anh Nam nhập viện khi rơi vào tình trạng lơ mơ, khó thở, cổ chân trái sưng tấy, đỏ và có dấu hiệu bị nhiễm trùng nặng. Người nhà anh Nam cho biết, khi đang làm vườn thì anh bị một con côn trùng cắn vào chân nhưng không rõ loài gì. Lúc đầu chỉ cảm thấy đau rát nhẹ nên anh chủ quan không bôi thuốc. Nhưng vài giờ đồng hồ sau vết thương tấy đỏ, đau rát với mức độ nhiều hơn kèm theo các biểu hiện tức ngực, khó thở nên gia đình nhanh chóng đưa anh đi cấp cứu. Cũng khoảng thời điểm gần đó, bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM đã cấp cứu bé Trần Thu Ngân 11 tuổi bị suy hô hấp nặng vì o­ng đốt. Người nhà cho hay, trong khi đang tắm, em Ngân bị một con o­ng đậu trong khăn bay ra đốt bàn tay phải. Sau đó, toàn thân em bị nổi mề đay, ngứa toàn thân mệt mỏi và khó thở. Tại bệnh viện địa phương, em được chẩn đoán bị sốc phản vệ, có biểu hiện môi tái, da xanh, mạch nhẹ, lơ mơ, khó thở. Ngân phải nằm viện điều trị, sau 2 ngày mới qua cơn nguy kịch.

Sơ cứu nhanh, tránh nguy hiểm

Tình trạng nhiễm độc như anh Nam, bé Ngân, một phần có nguyên nhân vì sơ cứu chậm. BS Nguyễn Thị Thủy, khoa Khám Bệnh, bệnh viện Da Liễu Hà Nội khuyên bệnh nhân khi bị côn trùng cắn cần xử lý vết thương càng sớm càng tốt, không nên để quá 6 giờ vì nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Trước tiên bạn cần rửa vết cắn của côn trùng bằng nước sạch, tốt nhất là dùng vòi nước xịt có áp lực để rửa sạch vết bẩn. Sau đó rửa kỹ vết thương bằng xà phòng, dung dịch cồn hoặc thuốc sát khuẩn. Những vết cắn của côn trùng thường có cảm giác đau hoặc ngứa, để giảm tình trạng này bạn nên dùng một cục nước đá chườm lên vết cắn khoảng 5-10 phút. Nếu vết cắn của côn trùng chỉ là một vết đỏ, bạn có thể điều trị tại nhà, dùng nước muối loãng hoặc nước vôi loãng thoa lên vết cắn từ 3-4 lần/ngày, sau 2-3 ngày vết thương sẽ tự khỏi. Nếu trường hợp vết cắn bị đau rát nhiều, có hiện tượng mưng mủ, viêm loét, bạn cần đến khám điều trị pử chuyên khoa da liễu.

Để côn trùng tránh xa

Theo bác sỹ Thủy thời gian chuyển mùa khiến các loài côn trùng phát triển mạnh. Để phòng tránh bị các loài côn trùng cắn, lúc sang mùa, bạn cần giữ gìn môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, thường xuyên phun thuốc diệt muỗi, diệt côn trùng ở những vị trí có nhiều bụi rậm, kênh mương, ao hồ gần nhà. Khi ngủ nên mắc màn để chống muỗi cắn, hoặc ngăn một số côn trùng lạ có thể bay vào nhà. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc bôi chống muỗi, chống côn trùng để đề phòng bị côn trùng cắn. Nếu bạn phải đi rừng hoặc nhà ở gần những nơi có núi rừng, cần mặc quần áo dài tay dài chân đeo ủng, đội mũ che kín, bịt khẩu trang, đeo kính phòng vệ.

Lạ mắt với trứng côn trùng qua ống kính đặc biệt

Côn trùng là những loài không xương sống thuộc lớp Insecta (Côn trùng hay sâu bọ), được biết côn trùng là đại diện của lớp chân khớp lớn nhất trên trái đất. Các côn trùng có tập tính xã hội như kiến hay o­ng, chúng sống cùng nhau trong một tập đoàn lớn và được tổ chức rất tốt. Các cá thể trong tập đoàn tương đối giống nhau về bộ gene (do trinh sản) nên người ta có thể coi cả tập đoàn như một "siêu cơ thể". Côn trùng là một trong những nhân tố góp phần điều hòa sinh thái của môi trường, mặc dù có những côn trùng gây hại cho người nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều côn trùng mang mật, sáp, tơ đến cho con người hay chúng là một công cụ thụ phấn cho cây hoa như o­ng, bướm.
  

Côn trùng thường đẻ trứng theo mùa và đẻ trên nhánh cây, cành hoa và lá hoa. Chính vì chúng thường xuyên đẻ trứng ở những nơi dễ rơi nên thiên nhiên rất ưu đãi đã làm cho các loại trứng này có sự kết dính rất chặt ở những nơi côn trùng đẻ trứng. Trứng côn trùng thường rất nhỏ khoảng từ 0,7 - 2 mm nên mắt thường khó quan sát được, thường quan sát qua kính hiển vi. Dưới đây là một vài ảnh được các nhà khoa học dùng một loại máy ảnh đặc biệt để chụp chúng.
  

Đây là trứng của một loài bướm sống ở châu Mỹ. Nó chuyên đẻ trứng trên dây leo của một cây lạc tiên. Nhờ có các tua xoắn này mà quả trứng được an toàn trước sự thèm khát của lũ kiến háu ăn. Trứng bướm cũng có màu da cam giống như con vật khi đã trưởng thành.

Nhìn thoáng qua, những quả trứng này rất giống với nhiều loại quả chúng ta hay thấy ngoài chợ. Nhưng thực tế chúng lại là trứng của… bọ xít. Lũ bọ xít thường đẻ từng chùm trứng lên lá cây. Các quả trứng không chỉ dính chặt lấy nhau và còn dính luôn với chiếc lá đó.

Quả trứng này có hoa văn rất đẹp và thậm chí có thể gợi hứng cho nhiều nghệ sĩ trang trí. “Tác giả” của nó là bướm mắt cú với hoa văn trên cánh giống với mắt loài cú một cách lạ kỳ. Chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới ở Trung và Nam Mỹ. Viền đỏ xung quang quả trứng là dấu hiệu cho thấy có phản ứng hóa học đang diễn ra bên trong. Quả trứng xanh lục này là của loài bướm cánh xanh, một trong những loài bướm lớn nhất thế giới với sải cánh lên tới khoảng 20 cm. Lưu ý là màu cánh của chúng lại là màu xanh lam chứ không phải màu xanh lục như trứng. Lớp “xốp” trắng bên ngoài nhìn chẳng khác gì loại xốp dùng để bọc hoa quả ngoài chợ hàng ngày. Tuy nhiên, nó là một phần của trứng bướm xanh, loài bướm rất hiếm gặp. Chúng chỉ đẻ trứng lên cây phong lữ và lại phải đợi lũ thỏ tới ăn cây để trứng có thể nhẹ nhàng “hạ cánh” xuống đất.
 

Quả trứng này có hoa văn theo dạng đăng ten giống hệt hoa văn trên cánh khi chúng đã trở thành bướm trưởng thành. Tuy nhiên khi đó hoa văn sẽ mang màu đỏ và đặc điểm này được người ta dùng để đặt tên: bướm cánh đăng ten đỏ.Đây là trứng của loài Bướm nâu xấu xí. Dường như có một quy luật nào đó khiến cho những con bướm xinh đẹp cũng có trứng bắt mắt hơn các đồng loại kém may mắn khác. Quả trứng này đang dính trên thân một cây thuộc họ sen và mọc nhiều ở châu Âu. Đây là trứng của loài bướm trắng lớn. Trong ảnh, chúng đang dính từng chùm ở mặt dưới của lá cây cải bắp. Môi trường sống của loài bướm này sống trải rộng từ châu Âu tới Bắc Phi và thậm chí sang cả dãy Himalaya. Nếu có thêm gai nhọn, nhiều người sẽ nhầm đây là một quả dứa mất. Thực tế, màu cam sặc sỡ này giúp chuyển một thông điệp đe dọa tới những kẻ tham ăn vì các màu sắc nổi bật thường đi kèm với chất độc. Nhờ có các loại chất độc trong trứng mà loài bướm Cánh ngựa vằn có cơ hội tồn tại cao hơn.
 

Đúng là muôn hình muôn vẻ, nhờ vào ống kính đặc biệt mà chúng ta biết thêm nhiều về trứng của những loài côn trùng nhỏ bé mà mắt thường khó có thể nhìn thấy được.

 

Ngày 08/02/2014
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(Tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích