Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 04/10/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 7 4 3 3 3 3
Số người đang truy cập
2 8 9
 Chuyên đề Côn trùng học
Hình thái ngoài muỗi cái An. culicifacies
Muỗi Anopheles culicifacies được tìm thấy sau nhiều năm tại Krông Pa, Gia Lai

            Trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, muỗi Anopheles culicifacies Giles, 1901 phân bố nhiều nơi ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Tuy nhiên, khoảng thời gian dài gần đây trong khu vực này không thu thập được loài muỗi này.

Trong quá trình triển khai đề tài: “Đánh giá hiệu quả việc điều trị dự phòng Ivermectin cho gia súc nhằm giảm thiểu quần thể muỗi Anopheles trong phạm vi buôn làng, Tây Nguyên Việt Nam”, nhóm nghiên cứu đã thu thập được loài muỗi Anopheles culicifacies tại Buôn H’ Yú, xã Chư Rcăm, Krông Pa, Gia Lai.

Đề tài chỉ nghiên cứu các quần thể muỗi Anopheles hoạt động ngoài trời từ các phương pháp thu thập: Bẫy màn chuồng gia súc (cattle-baited trap), mồi người màn kép (double-net trap), mồi người ngoài nhà (human landing catches), bẫy đèn ngoài trời (uotdoor-CDC light trap). Đợt nghiên cứu vào tháng 7/2019 tại Buôn H’ Yú, xã Chư Rcăm, Krông Pa, Gia Lai có kết quả:

Bảng 1. Thành phần loài Anopheles tại Buôn H’ Yú, xã Chư Rcăm tháng 7/2019

TT

Thàng phần loài

Tỷ lệ (%)

01

An. culicifacies Giles, 1901

41,18

02

An. minimusTheobald, 1901

5,88

03

An. peditaeniatusLeicester, 1908

23,53

04

An. sinensisWiedemann, 1828

11,76

05

An. separatus Leicester, 1908

5,88

06

An. Vagus Donitz, 1902

64,71

07

An. varunaLyengar, 1924

5,88

Tại thời điểm nghiên cứu, thời tiết không thuận lợi cho muỗi phát triển, cũng khoảng thời gian này các năm trước có nhiều đoàn điều tra của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn hay Viện Sốt rét-KST-CT Trung Ương, tại xã Chư Rcăm chỉ thu thập được vài loài (2 – 4 loài).

 

Hình 1. Sinh cảnh Buôn H’ Yú, xã Chư Rcăm, Krông Pa, Gia Lai

Trong đợt nghiên cứu này tại Buôn H’ Yú, xã Chư Rcăm có thành phần loài khá phong phú thu thập được 7 loài Anopheles, trong đó đặc biệt là thu thập được loài muỗi An. culicifacies, loài mà khoảng 30 năm qua chưa thu thập được ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Quần thể muỗi An. culicifacies hoạt động ngoài trời tại đây khá lớn so với các quần thể muỗi Anpheles khác, chúng chiếm đến 41,18% trong tổng số các quần thể muỗi Anopheles.

 

Hình 2. Hình thái ngoài muỗi cái An. culicifacies 

          Tại đây, nhóm nghiên cứu cũng thu thập được An. minimus véc tơ chính truyền bệnh sốt rét ở Việt Nam, trong các nghiên cứu trước đây tại xã Chư Rcăm, Krông Pa, Gia Lai đều cho rằng khả năng lan truyền sốt rét tại địa phương từ người đi rừng ngủ rẫy, vì chỉ thu thập được véc tơ chính tại khu vực nhà rẫy.

Việc thu thập được An. minimus véc tơ chính trong làng, cho thấy khả năng lan truyền sốt rét tại chỗ ở địa phương. Nên công tác phòng chống véc tơ sốt rét tại địa phương, cần lưu ý triển khai tốt đồng bộ cho cộng đồng người dân sinh sống tại chỗ và người đi rừng ngủ rẫy.

Ngày 31/07/2019
Đỗ Công Tấn và Nguyễn Xuân Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích