Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 6 0 6 0
Số người đang truy cập
7 4
 Chuyên đề Côn trùng học
Đặt bẫy đèn bắt muỗi ở trong nhà (ảnh tư liệu của impe-qn)
Dùng bẫy đèn bắt muỗi truyền bệnh sốt rét để nghiên cứu

Để giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt rét, các nhà khoa học đã dùng nhiều phương pháp điều tra bắt muỗi khác nhau nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu, trong đó có phương pháp bẫy đèn. Vậy phương pháp này thực hiện như thế nào?

Nguyên lý, mục đích và thiết bị của bẫy đèn

Về nguyên lý, đa số các loài muỗi hoạt động về ban đêm đều bị thu hút bởi một số loại ánh sáng nhất định. Vì vậy bẫy đèn là một công cụ rất hiệu quả dùng để bắt muỗi. Mẫu đèn bẫy muỗi có thiết kế gọn nhẹ và được dùng khá phổ biến để thu thập muỗi truyền bệnh sốt rét là loại bẫy đèn CDC (Centre for disease control: Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ). Ánh sáng do bóng đèn phát ra sẽ thu hút muỗi bay vào vùng có luồng gió do một cái quạt điện nhỏ tạo ra và đẩy muỗi xuống lồng nhốt muỗi ở phía bên dưới. Việc sử dụng bẫy đèn để bắt muỗi căn cứ vào đặc tính của nhiều loài muỗi hoạt động vào ban đêm sẽ bị thu hút bởi một số nguồn ánh sáng khác nhau. Đây là một phương pháp thu mẫu rất có hiệu quả đối với những loài muỗi có đặc điểm hướng quang dương. Mục đích bắt muỗi bằng phương pháp bẫy đèn nhằm cung cấp dẫn liệu về thành phần loài, một số chỉ số khác như mật độ hoạt động... để xác định sự phân bố và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh. Ngoài ra cũng cung cấp các dẫn liệu để đánh giá biến động theo không gian và thời gian về kích thước quần thể các loài muỗi truyền bệnh hoạt động. Thiết bị bẫy đèn được sản xuất với nhiều loại khác nhau như loại dùng điện 220V, loại dùng bình điện hay pin khô thích hợp để bắt muỗi tại thực địa vùng xa xôi, hẻo lánh chưa có nguồn điện lưới. Cấu tạo thiết bị của bẫy đèn gồm 5 bộ phận chính như chao bẫy, thân bẫy, nguồn đèn sáng, cánh quạt cùng mô tơ và lồng nhốt muỗi. Ngoài ra còn có các loại dụng cụ đồng bộ khác như pin đèn hoặc bình điện, đèn pin, tube và ống bắt muỗi, khay men trắng, lồng hay cốc đựng muỗi, kẹp, sổ ghi chép, phiếu điều tra, bút các loại...

Kỹ thuật treo bẫy đèn bắt muỗi

Bẫy đèn có thể sử dụng để bắt muỗi ở trong nhà và ngoài nhà bằng cách treo bẫy ở những vị trí phù hợp. Tùy theo mục đích điều tra để chọn lựa cách đặt bẫy cho có hiệu quả

Đặt bẫy đèn ở trong nhà

Phải treo bẫy đèn ở cách xa các nguồn sáng khác, tốt nhất và lý tưởng nhất là tắt hết các nguồn sáng khác từ khi treo bẫy đèn lên hoặc ít nhất là tắt hết các nguồn sáng khác kể từ khi đi ngủ khoảng từ 9 đến 10 giờ đêm. Cần treo bẫy đèn cách mặt đất hoặc mặt sàn khoảng 1,5 mét và cách giường ngủ khoảng 0,5 mét. Lắp pin hoặc gắn bình điện để bẫy đèn hoạt động từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Nhờ những người trong nhà ở đặt bẫy đèn theo dõi hoạt động của bẫy như nguồn sáng, quạt gió... Nếu phát hiện thấy điều gì bất thường như đèn bẫy không sáng, quạt gió không quay... thì thông báo cho người đặt bẫy để khắc phục kịp thời. Người đặt bẫy đèn tiến hành thu thập muỗi bắt được trong lồng bẫy vào 6 giờ sáng hôm sau bằng cách buộc miệng lồng nhốt muỗi và tắt quạt gió. Cần ghi rõ số bẫy, số nhà đặt bẫy, địa điểm nhà đặc bẫy, số người ngủ trong nhà tối hôm đặt bẫy.

Đặt bẫy đèn ở ngoài nhà

Phải treo bẫy đèn gần các ổ bọ gậy muỗi hoặc những nơi muỗi trưởng thành thường bay qua trên đường đi tìm mồi hút máu. Vị trí treo bẫy đèn cần thông thoáng để ánh sáng từ bóng đèn của bẫy không bị che khuất. Bẫy nên treo cách mặt đất khoảng 1,5 mét. Nếu mục đích việc bắt muỗi là để so sánh giữa số lượng muỗi bắt được ở trong nhà và ngoài nhà thì bẫy treo ngoài nhà chỉ nên cách nhà có đặt bẫy ở trong nhà với khoảng cách tối đa chừng 50 mét. Nếu mục đích việc bắt muỗi là để đánh giá thành phần loài thì bẫy có thể được treo ở nhiều điểm khác nhau, kể cả trong rừng. Bẫy đèn treo ngoài nhà cũng cho bắt đầu hoạt động từ 6 giờ chiều đến 6 giờ sáng hôm sau. Người thu muỗi trong bẫy đèn cần ghi chi tiết về thời tiết, khoảng cách từ nơi treo bẫy đèn đến nhà gần nhất, địa điểm đặt bẫy đèn ở ngoài rừng hay trong rừng.

Cách xử lý muỗi bắt được

Số lượng muỗi bắt được bằng phương pháp bẫy đèn cần được tiến hành xử lý ngay sau khi thu bẫy vì muỗi bắt được bằng phương pháp này thường bị chết hoặc dập nát. Trước khi xử lý cần phải để riêng số bẫy đặt ở trong nhà, số bẫy đặt ở ngoài nhà, số bẫy của từng gia đình và tiến hành xử lý tuần tự từng bẫy để khỏi nhầm lẫn. Trước tiên dùng ống hút hoặc tube bắt từng con muỗi còn sống, sau đó đổ những con muỗi chết hoặc sống nhưng không bay được ra chiếc khay men trắng. Tiếp theo việc định loại muỗi bắt được bằng bẫy đèn căn cứ vào đặc điểm hình thái thông thường tương đối khó vì các đặc điểm này có thể không còn nguyên vẹn do muỗi bị va đập bởi cánh quạt gió của bẫy đèn đẩy xuống lồng nhốt muỗi bên dưới. Sau đó cần xác định trạng thái sinh lý của muỗi như tình trạng đói, no, bán chửa, chửa. Đồng thời mổ muỗi để tìm ký sinh trùng sốt rét và xác định muỗi đã đẻ hay chưa đẻ.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp

Phương pháp bắt muỗi bằng bẫy đèn có ưu điểm là phòng tránh được nguy cơ mắc bệnh sốt rét nếu sử dụng phương pháp dùng mồi người để bắt muỗi. Phương pháp có thể tiến hành đồng thời ở những điểm điều tra, giám sát khác nhau và kết quả thu được có độ tin cậy cao do không bị ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan do con người gây ra. Nhược điểm của phương pháp này là hiệu suất bắt muỗi giảm đáng kể nếu nơi treo bẫy đèn có nhiều nguồn sáng khác hoặc ánh đèn của bẫy bị che khuất nhất là khi treo bẫy ở trong rừng. Việc định loại muỗi bắt được bằng bẫy đèn căn cứ trên đặc điểm hình thái rất khó khăn vì các đặc điểm hình thái thường không còn nguyên vẹn do muỗi bị va đập. Đồng thời hiệu suất bắt muỗi rất thấp đối với những loài muỗi không có đặc tính hướng quan, không bị hấp thu bởi nguồn sáng của đèn bẫy. Hiện nay bộ phận chuyên khoa về côn trùng học ở tuyến tỉnh và tuyến trung ương đang được phổ cập sử dụng phương pháp điều tra, giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh sốt rét bằng bẫy đèn CDC song song cùng với các phương pháp điều tra, giám sát khác. Tuy vậy, bẫy đèn là một loại thiết bị chuyên môn đặc chủng phải đặt mua ở nước ngoài theo tiêu chuẩn quy định nên việc trang bị khá khó khăn, thiếu thốn ở tuyến tỉnh; do đó cần sự hỗ trợ, giúp đỡ của tuyến trung ương về thiết bị dụng cụ này.

Ngày 31/12/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích