Home TRANG CHỦ Thứ 4, ngày 24/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 0 7 6 1 9
Số người đang truy cập
7 5
 Chuyên đề Côn trùng học
Mồi người trực tiếp bắt muỗi nguy hiểm hơn bẫy màn dùng mồi người (ảnh tư liệu impe-qn)
Bắt muỗi truyền bệnh sốt rét bằng bẫy màn ít nguy hiểm

Trong công tác giám sát hoạt động muỗi truyền bệnh sốt rét, việc bắt muỗi bằng mồi người trực tiếp hoặc bắt muỗi ở chuồng gia súc ban đêm thường gây nguy hiểm cho người thực hiện. Phương pháp bắt muỗi truyền bệnh sốt rét bằng bẫy màn có thể khắc phục được nhược điểm, vì vậy các khoa côn trùng cần ứng dụng phổ cập phương pháp này.

Thực tế cho thấy trong hoạt động giám sát muỗi truyền bệnh sốt rét, phương pháp bắt muỗi bằng phương pháp mồi người trực tiếp ban đêm đòi hỏi nhiều người cùng tham gia và người làm mồi cho muỗi đốt thường dễ có nguy cơ bị mắc bệnh sốt rét. Phương pháp bắt muỗi ở chuồng gia súc ban đêm cũng có hạn chế vì thường chỉ bắt được những con muỗi đậu ở chung quanh chuồng mà ít khi bắt được muỗi đang đốt máu gia súc vì khó tiếp cận; nhất là đối với những con trâu, bò hung dữ. Trong một số trường hợp nhất định, phương pháp bắt muỗi bằng bẫy màn có người hoặc có gia súc làm mồi có thể sử dụng để thay thế phương pháp mồi người trực tiếp hoặc bắt muỗi ở chuồng gia súc. Phương pháp bắt muỗi bằng bẫy màn có người làm mồi cung cấp những thông tin cần thiết về những loài muỗi truyền bệnh sốt rét ưa đốt máu người, mật độ hoạt động của các loài muỗi đốt máu người, thời gian hoạt động đốt người trong đêm của muỗi và vai trò dịch tễ các loài muỗi. Phương pháp bắt muỗi bằng bẫy màn dùng gia súc làm mồi có mục đích xác định thành phần loài muỗi truyền bệnh sốt rét, xác định những loài muỗi ưa đốt máu gia súc, cung cấp muỗi cho các thử nghiệm sinh học đánh giá hiệu lực tồn lưu và mức độ nhạy cảm của muỗi đối với hóa chất diệt côn trùng, đồng thời cung cấp muỗi để nuôi trong phòng thí nghiệm nhằm phục vụ cho các nghiên cứu khác. Việc thực hiện phương pháp bắt muỗi bằng bẫy màn dựa trên nguyên lý muỗi cái Anophles truyền bệnh sốt rét thường tìm người hoặc các loại động vật để chích đốt máu nhằm thực hiện yêu cầu sinh đẻ. Thực tế có nhiều loài muỗi truyền bệnh đốt máu cả người và các loại động vật, một số loài chỉ ưa đốt máu động vật và một số loài khác lại thích đốt máu người. Các loài muỗi nói chung và muỗi Anophles truyền bệnh sốt rét nói riêng thường bị thu hút bởi nhiều loại động vật khác nhau và con người để bay đến đốt máu. Vì vậy sử dụng phương pháp bẫy màn có người hoặc gia súc làm mồi để bắt muỗi được căn cứ trên đặc điểm này. Dụng cụ cần thiết để thực hiện phương pháp này gồm một màn ngủ bằng vải tuyn có kích thước lớn với chiều dài 5 mét, rộng 4 mét, cao 2 mét và một màn tuyn cá nhân có kích thước dài 2 mét, rộng 1,2 mét, cao 1,8 mét. Màn tuyn cá nhân chỉ sử dụng khi dùng người để làm mồi bắt muỗi. Ngoài ra còn cần một số vật dụng khác như các cọc và dây treo màn; cọc tre hay gỗ và một dây thừng để cột trâu, bò nếu sử dụng trâu, bò làm mồi; tube bắt muỗi, ống hút muỗi, lồng nhốt muỗi, bông không thấm nước và bông thấm nước, bút các loại, các phiếu điều tra, sổ sách ghi chép...

Kỹ thuật thực hiện phương pháp

Phương pháp bắt muỗi truyền bệnh sốt rét bằng bẫy màn được thực hiện với hai hình thức là dùng người để làm mồi và dùng động vật để làm mồi.

Kỹ thuật bắt muỗi bằng bẫy màn dùng mồi người: có thể thực hiện ở cả trong nhà và ngoài nhà. Khi bắt muỗi trong nhà, dùng màn lớn treo phủ toàn bộ chiếc giường, trên giường có một người nằm làm mồi trong một chiếc màn cá nhân. Khi bắt muỗi ngoài nhà thì vị trí đặt bẫy màn cách nhà khoảng từ 30 đến 50 mét tùy thuộc vào địa thế chung quanh nhà. Chú ý không được đặt bẫy màn gần chuồng trâu, bò mà phải cách xa chuồng trâu, bò ít nhất từ 100 mét trở lên. Màn lớn được treo trên những chiếc cọc tre hoặc gỗ, bên trong màn lớn là chiếc màn cá nhân và người làm mồi sẽ nằm trong chiếc màn cá nhân. Khi treo màn lớn cần chú ý phải để mép dưới chân màn cách mặt sàn hoặc mặt đất khoảng từ 15 đến 20 centimét để muỗi có thể bay vào trong màn lớn qua khoảng hở này. Để màn không bị gió thổi nhất là khi treo bẫy màn ngoài nhà, cần phải cố định chân màn vào những chiếc cọc đã đóng chặt vào mặt đất. Sau khi đặt bẫy, tiến hành cứ mỗi giờ bắt muỗi một lần đối với tất cả muỗi đậu trên màn kể cả màn lớn và màn cá nhân treo trong màn lớn. Người bắt muỗi sử dụng đèn pin soi tìm muỗi và dùng ống tube thủy tinh để bắt muỗi. Muỗi bắt được phải để riêng theo từng giờ để phân tích, đánh giá.

 

Mồi người trực tiếp để bắt muỗi truyền bệnh sốt rét
(ảnh tư liệu impe-qn)

 
Kỹ thuật bắt muỗi bằng bẫy màn dùng mồi gia súc: thường phải chọn vị trí để đặt bẫy màn phù hợp. Bẫy màn dùng gia súc làm mồi được đặt ở ngoài nhà, gần sát với vị trí mà gia súc thường được giữ ở đó qua đêm. Sau đó chọn một con trâu hay bò hiền lành trong số trâu, bò của dân địa phương để làm mồi. Trước khi mặt trời lặn, dùng dây thừng cột con trâu hay bò đã chọn vào chiếc cọc đã đóng cố định xuống đất ở vị trí đặt bẫy màn. Tiếp theo treo bẫy màn là màn lớn trùm trên con trâu hay bò làm mồi; khi treo màn lớn phải để mép dưới chân màn cách mặt đất khoảng từ 15 đến 20 centimét để muỗi có thể bay vào trong màn qua khoảng hở này. Để giúp cho màn không bị gió thổi, phải cố định chân màn vào những chiếc cọc đã đóng chặt vào mặt đất. Sau khi đặt xong bẫy, cứ mỗi giờ một lần tiến hành bắt muỗi đậu trên màn. Người bắt muỗi sử dụng đèn pin soi tìm muỗi và dùng ống tube thủy tinh để bắt muỗi. Muỗi bắt được cũng phải để riêng theo từng giờ để phân tích, đánh giá.

 

Bắt muỗi chuồng bò nguy hiểm hơn bẫy màn dùng mồi gia súc
(ảnh internet) 
 

Ưu và nhược điểm của phương pháp

Phương pháp bắt muỗi bằng bẫy màn dùng mồi người không gây nguy hiểm và an toàn cho người làm mồi so với phương pháp bắt muỗi bằng mồi người trực tiếp vì người làm mồi nằm ở trong màn cá nhân bảo vệ trong thời gian làm mồi bắt muỗi; vì vậy khả năng bị muỗi truyền bệnh đốt máu rất thấp nên khó có thể bị nhiễm bệnh do nghề nghiệp. Phương pháp bắt muỗi bằng bẫy màn dùng mồi gia súc như trâu, bò cũng an toàn, ít nguy hiểm hơn đối với người bắt muỗi vì không phải tiếp cận với chuồng trâu, bò bẩn thỉu, hôi hám và những con vật hung dữ có thể tấn công khi làm nhiệm vụ. Tuy vậy bên cạnh đó phương pháp bắt muỗi bằng bẫy màn dùng mồi người cũng có một số nhược điểm là thực tế thu được số lượng muỗi ít hơn so với phương pháp mồi người trực tiếp. Đồng thời do màn dùng làm bẫy có kích thước lớn nên khá cồng kềnh khi di chuyển điểm điều tra, giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh.

Khuyến nghị

Trong công tác phòng chống bệnh sốt rét, việc giám sát hoạt động của muỗi truyền bệnh tại các địa phương là vấn đề cần thiết được thực hiện bằng nhiều phương pháp điều tra khác nhau. Phương pháp bắt muỗi truyền bệnh bằng bẫy màn dùng người làm mồi và gia súc làm mồi cần được khuyến khích sử dụng tại các cơ sở để hạn chế bớt phương pháp dùng người trực tiếp làm mồi bắt muỗi và bắt muỗi ở chuồng gia súc vì có thể gây nguy hiểm cho người thực hiện nhiệm vụ như bị mắc bệnh sốt rét do nghề nghiệp; bị chấn thương do trâu, bò hung dữ tấn công. Nếu không công tác trong ngành chuyên khoa, ít người biết đến công việc âm thầm, lặng lẽ nhưng đầy hiểm nguy của cán bộ, nhân viên côn trùng học.

Ngày 04/12/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích