Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 26/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 5 3 8 1 4 2
Số người đang truy cập
9 9 6
 Chuyên đề Dịch tễ học
Tình hình sốt rét thế giới trong năm 2015 vẫn còn nhiều thách thức

Năm 2015 là năm cuối cùng thực hiện các mục tiêu của Hội đồng Y tế thế giới (WHA) và Đối tác Đầy lùi sốt rét (RBM) để làm giảm tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét trên phạm vi toàn cầu, đây cũng là năm cuối cùng đánh dấu kết thúc các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và bắt đầu thực hiện các mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Tình hình sốt rét thế giới năm 2015

Báo cáo sốt rét thế giới năm 2015 mô tả các xu hướng bệnh sốt rét và những thay đổi trong các chương trình, phạm vi bao phủ và tài chính trong giai đoạn từ năm 2000-2015, tổng kết những tiến bộ trong chương trình phòng chống sốt rét (pcsr) và hướng đến các mục tiêu quốc tế. Nêu bật những thách thức chính vẫn còn trong năm 2015, các mục tiêu kiểm soát bệnh sốt rét giai đoạn năm 2016 và 2030 và các chiến lược sẽ được sử dụng để đạt được những mục tiêu này.

Bệnh sốt rét ở người nguyên nhân do ít nhất năm loài ký sinh trùng thuộc giống Plasmodium. Bốn loài KSTSR gồm P. falciparum, P. vivax, P. malariae và P. ovale là những loài KSTSR ký sinh và gây bệnh ở người, lây lan từ người này sang người khác thông qua các loài muỗi Anopheles truyền. Hiện có khoảng 400 loài muỗi Anopheles khác nhau nhưng chỉ có 30 loài trong số đó là các véc tơ có vai trò quan trọng trong lan truyền sốt rét. Trong những năm gần đây, các ca bệnh sốt rét ở người do loài P. knowlesi đã được ghi nhận - loài KSTSR này gây ra sốt rét ở khỉ trong khu vực rừng Đông Nam Á. Những thông tin hiện nay cho thấy rằng, sốt rét do P. knowlesi không lây lan từ người này sang người khác, nhưng nó xảy ra ở người khi muỗi Anopheles nhiễm do đốt khỉ sau đó đốt người và con người bị nhiễm bệnh (bệnh lan truyền từ động vật sang người-zoonosis).


Loài P. falciparum P. vivax là hai loài quan trọng nhất, đặt ra thách thức lớn nhất của y tế công cộng. Trong đó, loài P. falciparumis loài KSTSR phổ biến nhất ở châu Phi và là nguyên nhân chính gây tử vong sốt rét. P. vivax phạm vi phân bố khu vực địa lý rộng hơn so với P. falciparum vì nó có thể phát triển trong các véc tơ muỗi Anopheles ở nhiệt độ thấp hơn và có thể tồn tại ở độ cao cao hơn và nơi có khí hậu lạnh hơn. Nó cũng có một giai đoạn không hoạt động trong gan (còn gọi là thể ngủ) và có thể hoạt động vài tháng sau lần nhiễm đầu tiên, đây là nguyên nhân gây tái phát các triệu chứng. Giai đoạn thể ngủ có thể cho phép loài P. vivax tồn tại một thời gian dài khi muỗi Anopheles không có mặt (ví dụ, trong các tháng mùa đông). Mặc dù P. vivax có thể xảy ra trên toàn khu vực châu Phi, nhưng nguy cơ nhiễm loài này là khá thấp vì nhiều cộng đồng khu vực châu Phi thiếu gen Duffy - gen này sản xuất một loại protein cần thiết cho P. vivax xâm nhập vào các tế bào hồng cầu. Ở nhiều khu vực bên ngoài châu Phi, nhiễm P. vivax phổ biến hơn so với P. falciparum, và nguyên nhân gây ra bệnh tật đáng kể.

Các chiến lực phòng chống và loại trừ sốt rét

Sốt rét có thể phòng chống và điều trị bằng cách sử dụng biện pháp can thiệp hiệu quả:

Các biện pháp can thiệp chính được tóm tắt ở đây và thảo luận chi tiết trong dưới đây, các vec tơ (làm giảm lan truyền ký sinh trùng từ người sang muỗi và sau đó từ muỗi sang người), điều này đạt được chủ yếu thông qua việc sử dụng màn ngủ tẩm hóa chất diệt côn trùng (insecticide-treated mosquito nets_ITNs) hoặc phun tồn lưu trong nhà (indoor residual spraying_IRS); hóa dự phòng sốt rét (trong đó ngăn chặn nhiễm giai đoạn máu ở người) và quản lý ca bệnh (trong đó bao gồm chẩn đoán và điều trị nhiễm bệnh sớm).

Sử dụng ITNs làm giảm tỷ lệ tử vong khoảng 55% ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Sahara, châu Phi:

Tác động sức khỏe cộng đồng của các biện pháp này là giảm tử vong do sốt rét và cũng giảm tử vong trẻ em do các nguyên nhân khác có liên quan, hoặc làm trầm trọng thêm bởi sốt rét (ví dụ: nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, sinh non và suy dinh dưỡng). Việc áp dụng các ITNs đã làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt rét trong các thử nghiệm thực địa bởi hơn 50% ở các nơi khác.


Hình 1.1. Các chiến lược chính để phòng chống và điều trị bệnh sốt rét

Phụ nữ mang thai (PNMT) khi sử dụng màn ngủ cũng có hiệu quả trong việc làm giảm thiếu máu ở bà mẹ mang thai, nhiễm trùng nhau thai và trẻ sinh nhẹ cân. Tài liệu chương trình và trong lịch sử đã được xuất bản tương tự tác động đối với biện pháp IRS, mặc dù các dữ liệu thử nghiệm ngẫu nhiễn còn hạn chế. Ở một số nơi và hoàn cảnh cụ thể, những biện pháp can thiệp chính của ITNs và IRS có thể được cung cấp bằng quản lý bọ gậy nguồn và những thay đổi môi trường khác.


Hóa dự phòng đặc biệt hiệu quả ở phụ nữ mang thai và trẻ em:

Điều trị định kỳ từng đợt trong giai đoạn thai kỳ (Intermittent preventive treatment in pregnancy_IPTp) liên quan đến điều trị dùng thuốc sulfadoxine-pyrimethamine (SP) trong quá trình khám thai trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Nó đã được chứng minh trong việc làm giảm thiếu máu nặng ở bà mẹ, giảm sinh nhẹ cân và giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh. Bởi sự duy trì các nồng độ thuốc chống sốt rét điều trị trong máu trong các giai đoạn có nhiều nguy cơ mắc bệnh sốt rét nhất, hóa dự phòng sốt rét theo mùa (SMC) với amodiaquine cộng SP (AQ + SP) cho trẻ em từ 3-59 tháng tuổi có khả năng ngăn chặn hàng triệu trường hợp mắc và hàng ngàn các ca tử vong ở trẻ em sống trong vùng sốt rét lan truyền cao theo mùa ở tiểu vùng Sahel.

Điều trị dự phòng liên tục ở trẻ (IPTi) với SP, được phân phối tại phòng khám tiêm chủng trẻ em thường xuyên (2, 3 và 9 tháng tuổi), cung cấp bảo vệ trong năm đầu tiên chống lại bệnh sốt rét lâm sàng và thiếu máu; nó làm giảm nhập viện ở trẻ em bị sốt rét và giảm nhập viện cho tất cả các nguyên nhân. Vaccine chống lại sốt rét loại RTS, S/AS01 đòi hỏi cần sủ dụng bốn liều đã được tìm thấy làm giảm 39% ca sốt rét lâm sàng (CI95%: 34-43%) và sốt rét nặng 31,5% (CI 95%: 9,3-48,3%) ở những trẻ được tiêm vaccine trong độ tuổi 5-17 tháng.

Tuy nhiên, mức độ bảo vệ được quan sát trong thử nghiệm giai đoạn 3 có thể được nhân rộng trong bối cảnh hệ thống y tế thông thường là không chắc chắn; nhóm chuyên gia tư vấn chiến lược về tiêm chủng (WHO’s Strategic Advisory Group of Experts o­n Immunization SAGE) và Ủy ban Tư vấn chính sách sốt rét (Malaria Policy Advisory Committee_MPAC) khuyến cáo, những vấn đề này cần được đánh giá thêm thông qua các dự án thực hiện trên quy mô lớn.


Xác định ký sinh trùng sốt rét, đảm bảo điều trị chỉ được đưa ra cho những người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét; các loại thuốc sốt rét hiện nay đều được đánh giá có hiệu quả cao. Ở hầu hết các vùng lưu hành sốt rét, gần một nửa bệnh nhân nghi ngờ nhiễm bệnh sốt rét đang thực sự bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét. Do đó, ký sinh trùng sốt rét được xác định bằng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh (RDTs) được khuyến cáo áp dụng cho tất cả các bệnh nhân trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc sốt rét. Điều trị thuốc phối hợp dựa vào thành phần artemisinin (ACTs) cho các bệnh nhân sốt rét do P. falciparum không biến chứng đã được ước tính giảm 99% tỷ lệ tử vong sốt rét ở trẻ em từ 1-23 tháng (94-100%) và giảm 97% ở trẻ em trong độ tuổi từ 24-59 tháng (86-99%).


Mục tiêu toàn cầu và các chỉ số sốt rét giai đoạn 2000-2015

Bệnh sốt rét là điểm chính của nhiều tuyến bố và hàng loạt các mục tiêu đã được đặt ra kể từ khi bắt đầu thiên niên kỷ:

Bệnh sốt rét đã nhận được sự chú ý cao độ của cộng đồng quốc tế kể từ khi ra mắt các Đối tác Đầy lùi sốt rét (Roll Back Malaria_RBM) vào năm 1998 bởi Tiến sĩ Gro Harlem Brundtland. Nó đã trở thành chủ đề của nhiều tuyên bố của một số tổ chức đã đặt ra các mục tiêu kiểm soát và loại trừ sốt rét. Bảng dưới đây tóm tắt các tuyên bố và kế hoạch được thực hiện từ năm 2000. Trọng tâm báo cáo sốt rét thế giới năm 2015 là giới hạn trong những tuyên bố và kế hoạch hiện nay vẫn còn trong năm 2015.


Kiểm soát bệnh sốt rét là một yếu tố trung tâm của mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ:

Chống lại bệnh sốt rét, cùng với HIV/AIDS, đã được xác định là một ưu tiên tại Đại hội đồng Liên hợp quốc năm 2000 và đã được thiết kế bởi 6 mục tiêu trong 8 mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Mục tiêu 6C là “Chặn đứng sốt rét vào năm 2015 và bắt đầu đẩy lùi tỷ lệ mắc sốt rét và các bệnh chính khác” và các chỉ số 6.6-6.8 đã được lựa chọn để theo dõi những tiến bộtrong việc giảm tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong và thực hiện các biện pháp kiểm soát sốt rét (bảng 1.2). cho rằng, trên toàn cầu, ước tỉnh có khoảng 7% ca tử vong ở trẻ em trong độ tuổi từ 1-59 tháng trong năm 2000, và 17% ca tử vong ở khu vực tiểu vùng Sahara châu Phi, kiểm soát sốt rét cũng là trung tâm mục tiêu thiên niên kỷ (MDG) 4 (mục tiêu giảm 2/3 tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trong giai đoạn 1990 và 2015.

Những nỗ lực sốt rét cũng được kỳ vọng đóng góp vào mục tiêu MDG 1 (xóa bỏ tình trạng đói nghèo), MDG 2 (đạt mục tiêu giáo dục tiểu học), MDG 3 (tăng cường bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ), MDG 5 (cải thiện sức khỏe bà mẹ) and MDG 8 (phát triển hợp tác toàn cầu để phát triển).

Bảng 1.1. Những tuyên bố và kế hoạch mục tiêu để kiểm soát và loại trừ sốt rét 2000-2015

Năm

Công bố/kế hoạch

Năm cuối cùng thực hiện mục tiêu

2000

Tuyên bố thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc (12)

2015

2000

Tuyến bố Abuja và Kế hoạch hành đồng (13)

2005

2005

Nghị quyết 58.2 của Hội đồng y tế thế giới (14)

2015

2008

Kế hoạch hành đồng toàn cầu vì một thế giới không sốt rét (GMAP) (15)

2015

2011

Cập nhật GMAP các mục tiêu, chỉ tiêu, cột mốc và ưu tiên sau năm 2011 (16)

2015

Sốt rét đã được nêu rõ trong các mục tiêu của Hội đồng Y tế thế giới và RBM:

Năm 2005, Hội đồng Y tế thế giới đặt ra mục tiêu giảm 75% ca sốt rét và tử vong vào năm 2015. Không có năm chính được đưa ra, nhưng nó được giả định là năm 2000 (như đối với các mục tiêu khác) và tiến bộ sẽ được theo dõi bằng sử dụng tỷ lệ mắc và tử vong như đối với MDG 6.

Trong năm 2011, các đối tác RBM cập nhật các mục tiêu và chỉ tiêu đã được đặt ra trong Kế hoạch hành động sốt rét toàn cầu trong năm 2008. Bản cập nhật RBM chia sẻ mục tiêu giảm 75% số ca mắc vào năm 2015 của Đại hội đồng Y tế thế giới, nhưng đã có mục tiêu và tham vọng mới hơn để giảm tử vong sốt rét đến gần bằng 0 vào năm 2015. Một mục tiêu RBM nữa là loại trừ bệnh sốt rét vào cuối năm 2015 thêm 8-10 nước nữa (từ năm 2008) và tại khu vực châu Âu.

Các mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc liên quan đến mục tiêu tiếp cận phổ cập với các biện pháp can thiệp sốt rét, điều này sẽ đạt 100% dân số có nhu cầu can thiệp được tiếp cận. Một danh sách đề nghị các chỉ số chống lại mỗi mục tiêu và mục đích được thể hiện ở bảng 1.3

Báo cáo SR thế giới năm 2015 nhằm báo cáo tiến độ thực hiện từng mục tiêu:

Một vài chỉ số RBM cập nhật các mục tiêu và chỉ tiêu đã được cập nhật chủ yếu dành cho cấp quốc gia sử dụng chứ không phải để báo cáo quốc tế và so sánh (ví dụ như số ca mắc/1000 người/năm và số ca tử vong/100.000 người/năm). Trong những trường hợp này, tương đương chặt chẽ được báo cáo (ví dụ, tỷ lệ mắc và tử vong liên quan đến sốt rét mà đưa vào tổng số bệnh nhân sử dụng cơ sở tư nhân, nơi mà báo cáo có thể vắng mặt hoặc không phù hợp, hoặc những người không tìm kiếm sự chăm sóc).

Bảng 1.2. MDG 6 và liên kết mục tiêu và các chỉ số sốt rét

Mục đích (Goal)

6. Chống lại HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác

Mục tiêu

6C. Chặn đứng vào năm 2015 và bắt đầu đẩy lùi tỷ lệ mắc sốt rét và các bệnh quan trọng khác

Các chỉ số

6.6. Tỷ lệ mắc và tử vong liên quan đến sốt rét

6.7. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi ngủ màn tẩm hóa chất diệt côn trùng

6.8. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị sốt được điều trị với thuốc sốt rét thích hợp

Trong một số trường hợp, các chỉ số này không đo lường được mục tiêu trực tiếp (ví dụ như tất cả các nguyên nhân tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi không tính được tỷ lệ tử vong sốt rét trực tiếp), nhưng các chỉ số này sử dụng rộng rãi và có thể thông báo tiến bộ về mục tiêu sức khỏe cộng đồng rộng lớn hơn. Một số chỉ số chỉ được báo cáo dành cho khu vực tiểu vùng Sahara, châu Phi, bởi vì những chỉ này này phổ biến được sử dụng (ví dụ, tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi cho tất cả nguyên nhân, phụ nữ mang thai được điều trị dự phòng liên tục cho bệnh sốt rét) hoặc vì các dữ liệu sẵn có (ví dụ dân số ngủ trong màn tẩm hóa chất).


Hầu hết các dữ liệu có trong các báo cáo sốt rét thế giới 2015 bao phủ đến cuối năm 2014 hoặc nửa đầu năm 2015. Đối với một số chỉ số, đặc biệt những chỉ số liên quan với báo cáo MDG đã được thực hiện đến cuối năm 2015.

Xu hướng tỷ lệ nhiễm, ca mắc và tử vong sốt rét

Có những thay đổi lớn trong tỷ lệ mắc sốt rét kẻ từ khi bắt đầu thiên niên kỷ - nguy cơ mắc sốt rét đã giảm 37% kể từ năm 2000 và nguy cơ tử vong sốt rét giảm 60%. Gia tăng số quốc gia hướng đến mục tiêu loại trừ sốt rét và số ca mắc sốt rét tại chỗ bằng 0 đã được báo cáo ở khu vực châu Âu lần đầu tiên kể từ lúc bắt đầu ghi nhận số liệu.

Xu hướng tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét trên toàn cầu

           Số ca mắc và tử vong sốt rét giảm lớn trong giai đoạn 2000-2015. Trong năm 2000, ước tính có 262 triệu ca mắc sốt rét trên toàn cầu (số ca mắc dao động từ 205-316 triệu ca), trong đó có 839.000 tử vong (dao động từ 653.000-1,1 triệu ca).

Năm 2015, ước tính có số ca mắc giảm xuống còn 214 triệu ca (từ 149-303 triệu ca) và có 438.000 ca tử vong (dao động từ 236.000-635.000 ca tử vong).Như vậy, số ca mắc giảm 18% và số ca tử vong giảm 48% trong giai đoạn này.


Hầu hết số ca mắc trong năm 2015 xảy ra chủ yếu ở khu vực châu Phi (88%), tiếp đến là khu vực Đông Nam Á (10%), khu vực Địa Trung Hải. Tương tự, trong năm 2015, ước tính có 90% số ca tử vong sốt rét xảy ra ở khu vực châu Phi và 7% ở khu vực Đông Nam Á và 2% ở khu vực Đông Địa Trung Hải.

Mục tiêu MDG 6C, "Đã chặn đứng và bắt đầu Đẩy lùi tỷ lệ mắc sốt rét" đã được ghi nhận. Tỷ lệ mắc bệnh sốt rét, trong đó có tính vào dân số gia tăng, ước tính số ca mắc giảm 37% trên toàn cầu trong giai đoạn 2000-2015; cũng trong giai đoạn này, tỷ lệ tử vong do sốt rét ước tính giảm 60% (Bảng 2.2, Hình 2.1). Do đó, mục tiêu MDG 6C đã được thực hiện. Ngoài ra, những tiến bộ đáng kể đã được thực hiện hướng đến mục tiêu Đại hội Đồng Y tế thế giới giảm 75% gánh nặng sốt rét trong năm 2015 và mục tiêu RBM giảm tử vong xuống gần bằng 0.


Khu vực châu Âu có tỷ lệ ca mắc số rét giảm lớn nhất (100%), tiếp đến là khu vực châu Mỹ (78%), khu vực Đông Địa Trung Hải (70%) và khu vực Tây Thái Bình Dương (65%) (hình2.2). Tỷ lệ tử vong sốt rét được ước tính giảm 66% ở khu vực châu Phi trong giai đoạn 2000-2013.
 

Bảng 2.1a. Ước tính ca mắc sốt rét theo khu vực giai đoạn 2000-2015

Khu vực

Ước tính số ca mắc (x 1000)

Thay đổi

2000

2005

2010

2015

2000 - 2015

Châu Phi

214.000

217.000

209.000

188.000

-12%

Châu Mỹ

2.500

1.800

1.100

660

-74%

Địa Trung Hải

9.100

8.600

4.000

3.900

-57%

Châu Âu

36

5,6

0,2

0

-100%

Đông Nam Á

33.000

34.000

28.000

20.000

-39%

Tây Thái Bình Dương

3.700

2.300

1.700

1.500

-59%

Thế giới

262.000

264.000

243.000

214.000

-18%

Thấp

205.000

203.000

190.000

149.000

 

Cao

316.000

313.000

285.000

303.000

Bảng 2.1b. Ước tính ca tử vong sốt rét theo khu vực giai đoạn 2000-2015

Khu vực

Ước tính số ca tử vong (x1000)

Thay đổi

2000

2005

2010

2015

2000 - 2015

Châu Phi

764.000

670.000

499.000

395.000

-48%

Châu Mỹ

1.600

1.200

1.100

500

-69%

Địa Trung Hải

15.000

15.000

7.000

6.800

-51%

Châu Âu

0

0

0

0

 

Đông Nam Á

51.000

48.000

44.000

32.000

-37%

Tây Thái Bình Dương

8.100

4.200

3.500

3.200

-60%

Thế giới

839.000

738.000

554.000

438.000

-48%

Thấp

653.000

522.000

362.000

263.000

 

Cao

1.099.000

961.000

741.000

635.000

 

Bảng 2.2a. Ước tính tỷ lệ mắc sốt rét theo khu vực giai đoạn 2000 – 2015

Khu vực

Ước tính tỷ lệ mắc/1000 dân số nguy cơ

Thay đổi

2000

2005

2010

2015

2000-2015

Châu Phi

427

378

315

246

-42%

Châu Mỹ

40

26

16

9

-78%

Địa Trung Hải

59

49

20

18

-70%

Châu Âu

28

4

0.1

0

-100%

Đông Nam Á

44

42

33

23

-49%

Tây Thái Bình Dương

11

6

5

4

-65%

Thế giới

146

134

113

91

-37%

Thấp

114

103

88

63

 

Cao

176

159

132

129

 

Bảng 2.2b. Ước tính tỷ lệ tử vong sốt rét theo khu vực giai đoạn 2000 – 2015

Khu vực

Ước tính tỷ lệ chết/100.000 dân nguy cơ

Thay đổi

2000

2005

2010

2015

2000-2015

Châu Phi

153

117

75

52

-66%

Châu Mỹ

2.6

1.9

1.5

0.7

-72%

Địa Trung Hải

9,3

8,3

3,6

3,3

-64%

Châu Âu

0

0

0

0

-100%

Đông Nam Á

6,9

6,0

5,1

3,5

-49%

Tây Thái Bình Dương

2,4%

1,2

1,0

0,9

-65%

Thế giới

47

37

26

19

-60%

Thấp

36

27

17

10

 

Cao

61

49

34

27

 

Số ca tử vong sốt rét ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu ước tính giảm từ 723.000 ca trong năm 2000 (dao động từ 563.000-948.000) xuống còn 306.000 ca trong năm 2015 (khoảng từ 219.000-421.000).

Phần lớn sự suy giảm này xảy ra chủ yếu ở khu vực châu Phi, nơi mà số ca tử vong ước tính giảm từ 694.000 trong năm 2000 (dao động từ 569.000-901.000) xuống còn 292.000 trong năm 2015 (dao động từ 212.000-384.000).

Trong khi đó, sốt rét vẫn còn là nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em, cứ 2 phút thì có 1 trẻ em tử vong, những tiến bộ đạt được trong việc giảm tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi là rất đáng kể, đặc biệt ở tiểu vùng Sahara châu Phi.


Tỷ lệ mắc và tử vong trẻ em khu vực cận sa mạc Sahara, châu Phi

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm 48% ở các quốc gia lưu hành sốt rét ở tiểu vùng Saharan châu Phi trong gian đoạn 2000-2015. Trong năm 2000, tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở các quốc gia lưu hành sốt rét là 158/1000 trẻ em sinh ra còn sống dẫn đến 4.3 triệu ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trong năm 2015, tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm xuống còn 82 ca tử vong/1000 ca sinh ra còn sống, dẫn đến 2.9 triệu ca tử vong (hình 2.3).


Kết quả của sự suy giảm đáng kể này làm cho sốt rét không còn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em tại tiểu vùng Sahara châu Phi. Trong năm 2000, trên toàn cầu, có 7% số ca tử vong nguyên nhân là do sốt rét ở trẻ em dưới 5 tuổi và 17% trong số ca tử vong sốt rét nàyxảy ra ở tiểu vùng Sahara châu Phi, nơi mà sốt rét là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong.

Kết quả của việc giảm mạnh số tử vong do sốt rét ở trẻ em dưới 5 tuổi, sốt rét chỉ chiếm 5% số ca tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn cầu trong năm 2015 và 10% số ca tử vong dưới 5 tuổi ở tiểu vùng Sahara châu Phi, nơi mà hiện nay sốt rét là một trong 4 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong (hình 2.4)


Bảng 2.3. Ước tính số ca tử vong sốt rét ở trẻ em dưới 5 tuổi theo khu vực năm 2015.

Khu vực

Tỷ lệ mắc/1000 trẻ em < 5 tuổi

Thay đổi

Tỷ lệ tử vong/100.000 trẻ < 5

Thay đổi

2000

2005

2010

2015

2000-2015

2000

2005

2010

2015

2000-2015

Châu Phi

694.000

591.000

410.000

292.000

-58%

7,84

5,82

3,55

2,26

-71%

Châu Mỹ

400

300

300

100

-66%

0,06

0,05

0,04

0,02

-64%

Địa Trung Hải

5300

5200

2000

2200

-58%

0,44

0,33

0,15

0,14

-69%

Châu Âu

0

0

0

0

 

0

0

0

0

 

Đông Nam Á

19.000

16.000

14.000

10.000

-49%

0,22

0,18

0,16

0,11

-48%

Tây Thái Bình Dương

4.700

2.000

1.600

1.500

-68%

0,18

0,08

0,06

0,06

-49%

Thế giới

723.000

614.000

428.000

306.000

-58%

3,12

2,49

1,63

1,10

-65%

Thấp

563.000

434.000

279.000

219.000

 

2,43

1,76

1,06

0,79

 

Cao

948.000

800.000

572.000

421.000

 

4,09

3,24

2,17

1,51

 

Trong khi lan truyền sốt rét cao phổ biến ở hầu khắp khu vực Trung và Nam Phi trong năm 2000 (với tỷ lệ nhiễm P. falciparum ở trẻ em trong độ tuổi 2-10 tuổi vượt quá 50%), nó giới hạn địa lý trong năm 2015 (hình 2.5). Tỷ lệ dân số sống ở những khu vực nơi tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi 2 -10 tuổi vượt quá 50% đã giảm từ 33% (30-37%) xuống còn 9% (5-13%). Thậm chí, với sự gia tăng dân số lớn ở các khu vực lan truyền sốt rét ổn định, mức giảm ở tỷ lệ nhiễm P. falciparum ở trẻ em từ 2-10 tuổi đã dẫn đến giảm 26% số người nhiễm KSTSR, từ trung bình 171 triệu người nhiễm sốt rét trong năm 2000 xuống còn 127 triệu người nhiễm trong năm 2013. Dân số ở những khu vực có lan truyền sốt rét rất thấp (tỷ lệ nhiễm P. falciparum ở trẻ em từ 2-10 tuổi là nhỏ hơn 1%) đã gia tăng gấp 6 lần kể từ năm 2000, đến 121 triệu (khoảng từ 110-133 triệu).


Tỷ lệ trẻ em nhiễm KSTSR đã giảm đi một nữa ở các khu vực lưu hành sốt rét của châu Phi kể từ năm 2000. Tỷ lệ nhiễm ở trẻ em trong nhóm tuổi từ 2-10 tuổi ước tính đã giảm từ 33% trong năm 2000 (thay đổi từ 31-35%) xuống còn 16% trong năm 2015 (dao động từ 14-19%), với ¾ sự thay đổi này xảy ra sau năm 2005. Đặc biệt, số ca sốt rét giảm rõ nhất là ở khu vực Trung Phi.

Ước tính số ca mắc và tử vong sốt rét được ngăn chặn trong giai đoạn 2001-2015

            TCYTTG ước tính, tổng cộng có khoảng 1,2 tỷ ca mắc và 6,2 triệu ca tử vong sốt rét đã xảy ra trên toàn cầu từ năm 2001-2015. Trong số 6,2 triệu ca tử vong sốt rét thì có khoảng 5,9 triệu ca tử vong (95%) xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi, những ca tử vong này chiếm 13% trong tổng số 46 triệu ca tử vong từ tất cả các nguyên nhân ở trẻ em dưới 5 tuổi kể từ năm 2000 (giả định tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi trong năm 2000 vẫn không thay đổi trong giai đoạn 2000-2015.

Do vậy, giảm số ca tử vong sốt rét góp phần đáng kể vào những tiến bộ nhằm đạt được các mục tiêu MDG 4 trong việc giảm tỷ lệ tử vong dưới 5 tuổi bằng 2/3 giai đoạn 1990-2015. Không phải tất cả các ca mắc và tử vong được ngăn chặn có thể là do những nổ lực kiểm soát và phòng chống véc tơ. Một số tiến bộ có thể liên quan đến việc gia tăng đô thị hóa và phát triển kinh tế tổng thể, điều này dẫn đến những cải thiện về nhà ở và dinh dưỡng.

Những xu hướng ở mức độ cấp quốc gia về số mắc và tử vong sốt rét

            Có khoảng 106 quốc gia và vùng lãnh thổ xảy ra lan truyền sốt rét trong năm 2000, trong đó có 57 quốc gia ước tính đã giảm hơn 75% số ca mắc sốt rét. Sự suy giảm đáng kể tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong đã xảy ra trên phạm vi toàn cầu (hình 2.6). Ước tính có 57 quốc gia đến từ 2 nguồn thông tin. Trước tiên, 106 quốc gia xảy ra lan truyền sốt rét trong năm 2000, thì có 67 quốc gia đã nộp số liệu bệnh nhân sốt rét được chăm sóc tại các cơ sở y tế, điều này hoàn toàn đẩy đủ và phù hợp để đánh giá đáng tin cậy xu hướng trong giai đoạn 2000-2014.


               Sử dụng nguồn này, TCYTTG ước tính có 55 quốc gia đã giảm hơn 75% tỷ lệ mắc bệnh trong năm 2015, phù hợp với các mục tiêu của Tổ chức Đẩy lùi sốt rét (RBM) và Đại hội đồng Y tế thế giới (bảng 2.4). Thứ hai, nhiều quốc gia có gánh nặng sốt rét cao ở khu vực châu Phi và Địa Trung Hải nơi mà ca bệnh xác định và báo cáo vẫn hay thay đổi, điều đó không thể đánh giá các xu hướng từ số liệu báo cáo thường xuyên bệnh sốt rét.

             Tuy nhiên, gia tăng tỷ lệ nhiễm KSTSR qua các đợt điều tra đã được thực hiện ở cận sa mạc Sahara châu Phi và có thể mang lại cùng nhau trong một số hình không gian địa lý về bản đồ tỷ lệ KSTSR và ước tính xu hướng số ca mắc. Sử dụng nguồn này cho 32 quốc gia, đã ước tính có hơn 2 quốc gia đã giảm tỷ lệ mắc sốt rét hơn 75% trong năm 2015, phù hợp với các mục tiêu của RBM và Đại hội đồng Y tế thế giới.

             Do vậy, tổng cộng có 27 quốc gia trong số 106 quốc gia xảy ra lan truyền sốt rét trong năm 2010 đã giảm tỷ lệ mắc sốt sét hơn 75%. Hơn 18 quốc gia đã đánh giá bằng ca mắc hoặc mô hình được ước tính đã giảm tỷ lệ mắc sốt rét từ 50-75%.

Bảng 2.4. Tóm tắt xu hướng báo cáo số ca mắc sốt rét giai đoạn 2000-2015

Khu vực

Ước tính tỷ lệ mắc giảm > 75%

2000-2015

Ước tính tỷ lệ mắc giảm 50-75%, 2000-2015

Ước tính tỷ lệ mắc giảm < 50%, 2000-2015

Tăng số ca mắc, 2000-2015

Thiếu dữ liệu để đánh giá xu hướng 2000-2015

Châu Phi

Algeria

Botswana

Cabo Verde

Eritrea

Namibia

Rwanda

Sao Tome

Principe

Nam Phi

Swaziland

Ethiopia

Zambia

Zimbabwe

Madagascar

 

Angola

Benin

Burkina Faso

Burundi

Cameroon

Trung Phi

Chad

Comoros

Congo

Côte d’Ivoire

Equatorial

Guinea

Gabon

Gambia

Ghana

Guinea

Guinea-Bissau

Kenya

Liberia

Malawi

Mali

Mauritania

Mozambique

Niger

Nigeria

Senegal

Sierra Leone

Nam Sudan

Togo

Uganda

Tanzania

Châu Mỹ

Argentina

Belize

Bolivia

Brazil

Colombia

Costa Rica

Ecuador

El Salvador

Guiana,

Guatemala

Honduras

Mexico

Nicaragua

Paraguay

Suriname

Dominica

Guyana

Panama

Peru

Venezuela

 

 

Địa Trung Hải

Afghanistan
Iran
Iraq
Morocco

Oman
Saudi Arabia
Syrian

 

 

 

Djibouti
Pakistan
Somalia
Sudan
Yemen

Châu Âu

Armenia
Azerbaijan
Georgia
Kyrgyzstan

Tajikistan
Thổ Nhĩ Kỳ Turkmenistan
Uzbekistan

 

 

 

 

Đông Nam Á

Bangladesh
Bhutan
Hàn Quốc

Nepal
Sri Lanka
Timor-Leste

Ấn Độ
Thái Lan

 

 

Indonesia
Myanmar

Tây Thái Bình Dương

Cambodia
China
Lào
Malaysia
Papua New
Guinea

Philippines
Triều Tiên Solomon
Islands
Vanuatu
Việt Nam

 

 

 

 

Bảng 2.5 Tóm tắt xu hướng ước tính ca mắc sốt rét 2000-2015, cho các quốc gia mà xu hướng không thể đánh giá từ dữ liệu báo cáo nhưng có thể đánh giá thông mà mô hình

Khu vực

Dự kiến tỷ lệ mắc giảm > 75%,

2000-2015

Dự kiến tỷ lệ mắc giảm 50-75%, 2000-2015

Dự kiến tỷ lệ mắc giảm < 50%,

2000-2015

Châu Phi

Guinea-Bissau
Mauritania

Angola
Burundi
Congo
Congo
Liberia
Malawi
Senegal
Uganda
Tanzania

Benin
Burkina Faso
Cameroon
Trung Phi
Chad
Côte d'Ivoire
Equatorial Guinea
Gabon
Gambia
Ghana
Guinea
Kenya
Mali
Mozambique
Niger
Nigeria
Sierra Leone
South Sudan
Togo

Địa Trung Hải

 

Djibouti
Sudan

Somalia

Gia tăng số quốc gia chuyển sang hướng đến loại trừ sốt rét

Trong khi chỉ có 13 quốc gia ước tính ít hơn 1.000 ca mắc trong năm 2000, tổng cộng có 33 quốc gia đã ước tínhđạt được cột mốc này trong năm 2015.


Trong năm 2014, có 16 quốc gia đã báo cáo không có ca bệnh tại chỗ (Argentina, Armenia, Azerbaijan, Costa Rica, Iraq, Georgia, Kyrgyzstan, Morocco, Oman, Paraguay, Sri Lanka, Tajikistan, Turkey, Turkmenistan, United Arab Emirates và Uzbekistan).

Ba quốc gia và vùng lãnh thổ khác đã báo cáo có ít hơn 10 ca bệnh lan truyền tại chỗ trong năm (Algeria, El SalvadorMayotte).


ArgentinaKyrgyzstan là hai quốc gia đã được TCYTTG bắt đầu quá trình chứng nhận loại trừ sốt rét.

Tháng 12/2015, có 20 quốc gia thực hiện giai đoạn tiền loại trừ và loại trừ sốt rét, và 8 quốc gia trong giai đoạn phòng phống tái xuất hiện sốt rét (bảng 2.6). Việc phân loại này theo giai đoạn chương trình sẽ đưa vào các hoạt động khung chương trình cũng như tỷ lệ mắc sốt rét.

Bảng 2.6. Phân loại các quốc gia theo từng giai đoạn chương trình sốt rét, tháng 12/2015

Khu vực

Tiền loại trừ

Loại trừ

Phòng chống RS quay trở lại

Không có sốt rét

Châu Phi

Cabo Verde
Swaziland

Algeria

 

 

Châu Mỹ

Dominican

Argentina
Belize
Costa Rica
Ecuador
El Salvador
Mexico
Paraguay

 

 

Địa Trung Hải

 

Iran
Saudi Arabia

Ai Cập
Iraq
Oman
Syrian

Morocco-2010
Arab Emirates- 2007

Châu Âu

 

Turkey
Tajikistan

Azerbaijan
Georgia
Kyrgyzstan
Uzbekistan

Turkmenistan- 2010
Armenia-2012

Đông Nam Á

Bhutan
Triều Tiên

 

Sri Lanka

 

Tây Thái Bình Dương

Malaysia

Trung Quốc

Hàn Quốc

 

 

Tài liệu tham khảo

1.Thwing J., Eisele T.P., Steketee R.W. Protective effi cacy of malaria case management and intermittent preventive treatment for preventing malaria mortality in children: a systematic review for the Lives Saved Tool. BMC Public Health, 2011 11 Suppl 3:S14 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/21501431, accessed 19 November 2014).

2.Lengeler C. Insecticide-treated bed nets and curtains for preventing malaria. Cochrane Database Syst Rev. 2004;(2):CD000363 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/15106149, accessed 30 November 2015).

3.Pluess B, Tanser FC, Lengeler C, Sharp BL. Indoor residual spraying for preventing malaria. Cochrane Database Syst Rev. 2010;(4):CD006657 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20393950, accessed 30 November 2015).

4.World Health Organization. Larval source management – a supplementary measure for malaria vector control. An operational manual. Geneva, World Health Organization, 2013.

5.Radeva-Petrova D., Kayentao K., ter Kuile F.O., Sinclair D., Garner P. Drugs for preventing malaria in pregnant women in endemic areas: any drug regimen versus placebo or no treatment. Cochrane Database Syst Rev, 2014 10:CD000169.

6.Kayentao K., Garner P., van Eijk A.M., Naidoo I., Roper C., Mulokozi A. et al. Intermittent preventive therapy for malaria during pregnancy using 2 vs 3 or more doses of sulfadoxine-pyrimethamine and risk of low birth weight in Africa: Systematic review and meta-analysis. JAMA, 2013 309(6):594–604.

7.Garner P., Gulmezoglu A.M. Drugs for preventing malaria-related illness in pregnant women and death in the newborn. Cochrane Database Syst Rev, 2003 (1):CD000169 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/12535391, accessed 17 November 2014).

8.Roca-Feltrer A., Carneiro I., Smith L., Schellenberg J.R., Greenwood B., Schellenberg D. The age patterns of severe malaria syndromes in sub-Saharan Africa across a range of transmission intensities and seasonality settings. Malar J, 2010 9:282 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20939931, accessed 17 November 2014).

9.Aponte J.J., Schellenberg D., Egan A., Breckenridge A., Carneiro I., Critchley J. et al. Efficacy and safety of intermittent preventive treatment with sulfadoxine-pyrimethamine for malaria in African infants: a pooled analysis of six randomised, placebocontrolled trials. Lancet, 2009 374(9700):1533–1542 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/19765816, accessed 17 November 2014).

10.Joint Technical Expert Group o­n Vaccines (JTEG) and WHO Secretariat. Background Paper o­n the RTS,S/AS01 Malaria Vaccine, September 2015 (www.who.int/immunization/sage/meetings/2015/october/)

11.World Health Organization. Background brief: malaria vaccine RTS,S/AS01. Geneva, World Health Organization, 2015 (http://www.who.int/malaria/news/2015/background-brief-malaria-vaccine/en/, accessed 16 November 2015).

12.United Nations Millennium Declaration. United Nations General Assembly. 2000 (http://www.unmillenniumproject.org/documents/ares552e.pdf, accessed 23 August 2015).

13.World Health Organization. The Abuja declaration and the plan of action. An extract from the African Summit o­n Roll Back Malaria, Abuja, 25 April 2000. Geneva, World Health Organization, 2000 (WHO/CDS/RBM/2000.17)

14.Resolution WHA58.2. Malaria control. Geneva, WHO, 2005 (58th World Health Assembly, 23 May 2005) (http://www.who.int/malaria/publications/WHO_malaria_resolution_2005.pdf.

15.Roll Back Malaria. The global malaria action plan for a malaria free world. Roll Back Malaria Partnership, 2008 (http://archiverbm.rollbackmalaria.org/gmap/gmap.pdf, accessed 16 November 2015)

16.Refi ned/Updated GMAP Objectives, Targets, Milestones and Priorities Beyond 2011. Geneva, Roll Back Malaria, 2011 (http://www.rollbackmalaria.org/fi les/files/gmap2011.pdf, accessed 16 November 2015).

17.Household survey indicators for malaria control. MEASURE Evaluation, MEASUREDHS, President’s Malaria Initiative, Roll Back Malaria Partnership, United Nations Children's Fund, World Health Organization, 2013 (http://www.rollbackmalaria.org/fi les/fi les/resources/tool_HouseholdSurveyIndicatorsForMalariaControl.pdf,accessed 16 November 2015).

18.Bhatt, S., et al. The eff ect of malaria control o­n Plasmodium falciparum in Africa between 2000 and 2015. Nature, 2015. 526(7572):p. 207-11.

19.Malaria 1962–1981. World Health Statistics Annual 1983. Geneva, World Health Organization. 1983:791–795.

20.Bhatt S, Weiss DJ, Mappin B, Dalrymple U, Cameron E et al. Coverage and system effi ciencies of insecticide-treated nets in Africa from 2000 to 2017s. eLife; in press.

21.Global plan for insecticide resistance management in malaria vectors. Geneva, World Health Organization, 2012 (http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/44846/1/9789241564472_eng.pdf?ua=1, accessed 16 November 2013).

22.World Health Organization, Global Malaria Programme. WHO product testing round 5 (2013): WHO-FIND Malaria RDT Evaluation Programme, April 2014 (http://www.who.int/malaria/areas/diagnosis/rapid-diagnostic-tests, accessed 1 December2015).

23.World Health Organization, United Nations Children’s Fund. Achieving the malaria MDG target: reversing the incidence of malaria 2000–2015. Geneva, World Health Organization, 2015 (http://apps.who.int/iris/bitstream/10665/184521/1/9789241509442_eng.pdf?ua=1, accessed 16 November 2015).

24.The Global Fund. The Global Fund 2014 annual fi nancial report. Geneva, The Global Fund, 2015: www.theglobalfund.org/documents/publications/annual_reports/Corporate_2014AnnualFinancial_Report_en, accessed 27 November 2015).

25.Tanahashi T. Heath service coverage and its evaluation. Bulletin of the World Health Organization, 56 (2): 295–303 (1978) (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2395571/pdf/bullwho00439-0136.pdf, accessed 26 November 2015).

26.World Health Organization. Global report o­n antimalarial effi cacy and drug resistance: 2000-2010. Geneva: World Health Organization; 2010 (http://whqlibdoc.who.int/publications/2010/9789241500470_eng.pdf?ua=1, accessed 26 November 2015).

27.Word Health Organization Global Malaria Programme. Status report o­n artemisinin resistance, September 2014 (http://www.who.int/malaria/publications/atoz/status_rep_artemisinin_resistance_sep2014.pdf, accessed 16 November 2015).

28.Baird JK. Resistance to therapies for infection by Plasmodium vivax. Clin Microbiol Rev 2009, 22:508-534 (http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2708388/pdf/0008-09.pdf, accessed 16 November 2015).

29.Cohen JM, Smith DL, Cotter C, Ward A, Yamey G, Sabot OJ, Moonen B. Malaria resurgence: a systematic review and assessment of its causes. Malaria Journal, 2012, 11:122.

 

 

 

Ngày 07/03/2016
ThS. Đỗ Văn Nguyên, TS. Nguyễn Xuân Quang
và TS.BS. Huỳnh Hồng Quang
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích