Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 2 5 7 5
Số người đang truy cập
3 9 3
 Chuyên đề Côn trùng học
Những thông tin cập nhật thú vị về côn trùng

Bill Gates chi 1 triệu USD để... chống muỗi, Video "độc" về sự lợi hại của vòi muỗi, Khả năng phát sáng kỳ lạ của bọ cạp đen VN, Khả năng phát sáng kỳ lạ của bọ cạp đen VN, Bại liệt sau khi bị muỗi cắn, Tạo ra muỗi đực vô sinh bằng biến đổi gen, Muỗi sẽ chết vì hút máu.

 Bill Gates chi 1 triệu USD để... chống muỗi

Muỗi là một loài vật đáng ghét và gây nhiều phiền toái, nhưng cho tới nay, hầu hết chúng ta chỉ có thể ngăn ngừa chúng bằng màn hoặc thuốc xịt diệt muỗi. Tuy nhiên, một giáo sư tại Đại học Columbia đã phát triển thành công một hệ thống "phòng thủ" muỗi bằng tia... laser. Và Bill Gates đã bị thuyết phục bởi ý tưởng này nhiều đến mức, ông sẽ đầu tư 1 triệu USD cho dự án.

Theo Daily Mail, phương pháp của Giáo sư Szabolcs Marka, về cơ bản, là dựng lên một bức tường laser có khả năng đẩy lùi và thậm chí là tiêu diệt mọi con muỗi "vo ve" lại gần. Hệ thống có thể phát ra một chùm ánh sáng bao trùm và bảo vệ toàn bộ gia đình trong lúc họ ngủ - hiệu quả hơn bất cứ phương pháp ngừa muỗi nào trước đây. Giáo sư Marka cho biết, ông đã nảy ra ý tưởng về việc ánh sáng có thể phát hiện và đẩy lùi muỗi từ nhiều năm trước. Tia laser sẽ khiến cho hệ thống cảm ứng của muỗi bị rối loạn và chúng không thể tiếp tục bay được nữa. Cùng với vợ và một đồng nghiệp, Giáo sư Marka đã hình dung ra cách phát chùm tia laser thành một "rào chắn", hay một "bức tường" mà muỗi không thể vượt qua. "Nếu chẳng may đi lạc vào vùng sáng này, chúng sẽ phải quay trở lại ngay lập tức. Chúng không muốn đi tiếp nữa", Giáo sư cho biết.
 

 

 So sánh bầy muỗi trong nhà trước và sau khi bật hệ thống laser.

Hệ thống này không hề cồng kềnh: chỉ cần một thiết bị đơn lẻ cũng có thể bảo vệ cho cả một khu vực tương đối rộng (Phòng ngủ lớn của gia đình). Tuy nhiên, Marka cũng thừa nhận ông chưa thực sự chắc chắn về lý do khiến cho lũ muỗi sợ chùm tia laser đến vậy. Có lẽ là vì chúng sợ, ông đoán. Quỹ từ thiện Bill and Melinda Gates đã đầu tư cho Marka 100.000 bảng Anh vào năm 2008 và mới đây, Gates đã đồng ý tặng giải thưởng lớn 1 triệu USD cho dự án. Như vậy, tính tới thời điểm này, dự án "tường laser ngăn muỗi" là 1 trong vẻn vẹn 5 dự án từng nhận được giải thưởng lớn này của Quỹ. Phương pháp của Marka được đánh giá là rất tiết kiệm, đơn giản, dễ dàng lắp đặt và dễ sử dụng. Một trong những mục tiêu chính của Quỹ Bill & Melinda Gates là ngăn chặn nạn sốt rét trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt là tại các nước đang và kém phát triển. Theo thống kê của Quỹ này, có tới gần 1 triệu người chết vì sốt rét mỗi năm. 90% trong đó là người dân châu Phi và 85% là trẻ em dưới 5 tuổi.

Video "độc" về sự lợi hại của vòi muỗi

Các nhà khoa học Pháp đã quay được một đoạn video chi tiết nhất từ trước tới nay về quá trình một con muỗi đâm xuyên vòi qua da thịt con mồi và tìm đúng mạch máu để hút. Đoạn video đáng kinh ngạc được quay dưới kính hiển vi, hé lộ cảnh một con muỗi mang ký sinh trùng sốt rét đốt và hút máu một con chuột đã bị gây mê. Dường như khi đốt con mồi, con muỗi không hút máu ngay. Trong thực tế nó dùng vòi khảo sát dưới da để tìm kiếm một mách máu, thường vài phút một lần.

Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí National Geographic, Valerie Choumet, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur ở Paris, Pháp, cho biết: "Một số người, đặc biệt ở châu Phi và châu Á, bị muỗi đốt vài lần mỗi ngày. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu muỗi có hành xử khác đi khi chúng đốt những sinh vật đã được chủng ngừa nước bọt của chúng hay không". Để đạt được mục đích, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tiêm kháng thể cho các con chuột, giúp chúng nhận ra nước bọt của muỗi. Họ phát hiện các cục màu trắng hình thành ở đầu vòi của con muỗi khi nó đốt con chuột thí nghiệm, ám chỉ rằng các kháng thể đã phản ứng với nước bọt của muỗi trong khi đốt. Các cục kết tủa màu trắng đã bịt kín những mạch máu nhỏ. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản muỗi hút máu nạn nhân. Muỗi sẽ dùng vòi khảo sát dưới da lâu hơn để tìm kiếm các mạch máu lớn hơn. Trung bình, một con muỗi sẽ chích hút máu của con mồi trong 4 phút. Nhờ các kính hiển vi tiên tiến, các nhà khoa học Pháp đã có thể chứng kiến cảnh các tế bào hồng cầu bị hút ào ạt về phía miệng vòi của muỗi. Con muỗi sẽ rút máu tích cực đến mức các mạch máu của con mồi sẽ bị vỡ, làm đổ tràn máu ra xung quanh. Các nhà khoa học nhận thấy, khi điều này xảy ra, con muỗi thường hối hả trong vài giây để "uống" trọn bể máu mới tạo ra. Khác với bộ kim tiêm đơn giản thông thường, các vòi của muỗi là một bộ công cụ phức tạp. Dưới kính hiển vi, vòi muỗi trông như một dải vật liệu dài và mảnh, thon nhọn ở đầu mút. Dải dây đó thực chất là môi dưới của muỗi, rỗng và cấu tạo gồm 6 thành phần khác nhau. Nó sẽ uốn cong khi muỗi đốt, cho phép các kim chích bên trong di chuyển vào trong da.

Nhìn tổng thể, các vòi của muỗi mảnh hơn một sợi tóc của người và các kim chích bên trong thậm chí còn nhỏ hơn. Những con muỗi mang mầm bệnh sốt rét sẽ mất nhiều thời gian thăm dò các mạch máu hơn. Điều này ám chỉ, Plasmodium - ký sinh trùng gây bệnh có thể kiểm soát hệ thần kinh của loài côn trùng này. Muỗi bắt đầu tiết nước bọt ngay khi nó đâm xuyên vòi vào da con mồi, giải phóng chất ngăn cản các mạch máu co siết lại, chống đông máu và gây kích ứng. Các chuyên gia nhận định, đoạn video hiếm hoi của các nhà khoa học Pháp có thể hỗ trợ những nghiên cứu trong tương lai nhằm hiểu rõ hơn về cơ chế chích đốt của mỗi cũng như cách ngăn chặn việc lây lan bệnh sốt rét.

Khả năng phát sáng kỳ lạ của bọ cạp đen VN

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giả thuyết nhằm lý giải tại sao các con bọ cạp đen Heterometrus laoticus - một loài  bọ cạp hung hãn được tìm thấy ở những vùng có than bùn ở Việt Nam và Lào, lại có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh dương dưới tia cực tím.

 

 Loài bọ cạp Heterometrus laoticus có màu đen trong ánh sáng ban ngày ...

Cho tới nay, không ai biết rõ căn nguyên tại sao loài bọ cạp Heterometrus laoticus có màu đen trong ánh sáng ban ngày, nhưng biến thành màu xanh dương dưới ánh sáng cực tím. Các nhà nghiên cứu đến từ Đại học California (Mỹ) cho rằng, khả năng phát sáng kỳ lạ như trên của các con bọ cạp đen có thể là một công cụ thô sơ giúp chúng hoạt động an toàn vào những đêm quá sáng. Nhóm nghiên cứu nhận định, loài bọ cạp Heterometrus laoticus không thể nhìn thấy ánh sáng cực tím, nên không thể biết đâu là một đêm sáng rõ. Do đó, chúng đã tiến hóa khả năng phát ra ánh sáng xanh dương dưới tia cực tím như một cách tự cảnh báo nguy hiểm dễ nhận biết.

            Một giả thuyết được nhiều người ủng hộ khác là, khả năng phát sáng dưới tia cực tím là một dạng bảo vệ của bọ cạp đen trước mặt trời. Nó cho phép chúng biến đổi các tia cực tím có hại thành ánh sáng vô hại, nhìn thấy được. Mặc dù các nhà khoa học không biết nguyên nhân bọ cạp đen phát sáng, nhưng họ hiểu rõ cơ chế xảy ra quá trình đó. Các bộ phận cơ thể cứng chắc của chúng có chứa những chất hóa học phát huỳnh quang, bao gồm cả betacarboline. Việc phát huỳnh quang xảy ra nhờ quá trình đông cứng lại của các bộ phận cơ thể. Khi bọ cạp trưởng thành và trải qua các giai đoạn phát triển, cường độ phát sáng sẽ tăng dần.

 

 . nhưng phát sáng huỳnh quang màu xanh dương dưới tia cực tím.

Bọ cạp đen Heterometrus laoticus là một loài bọ cạp hung hãn được tìm thấy ở những vùng có than bùn ở Việt Nam và Lào. Chúng thuộc họ bọ cạp rừng khổng lồ Heterometrus và có thể dài tới 12cm.

Các con bọ cạp đen có xu hướng sống thành nhóm, nhưng cũng được cho là có sở thích ăn thịt đồng loại. Nếu bị khiêu khích, bọ cạp đen có thể trở nên vô cùng hung hăng, đặc biệt đối với các con bọ cạp khác và những kẻ thù săn mồi như cầy meerkat và loài rết Scolopendra.

Bất chấp điều đó, hầu hết bọ cạp đen không có vết cắn nguy hiểm chết người. Các triệu chứng do một vết cắn của loài này gây ra, được phân loại là nhẹ. Cho tới nay, chưa có bất kỳ trường hợp người nào tử vong vì chúng.

Tuy nhiên, vết cắn có thể gây đau tại chỗ, viêm, sưng tấy và đỏ da kéo dài tới vài ngày.

Muỗi gallinipper lớn gấp 20 lần muỗi bình thường,

Muỗi gallinipper có tên khoa học là Psorophora ciliata lớn gấp 20 lần muỗi bình thường, hiện đang xuất hiện nhiều ở bang Florida, Đông Nam nước Mỹ. Đài Truyền hình CBS dẫn nguồn tin địa phương thông báo muỗi gallinipper đã xuất hiện tại môt số nơi ở bang Florida sau khi có lời cảnh báo từ Đại học Florida rằng có thể có đợt bùng phát loại muỗi khổng lồ này vào mùa hè năm nay.

 

 Muỗi gallinipper (trái) lớn hơn khoảng 20 lần so với muỗi bình thường. Ảnh Live Science.

Theo nhà khoa học Anthony Pelaez thuộc Viện Bảo tàng Khoa học và Kỹ thuật Tampa, khi bị vòi của loài muỗi này chích vào, người ta có cảm giác rất đau đớn, giống như bị một nhát dao đâm. Muỗi gallinipper thường hung hăng, tấn công người cả ngày lẫn đêm. Muỗi gallinipper tồn tại nhờ vào môi trường ẩm ướt từ những cơn mưa lớn, chúng đã có điều kiện phát triển nhanh do cơn bão Debby gây mưa hồi năm ngoái. Cơn bão Andrea tiếp tục gây mưa sẽ khiến các loại muỗi xuất hiện nhiều ở khu vực này, trong đó có gallinipper.

Tạo ra muỗi đực vô sinh bằng biến đổi gen

Thả những con muỗi đực biến đổi gen không có tinh trùng vào trong tự nhiên có thể giúp ngăn chặn sự lan rộng của căn bệnh sốt rét, theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh).

 

Muỗi anophen là tác nhân gây bùng phát dịch sốt rét ở châu Phi.Ảnh: Reuters.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Hoàng gia London (Anh) đã tiến hành thử nghiệm trên muỗi anophen – loại muỗi gây bùng phát dịch sốt rét ở châu Phi. Nhóm nghiên cứu tạo ra những con muốn đực vô sinh bằng cách tiêm vào trứng của loài muỗi mày một loại protein, có khả năng khiến muỗi đực không thể sản sinh ra tinh trùng khi trường thành. Sự can thiệp về gen này không làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh sản khác hay tập tính của cả muỗi đực và muỗi cái. Sau đó, những con muỗi đực vô sinh được thử nghiệm cho giao phối với các muỗi cái cùng với những con muỗi đực khỏe mạnh. Kết quả, các nhà khoa học nhận thấy, những con muỗi cái không thể phân biệt được muỗi đực biến đổi gen và muỗi đực khỏe mạnh. Nhóm nghiên cứu hy vọng, phát hiện của họ có thể giúp khống chế số lượng muỗi mang virút gây bệnh sốt rét trong tương lai. Hãng thông tấn Reuters dẫn lời tiến sĩ Flaminia Catteruccia, người đứng đầu cuộc nghiên, cứu cho biết: “Trong cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét, rất nhiều người hy vọng phương pháp biển đổi gen một ngày nào đó sẽ là một trong những vũ khí quan trọng của chúng ta”.

Thông thường, sau giao phối lần đầu tiên và duy nhất trong đời, muỗi cái có những thay đổi về mặt sinh lý và chúng bắt đầu đi hút màu trước khi đẻ trứng. Tuy nhiên, các nhà khoa học không rõ liệu những con muỗi biến đổi gen có tuân theo các quy luật này hay không. Trong trường hợp muối cái cố gắng giao phối với nhiều con đực khác nhau, hiệu quả của nghiên cứu này sẽ không cao. Sốt rét là bệnh lây truyền qua muỗi, ảnh hưởng tới 300 triệu người và giết chết gần 800.000 người trên thế giới mỗi năm. Bệnh sốt rét bùng phát mạnh nhất ở khu vực châu Phi. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ mỗi 45 giây lại có một trẻ em ở châu Phi tử vong vì bệnh sốt rét. Các chuyên gia y tế trên toàn cầu đang nỗ lực nghiên cứu để xóa bệnh sốt rét, nhưng quá trình này diễn ra rất chậm và đòi hỏi cần có những cách hiệu quả hơn và rẻ hơn để đẩy lùi căn bệnh chết người này.

Muỗi sẽ chết vì hút máu

Một nhóm các nhà khoa học hóa sinh Đại học Arizona (Mỹ) đã phát hiện, muỗi sẽ chết nhanh chóng sau khi hút máu nếu một số thành phần protein nhất định trong cơ thể con côn trùng bị ức chế. Phát hiện này giúp tạo ra thêm một phương pháp hữu hiệu ngăn chặn các căn bệnh phổ thông như sốt xuất huyết, sốt vàng và sốt rét. “Nếu chúng ta có thể giết chết muỗi ngay sau khi nó hút máu người lần đầu tiên, nó sẽ không thể đốt ai và lây lan bệnh tật lần hai. Đây là mục tiêu cuối cùng của nghiên cứu”, giáo sư Roger Miesfeld thuộc Khoa hóa và hóa sinh Đại học UA, người đứng đầu nghiên cứu nói trên tờ Physorg.

 

 Một con muỗi Anopheles gambiae đang hút máu người. Ảnh: Ucanr.

Những nghiên cứu trước đây cũng của nhóm các nhà khoa học này đã chỉ ra, hút máu có ý nghĩa sống còn đối với quá trình trao đổi chất của muỗi cái. Để duy trì nhu cầu của cơ thể, các loài côn trùng vốn dựa vào mật đường từ các loài hoa. Tuy nhiên khi đến thời gian đẻ trứng, chúng cần một lượng lớn protein. Chỉ những con muỗi cái mới hút máu người cùng các động vật máu nóng. Nếu con muỗi đã hút no máu, nó có thể sống được trong nhiều tuần và sẽ đẻ 5 chùm với 100 trứng mỗi chùm. Để tiến hành nghiên cứu, nhóm giáo sư đã sử dụng muỗi vằn, xuất xứ từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi. Muỗi vằn là nguồn gây bệnh sốt xuất huyết, bệnh virus truyền nhiễm do muỗi phổ biến nhất hiện nay. Miesfeld cho biết hầu hết mầm bệnh (virus sốt) không di truyền từ muỗi mẹ sang muỗi con mà từ người lây nhiễm sang người lành. “Những con muỗi càng già càng nguy hiểm”.

Khi một con muỗi cái hút máu, các tế bào nằm trong ruột của nó tiết ra enzyme để phá hủy các protein máu người. Quá trình tiết enzym này bao gồm việc chia các enzym thành những giọt nhỏ được gọi là các túi bong bóng mà tế bào sau đó bài tiết vào ruột. Đây được gọi là quá trình ‘bóng vận chuyển’ (vesicle transport). Khi ngăn chặn được quá trình bóng vận chuyển, con muỗi không thể tiêu hóa bữa ăn và sẽ chết trong vòng 48 giờ sau khi hút máu. Ngoài ra, “khi quá trình tiêu hóa bị ngăn cản, con muỗi cũng sẽ không thể hoàn thành chu kì sản xuất trứng”, Miesfeld nhấn mạnh thêm. Theo các nhà nghiên cứu, mục đích cuối cùng của họ là nhằm phát triển một loại phân tử nhỏ có thể hoạt động như một chất ngăn cản quá trình bài tiết. Chất ngăn cản này sẽ là thuốc trừ muỗi hữu hiệu và không có bất kì tác động nào lên cơ thể con người. Cách đơn giản nhất là tạo ra thuốc xịt hợp chất có phân tử đó, tương tự thuốc xịt côn trùng tác động vào hệ thống thần kinh của muỗi hiện nay. Một phương pháp tương đối phức tạp hơn là nén phân tử đó thành viên thuốc uống cho người, để con muỗi sẽ hút cả chất ngăn cản vào cơ thể nó khi nó hút máu. Miesfeld minh họa bằng một ngôi làng trong vùng nhiệt đới vào mùa mưa. “Khi muỗi đẻ trứng hàng loạt, mọi người trong làng hẳn đã sẵn sàng. Ngay khi muỗi bắt đầu đi kiếm máu, họ sẽ dùng chất ngăn cản này và trước khi chúng hút trở lại và chúng sẽ chết hàng loạt. Qua vài mùa, hẳn tình hình muỗi và bệnh truyền nhiễm do muỗi của vùng sẽ khác hẳn”. Tuy nhiên, các nhà khoa học e ngại rằng hệ miễn dịch của muỗi sẽ có thể giúp “nhờn” thuốc khi dùng phương pháp này. “Chúng ta luôn cần nhiều cách tiếp cận diệt muỗi khác nhau”, Miesfeld khẳng định.

 

 

Ngày 12/08/2013
PGS.TS. Triệu Nguyên Trung và Ths.Bs. Huỳnh Hồng Quang
(tổng hợp)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích