Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 8 0 7 8
Số người đang truy cập
4 1 7
 Chuyên đề Dịch tễ học
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra dấu hiệu mới lạ trong não bộ của trẻ em bị sốt rét thể não

Ngày 22/9/2015. Mala ria News-Các nhà nghiên cứu phát hiện ra dấu hiệu mới lạ trong não bộ của trẻ em bị sốt rét thể não (Researchers find novel signature in the brains of children with cerebral malaria). Công trình được công bố trong tuần này trên tạp chí mBio, một tạp chí tiếp cận mở trực tuyến của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ (American Society for Microbiology).

 

Các tế bào liên kết với tình trạng viêm và cục máu đông tích tụ trong mạch máu não của trẻ bị ảnh hưởng bởi một thể bệnh sốt rét nguy hiểm có khả năng gây tử vong được gọi là sốt rét thể não (cerebral malaria_CM) có khả năng đóng góp vào quá trình bệnh, một nhóm nghiên cứu quốc tế của các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra và HIV có thể làm trầm trọng thêm sự phát triển này. Trong mổ tử thi mô não từ hơn 100 trẻ em châu Phi, các nhà nghiên cứu quan sát thấy trẻ em bị CM đã có số lượng tế bào bạch cầu gọi là bạch cầu đơn nhân cao gấp 9 lần, các tế bào này giúp sàng lọc các mô chết và tiểu cầu, nhằm thúc đẩy quá trình đông máu, so với trẻ em không có bệnh sốt rét, sự tích tụ của các tế bào này đã cao gấp đôi ở trẻ nhiễm HIV so với những trẻ không có HIV. "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rõ ràng rằng HIV làm trầm trọng thêm quá trình bệnh lý sốt rét thể não và cũng dẫn đến một số hiểu biết thực sự thú vị về những gì có thể xảy ra với trẻ em bị chết vì sốt rét thể não, điều đã gây ra sự tranh cãi", tác giả nghiên cứu cao cấp Kami Kim-giáo sư y khoa, bệnh học, vi sinh học và miễn dịch học và giám đốc Chương trình Đào tạo Y Địa lý và các bệnh nhiễm trùng mới nổi tại Đại học y khoa Albert Einstein ở Bronx, NY cho biết: "Những trẻ em bị HIV dương tính và có nguy cơ sốt rét có thể được hưởng lợi từ các loại thuốc chống sốt rét và các phương pháp trị liệu bổ trợ mà mục tiêu là tình trạng viêm hoặc cục máu đông có thể cải thiện kết quả do bị CM". CM, một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh sốt rét có thể dẫn đến các vấn đề về hành vi, co giật, hôn mê hoặc tử vong, chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi đang sống ở tiểu vùng Saharan châu Phi. Kim cho biết: “trong khi CM là khá hiếm, ảnh hưởng đến khoảng 2% trẻ em bị bệnh nhưng nó được cho là chịu trách nhiệm cho một nửa số ca tử vong sốt rét vì vậy đó là một vấn đề lớn. Chúng ta càng biết nhiều về CM, thì càng có nhiều điều mà về mặt lý thuyết chúng ta có thể làm một cái gì đó, hoặc để điều trị tốt hơn hoặc ngăn chặn nó." Ngay cả với điều trị thích hợp thì vẫn có khoảng 15-20% trẻ em bị CM dẫn đến tử vong.

Trong một nghiên cứu liên tục của CM nhi khoa ở Blantyre, Malawi, các nhà nghiên cứu tuyển chọn hơn 3.000 người tham gia và hoàn thành 103 khám nghiệm tử thi trong những người chết do CM hoặc các nguyên nhân khác gây ra tình trạng hôn mê. Tỷ lệ nhiễm HIV cao hơn so với dự kiến ​​và đã dẫn đến tỷ lệ tử vong cao hơn ở những bệnh nhân bị CM, các nhà nghiên cứu tìm thấy. Tỷ lệ nhiễm HIV là 14,5% ở trẻ em tham gia trong nghiên cứu, so với 2% trong tổng số trẻ em Malawi. Hai mươi ba phần trăm trẻ em nhiễm HIV bị chết trong khi 17% số người không bị nhiễm HIV tử vong. Hai mươi phần trăm các trường hợp khám nghiệm tử thi có HIV dương tính. Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng trẻ em nhiễm HIV bị CM là lớn tuổi hơn so với trẻ không bị nhiễm HIV (trung bình là 99 tháng so với 32 tháng) và không suy giảm miễn dịch trầm trọng và bạch cầu đơn nhân và tiểu cầu là khá phổ biến hơn ở trẻ em nhiễm HIV dương tính bị CM so với bạch cầu trung tính, các tế bào bạch cầu là một trong những phản ứng đầu tiên đối với nhiều bệnh nhiễm trùng. "Chúng tôi xác định một mô hình độc đáo và phổ biến về bệnh lý ở trẻ em bị CM, được đánh dấu bởi bạch cầu đơn nhân và tiểu cầu, và nặng hơn ở trẻ em nhiễm HIV", Kim nói: "Nó không chứng minh rằng các tế bào gây ra bệnh cảnh lâm sàng nhưng thực tế là chúng rất phong phú khi có rất nhiều ký sinh trùng là bằng chứng khá mạnh mẽ gợi ý rằng chúng đang làm một cái gì đó, chúng tôi không bao giờ thấy điều đó trong mô não khỏe mạnh" và cho rằng nghiên cứu bổ sung ở trẻ em với mức độ trầm trọng khác nhau trong bệnh sốt rét là cần thiết để thiết kế các thuật toán xử lý tốt hơn.

Ngày 02/10/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ malaria.org.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích