Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 6 2 3 4 3
Số người đang truy cập
3 7 4
 Chuyên đề Dịch tễ học
Thanh toán sốt rét bị đe dọa do cắt giảm kinh phí và kháng thuốc

Ngày 30/8/2015. MANILA. Malaria News- Thanh toán sốt rét bị đe dọa do cắt giảm kinh phí và kháng thuốc (Malaria eradication under threat from cuts, drug resistance). Các chuyên gia y tế của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cảnh báo nguồn kinh phí quốc tế và kinh phí trong nướcdùng cho phòng chống bệnh sốt rét sẽ giảm khi các nền kinh tế đối phó với khủng hoảng tài chính.
 

Mặc dù hỗ trợ phát triển cho y tế đã tăng 262% trong thập kỷ qua, nguồn "tài chính trong nước đối với bệnh sốt rét chỉgia tăng ở mức khiêm tốn từ khoảng 436 triêu đô la trong năm 2005 lên khoảng 530 triệu đô la trong năm 2012", chuyên gia y tế ADB Saumya Kailasapathy cho biết tại Diễn đàn toàn cầu về nghiên cứu và đổi mới cho y tế (Global Forum o­n Research and Innovation for Health) năm 2015, Tuy nhiên, bức tranh tài chính y tế toàn cầu đang thay đổi và sự khó khăn kinh tế toàn cầutiếp tục không chắc chắn chắndành cho chi tiêu công cũng như các nguồn lực từtư nhân, Kailasapathy cho biết thêm. Bà lưu ý rằng tăng trưởng trong chi tiêu y tế không tăng và có thể giảm bởi vì đơn giản là kinh phí "không thể theo kịp" (can’t keep up) với dân số ngày càng tăng và đại dịch, kết quả là "người nhận viện trợ sẽ trải qua sự cạnh tranh và nguồn kinh phí tài trợ sẽ phải thay đổi". Susann Roth-một chuyên gia y tếcông cộng và cũng là người đứng đầu Ban thư ký thuộc lĩnh vực y tế của ADB cho biết: "Giải pháp duy nhất với kháng thuốc là loại tr sốt rét", ngân quỹ được gia tăng trong quá khứđến từ nhà tài trợ dự kiến ​​sẽ giảm xuống và "các nước sẽ phải đầu tư cho các chương trình sốt rét từ các nguồn lực trong nước, chúng ta cần phải gia tăng và làm cho nguồn ngân quỹ hiện tại đạt được nhiều hơn, biết ở đâu và ai là đích", Roth nói và nhấn mạnh các nước mà ADB đang giúp các quốc gia gia tăng nguồn ngân quỹ cho chương trình sốt rét như là một phần của đầu tư ngày càng tăng của nó trong chăm sóc sức khỏe và vì bệnh sốt rét là một "vấn đề y tế công cộng khẩn cấp". Bà cho rằng điều này là nói dễ hơn làm vì sốt rét phổ biến ở các khu vực rừng rậm, ảnh hưởng đến các quần thể di động cao là những người di chuyển vào và ra khỏi rừng vào các thị trấn và thành phố: “Thật là khó khăn để thuyết phục các nhà làm chính sách và các nhà lập pháp vì sốt rét không thể "nhìn thấy" như các bệnh khác, ví dụ sốt xuất huyết chủ yếu là một vấn đề ở đô thị: con em của các chính trị gia có thể bị sốt xuất huyết nhưng rất có thể sẽ không bị bệnh sốt rét ở các thành phố”.

Mô hình ban đầu cho thấy các khoản đầu tư dài hạn khoảng 24,5 tỷ đô la giai đoạn 2016-2030 là cần thiết để loại trừ bệnh sốt rét ở châu Á và Thái Bình Dương. Trong khi đó, kháng thuốc đang trở thành một vấn đề thực sự "vì không có thuốc thay thế khác" (because there are no other alternative drugs), Roth nói với SciDev.Net. Liệu pháp kết hợp dựa vào artemisinin (ACTs) được sử dụng trong điều trị sốt rét do P. falciparum. nhưng ký sinh trùng đề kháng vớiliệu pháp artemisinin đã được báo cáo ở Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam cũng có khả năng xuất hiện ở Bangladesh, Roth nói. WHOcảnh báo sự lây lan của kháng artemisinin tới các khu vực khác hoặc sự xuất hiện của nó trong các nơi khác của thế giới có thể kích hoạt thành một vấn đề khẩn cấp của y tế công cộng.

Tình hình là "cực kỳ nghiêm trọng" (extremely serious), Gerald Keush, trợ lý giám đốc về phòng xét nghiệm các bệnh truyền nhiễm và bệnh mới nổi quốc gia Đại học Boston cho biết trong một cuộc phỏng vấn. Ông nói thêm rằng điều không thể tránh khỏi là sự đề kháng sẽ phát triển khi vi sinh vật và vi khuẩn đột biến liên tục, với lý do đáp ứng với thuốc, liều dùng sai, không theo phác đồ điều trị chuẩn, hàng giả và thuốc chống sốt rét kém chất lượng đã góp phần vào sự xuất hiện sự đê kháng tới các thuốc sốt rét. Kháng thuốc sẽ "làm quay trở lại " (turn back) những thành tựu trong việc kiểm soát bệnh sốt rét trong 20 năm qua, đặc biệt là ở châu Phi, Rothlo lắng: "Giải pháp duy nhất đối với kháng thuốc là loại trừ sốt rét". Không có cách nào khác nhưng đối với cộng đồng y tế là phát triển các loại thuốc mới và phương thức điều trị mới để đối phó với vấn đề này-Jaime Montoya, giám đốc điều hành của Hội đồng Nghiên cứu và Phát triển Y tế (Council for Health Research and Development) của Phillippine cho biết.

 

Ngày 08/09/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích