Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 6 2 8 0
Số người đang truy cập
4 7 2
 Chuyên đề Dịch tễ học
Màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi có tác dụng phòng ngừa sốt rét hiệu quả (ảnh NVH)
Màn ngủ tẩm hóa chất phòng ngừa sốt rét hiệu quả

Màn ngủ là dụng cụ thường được cộng đồng người dân sử dụng từ rất lâu để chống muỗi chích đốt máu gây phiền hà và phòng ngừa một số bệnh do muỗi truyền. Nếu dùng màn ngủ tẩm thêm hóa chất diệt muỗi sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ tốt hơn màn ngủ thông thường. Công tác phòng chống bệnh sốt rét đã sử dụng biện pháp này khá phổ biến do có nhiều ưu điểm.

Thực tiễn ghi nhận nếu sử dụng màn ngủ bình thường, không tẩm hóa chất diệt muỗi vào màn thì gặp phải những nhược điểm như: muỗi có thể đốt phần cơ thể người chạm sát vào màn khi ngủ, muỗi có thể chui vào màn khi phần cuối màn không được nhét kín xuống dưới chiếu hoặc đệm, muỗi cũng có thể chui qua các lỗ thủng hoặc rách trên màn để vào; khi không chui được vào màn thì muỗi có xu hướng đốt người nằm ngoài màn không được bảo vệ ở gần đó, muỗi đói có thể đậu nghỉ rình mồi gần màn hoặc trên màn để chờ khi màn mở do có người ở trong ra thì chúng sẽ chui vào... Để khắc phục những nhược điểm tồn tại này, các nhà khoa học khuyến cáo nên sử dụng loại màn ngủ thường dùng có tẩm thêm hóa chất diệt muỗi thuộc nhóm pyrethroid tổng hợp với tác dụng nhanh, kích thích hoặc giết chết muỗi khi tiếp xúc, ngăn không cho chúng tìm thấy các chỗ hỡ hay lỗ thủng rách ở trên màn. Việc xử lý màn ngủ bằng tẩm hóa chất diệt muỗi sẽ có tác dụng kéo dài thời gian hiệu lực bảo vệ của màn. Khi muỗi đậu bám vào màn ngủ tẩm hóa chất diệt với ý định đốt máu phần cơ thể người tiếp xúc dính sát qua màn sẽ bị giết chết. Đồng thời tập tính của muỗi sống sót sau khi tiếp xúc với hóa chất diệt ở trên màn là sẽ loạng choạng, làm cho muỗi không muốn đốt mồi nữa. Ngoài ra người không sử dụng màn ngủ hoặc nằm gần người nằm ngủ trong màn có tẩm hóa chất diệt muỗi có thể cũng được bảo vệ phần nào khỏi bị muỗi đốt. Tuy vậy, trường hợp người ra khỏi màn tẩm hóa chất vào ban đêm hoặc vào buổi sáng sớm vẫn có thể có nguy cơ bị muỗi trú đậu ở trong nhà hay quanh nhà gần đó đốt máu.

Thực tế màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi được sử dụng như một cái bẫy mồi khi có người nằm ở bên trong màn vì có khả năng hấp dẫn muỗi đến bám đậu và giết chết. Với những yếu tố tác động ảnh hưởng này, việc sử dụng màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi đã được khuyến cáo triển khai thực hiện mở rộng để phòng chống các bệnh do muỗi truyền, đặc biệt là trong phòng chống bệnh sốt rét. Khi được tất cả các thành viên trong cộng đồng sử dụng, màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi sẽ có khả năng tiêu diệt được nhiều muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét và làm giảm được nguy cơ không có con muỗi nào sống sót đủ lâu để truyền được ký sinh trùng sốt rét cho người. Từ tác dụng ảnh hưởng, những người ở bên ngoài màn ngủ đã tẩm hóa chất diệt muỗi vào buổi chiều tối hoặc trước lúc rạng đông hay người không sử dụng màn ngủ cũng sẽ được bảo vệ được ít nhiều. Ngoài ra, cũng có thể dùng màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi để bảo vệ những nhóm người dễ bị tấn công trong cộng đồng như phụ nữ có thai, trẻ em, người cao tuổi, người ốm đau... không bị mắc sốt rét trong vùng bệnh lưu hành hoặc một số các bệnh khác do muỗi truyền. Tại vùng sốt rét lưu hành sử dụng màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi khá phổ biến, trẻ nhỏ đi ngủ sớm cũng được bảo vệ nhiều nhất.Một lợi ích kèm theo của việc dùng màn ngủ tẩm hóa chất diệt muỗi là làm biến mất hoặc làm giảm đi các loại côn trùng khác nhạy cảm với hóa chất diệt được sử dụng như rệp, chấy, rận, mạt gà, ruồi nhà...; đồng thời cũng có thể có tác dụng chống loài bọ chét và bọ xít hút máu người truyền bệnh. Lưu ý tất cả các loại màn ngủ thường sử dụng đều có thể tẩm được hóa chất diệt muỗi kể cả màn cũ, màn rách, màn có lỗ thủng, màn bằng sợi tổng hợp hoặc sợi tự nhiên. Tuy vậy màn được dệt bằng sợi xe đôi có tác dụng lưu giữ hóa chất diệt muỗi nhiều hơn là màn sợi đơn vì các phân tử hóa chất dễ dàng tách khỏi sợi đơn hơn là sợi xe đôi khi bị ma sát hoặc giặt giũ. Hiện nay, ngoài phương pháp tẩm màn ngủ bằng hóa chất diệt muỗi thường được thực hiện định kỳ hàng năm trước mùa truyền bệnh sốt rét phát triển; các nhà khoa học đã khuyến cáo sử dụng loại màn ngủ tẩm hóa chất tồn lưu diệt muỗi lâu, viết tắt chữ tiếng Anh là LLIN (longlasting insecticide treated net) sử dụng rất tiện lợi vì màn không cần tẩm lại hóa chất hàng năm như loại màn thông thường. Màn ngủ tẩm hóa chất tồn lưu diệt muỗi lâu có vải màn được dệt và sản xuất từ những sợi vải đã tẩm hóa chất permethrin ngay trong sợi vải, hiệu lực tồn lưu diệt muỗi vẫn còn tác dụng sau các lần giặt và khả năng chịu đựng trên 20 lần giặt, sử dụng được từ 4 đến 5 năm. Loại màn này đã được ứng dụng để phòng chống bệnh sốt rét hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam với những lợi ích đã được nêu trên.

Ngày 02/08/2016
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích