Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 17/09/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 3 5 7 8 2 8 9
Số người đang truy cập
2 4 5
 Chuyên đề Côn trùng học
Trung gian truyền bệnh: một số vấn đề chưa hiểu hết!

Vật trung gian truyền bệnh hay còn gọi là vectorsinh vật mang mầm bệnh (thường là ký sinh trùng) và truyền ký sinh trùng từ người này sang người khác. Tất cả động vật có vú, chim, động vật chân đốtcôn trùng đều có nguy cơ truyền bệnh cho người. Các vật truyền bệnh được gọi là vật chủ trung gian.

Vật chủ trung gian mang sinh vật gây bệnh từ vật chủ nhiễm bệnh là một động vật hay một người và truyền cho một vật chủ trung gian khác hoặc trực tiếp sang người mà nó ký sinh. Việc truyền bệnh xảy ra trực tiếp do cắn, chích, đốt hoặc gây bội nhiễm các mô hoặc gián tiếp do truyền nhiễm bệnh. Chẳng hạn, muỗi và ve là các vật chủ trung gian truyền bệnh đáng chú ý nhất bởi cách thức truyền bệnh phổ biến nhất của chúng là qua máu hay chuột là vật trung gian truyền bệnh dịch hạch.

Cần phân biệt thuật ngữ vật chủ trung gian (vật chủ phụ) với sinh vật trung gian truyền bệnh qua các khái niệm và một số hình ảnh minh họa trích từ internet dưới đây:


Hình 1

Trung gian truyền bệnh sinh học:

Trung gian truyền bệnh sinh học còn được gọi là vật chủ trung gian (intermediate hosts) khi ký sinh trùng có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể trung gian truyền bệnh. Ví dụ: muỗi Anopheles spp. là trung gian truyền bệnh sinh học của ký sinh trùng sốt rét giữa người và muỗi;

Trung gian truyền bệnh cơ học:

Trung gian truyền bệnh cơ học còn được gọi là sinh vật trung gian truyền bệnh khi ký sinh trùng không có sự phát triển tăng trưởng về số lượng trong cơ thể của trung gian truyền bệnh. Ví dụ: ruồi nhà là trung gian truyền bệnh cơ học của ký sinh trùng đơn bào Entamoeba histolytica truyền bệnh lỵ a míp. Các bệnh lây truyền qua vật chủ trung gian phổ biến ở các vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới và tương đối hiếm ở các vùng ôn đới, mặc dù sự biến đổi về khí hậu có thể tạo điều kiện thích hợp cho sự bùng phát của các dịch bệnh ở các vùng ôn đới.


Hình 2

Một số loài loài như:

·Ruồi là loài côn trùng sống rất gần con người, chỗ trú ẩn thường xuyên của ruồi là những nơi vô cùng bẩn thỉu như thùng rác, nhà vệ sinh, bờ rào, thức ăn thừa, thảm cây thấp hay xung quanh các động vật khác. Vì thế nên chúng luôn mang mầm bệnh và trở thành vật trung gian nguy hiểm truyền nhiễm mầm bệnh cho con người. Ngoài ra, ruồi còn đốt và hút máu gia súc và kể cả người. Chúng có thể khiến con người mắc bệnh thương hàn, tả, tiêu chảy, kiết lị, nhiễm trùng mắt, giun sán hay các bệnh ngoài da như nấm, mụn cóc… Nhiều trường hợp biến chứng còn có thể sốt cao, co giật và hôn mê.

·Muỗi là loại côn trùng sinh trưởng trong các đầm lầy, ao hồ, vũng nước đọng và có tính nguy hiểm khá cao. Tác hại của muỗi không thể hiện ngay lập tức nhưng để lại hậu quả khá nặng nề. Việt Nam với khí hậu nhiệt đới là nơi lý tưởng để muỗi sinh tồn và phát triển mạnh mẽ. Muỗi là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người, giữa người và động vật. Muỗi hút máu người, động vật bị bệnh sẽ mang theo virut và lây lan cho người, động vật bị chúng hút máu tiếp theo. Các loại bệnh mà muỗi gây ra cho con người đều rất nguy hiểm như sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não nhật bản, giun chỉ. Nguy hiểm nhất trong các loài muỗi là muỗi vằn Anopheles spp.

·Gián là loại côn trùng gây hại cho sức khỏe con người. Gián thường sống thành bầy đàn, hoạt động vào ban đêm, có tập tính sống ở những nơi bẩn thỉu. Gián ăn tất cả những thứ xuất hiện trước mắt chúng, thực phẩm của con người, động vật chết, ăn xác lột của chúng, nhấm móng tay, móng chân, quần áo, sách vở. Gián là tác nhân hủy hoại, làm thức ăn bị nhiễm khuẩn, truyền và phát tán một số loại bệnh đã được khẳng định hoặc nghi ngờ vì nó mang mầm bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, phong, dịch hạch, thương hàn, virus bại liệt. Ngoài ra, nó còn mang các loại trứng giun gây ra các bệnh về đường ruột cho con người. Các mảnh da lột, phân và xác chết gián gây nguy hiểm cho những người mắc bệnh hen suyễn và dị ứng, đặc biệt là trẻ em.

·Chuột là loài động vật bẩn thỉu và là tác nhân truyền bệnh dịch hạch gây là đại dịch cái chết đen khủng khiếp trên thế giới.

·Nghêu, , ốc là vật trung gian của hàng loạt các loại bệnh giun sán, đặc biệt nhóm ký sinh trùng sán lá: vi khuẩn tả, lỵ, thương hàn, amip, Coliforms, E. coli (khi ở dưới nước), các loại ký sinh trùng, ấu trùng của các loại giun, sán (trong quá trình thu hoạch, vận chuyển, bày bán nhưng không đảm bảo vệ sinh).


Hình 3

Khác nhau giữa vật chủ trung gian và vật chủ chính

- Các vật chủ chính là các vật chủ sinh vật hỗ trợ cho hình thức sinh sản hữu tính của ký sinh trùng. Các vật chủ trrung gian là các sinh vật hỗ trợ các dạng sinh sản chưa trưởng thành hoặc không sinh sản của ký sinh trùng;


Hình 4

- Các vật chủ chính còn hay gọi là vật chủ tiên phát và quá trình sinh sản hữu tính xảy ra ở dây, còn vật chủ trung gian gọi là vật chủ thứ phát và quá trình sinh sản vô tính xảy ra ở đây;

- Trong cơ thể các vật chủ chính sẽ hình thành bào tử của ký sinh trùng, còn trong cơ thể vật chủ trung gian sẽ xảy ra biệt hóa giới tính của ký sinh trùng;

- Ví dụ trong chu kỳ sinh sản và phát triển của ký sinh trùng sốt rét thì muỗi là vật chủ chính và người là vật chủ trung gian.


Hình 5

 

Ngày 25/03/2019
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích