Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 3 3 7 5
Số người đang truy cập
2 7 5
 Chuyên đề Dịch tễ học
Đặc điểm sinh học vector truyền bệnh và sự lan truyền sốt rét ở Cămpuchia và Lào

Lào và Cămpuchia là hai nước láng giềng có chung đường biên giới với Việt Nam, hiểu rõ được sinh học vector truyền bệnh và sự lan truyền sốt rét ở hai quốc gia này sẽ có ý nghĩa dịch tễ quan trọng trong việc đề xuất biện pháp phòng chống vector phù hợp.

Campuchia

Vương quốc Campuchia có tổng diện tích khoảng 181,000 km² với dân số khoảng 15 triệu người với nhiều dân tộc khác nhau, trong đó bao gồm chủ yếu là dân tộc Khmer (90%), tiếp đến là các dân tộc Việt Nam, Trung Quốc và các dân tộc khác. Về vị trí địa lý, phía bắc Campuchia giáp với Thái Lan và Lào, phía Đông và Đông Nam giáp với Việt Nam và phía Tây giáp với Thái Lan và Vịnh Thái Lan. Phần lớn địa hình là đồng bằng. Khí hậu gió mùa và có hai mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô kéo dài tương đương nhau. Cả nhiệt độ không khí xung quanh và độ ẩm tương đối nói chung là cao trong suốt cả năm. Diện tích rừng bao phủ khoảng 2/3 diện tích đất nước, nhưng rừng đã bị suy thoái ở những khu vực người dân dễ tiếp cận hơn bằng cách đốt (khai hoang và đốt để canh tác nông nghiệp) và bởi các hoạt động nông nghiệp truyền thống. Khoảng 44% dân số sống trong vùng có nguy cơ sốt rét cao, trong đó khoảng một nửa (khoảng 3 triệu người) sống trong hoặc xung quanh các khu vực có rừng, nơi có khả năng lan truyền sốt rét rất cao [2].

 

Nhiễm Plasmodium falciparum là chủ yếu (63%), tiếp theo là P. vivax [3]. Giai đoạn từ năm 2001-2009, số trường hợp mắc sốt rét được phát hiện bởi hệ thống y tế công tại Campuchia (các ca được xác định bởi Bộ Y tế) đã giảm từ 121.612 ca xuống còn 80.644 ca và tiếp tục giảm xuống còn 44.659 ca vào năm 2010 [47],[1]. Các tỉnh lưu hành sốt rét chủ yếu ở Campuchia là Battambang, Kampong Speu, Pursat, Peah Vihear, Mondulkiri, Rattanakiri, Pailin và Siem Reab [10],[48]. Lan truyền sốt rét thay đổi theo mùa với đỉnh bệnh xảy ra vào tháng 5 – 7 và từ tháng 10 đến tháng 11 ở các khu vực rừng và bìa rừng phía Bắc, phía Tây và phía Đông Bắc và cũng xảy ra trong các đồn điền cao su ở phía đông và đông bắc. Các khu vực trồng lúa nằm ở miền Nam và miền Trung, lan truyền sốt rét thường thấp hoặc không tồn tại. Không có báo cáo lan truyền sốt rét xảy ra ở khu vực đô thị. Lan truyền cường độ thấp được tìm thấy ở những khu vực ven biển. Tỷ lệ mắc sốt rét cao nhất ở các tỉnh phía đông gồm Mondulkiri và Rattanakiri nơi mà bệnh ảnh hưởng chủ yếu đến các đồng bào dân tộc thiểu số và dân di cư [8].

Theo Hệ thống Thông tin Quản lý Y tế (the Health Management Information System_HMIS), xác nhận các trường hợp mắc bệnh sốt rét chủ yếu ở nam giới trong độ tuổi từ 15-49 tuổi (51%) và đây được xem là nguy cơ do nghề nghiệp [49]. Bởi vì trong những thập kỷ chiến tranh nội chiến kéo dài, bao gồm cả các cuộc diệt chủng tàn bạo trong những năm 1970 và phá hủy hệ thống cơ sở hạ tầng dưới chế độ Khmer Đỏ, Campuchia có cơ sở hạ tầng và năng lực y tế rất hạn chế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong những năm gần đây, tình trạng này đã được phục hồi đáng kể, khu vực công cung cấp phần lớn chẩn đoán và điều trị thông qua các Trung tâm y tế thuộc chính phủ và dựa vào cộng đồng.

 

Trong hơn thập kỷ qua, nhiều chỉ số sức khỏe quan trọng của Campuchia đã được cải thiện đáng kể với nhiều nguồn lực tăng lên. Sự phổ biến test chẩn đoán bệnh sốt rét, chủ yếu sử dụng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh bệnh sốt rét (Rapid diagnostic test_RDTs), thực tế hiện nay phổ biến ở hầu hết các cơ sở khu vực công Campuchia [50]. Ngoài ra, cả Quỹ toàn cầu phòng chống HIV/AIDS, Lao và Sốt rét và hỗ trợ của USAID, nhân viên sốt rét thôn bản và các nhân viên sốt rét di động đã được đào tạo và trang bị RDTs và các phương pháp điều trị sốt rét kết hợp dựa vào artemisinin (artemisinin-based combination treatments_ ACTs) để chẩn đoán chính xác hơn và hiệu quả điều trị bệnh sốt rét, qua đó cải thiện tiếp cận với các dịch vụ này trong các cộng đồng nông thôn xa xôi.

Mặc dù vậy, chất lượng kính hiển vi sốt rét ở nhiều cơ sở không đạt tiêu chuẩn, đặc biệt là ở các địa điểm vùng sâu, vùng xa. Ở các cơ sở y tế có cả kính hiển vi và RDTs thì các nhân viên y tế thích sử dụng RDTs vì chúng dễ sử dụng. Ngoài ra, đa số người dân bị sốt được báo cáo đi đến các cơ sở y tế tư nhân, nơi mà các xét nghiệm chẩn đoán chất lượng cao còn hạn chế và đồng thời đây cũng là nơi vì tài chính mà họ cung cấp điều trị cho một bệnh nhân có xét nghiệm âm tính. Một thách thức khác là gia tăng tỷ lệ nhiễm Plasmodium vivax sẽ làm cho bệnh nghiêm trọng, nguy cơ tử vong cao và cung cấp các liệu pháp thuốc tốt nhất để loại bỏ thể ẩn, các hình thức tái phát của ký sinh trùng sốt rét; do đó việc xác định các loài ký sinh trùng là rất quan trọng cho quản lý ca bệnh [51]. Tiến bộ hơn nữa trong việc giảm gánh nặng bệnh sẽ đòi hỏi phải cải thiện tiếp cận chẩn đoán đáng tin cậy và hiệu quả điều trị ở cả giai đoạn trong máu và ký sinh trùng thể ẩn và đặc tính chi tiết hơn về yếu tố dịch tễ học, tình trạng bệnh và tác động kinh tế của sốt rét do P. vivax.

Vector sốt rét và đa dạng sinh học muỗi Anopheles ở Campuchia

Năm 1975, danh sách các loài muỗi Anophelines được biết đến ở Campuchia là 37 loài [52]. Giai đoạn từ năm 1959-1963, An. dirus s.l., An. minimus s.l., An. maculatus An. sundaicus s.l. được báo cáo là vector sốt rét chính ở Campuchia [53],[34]. Tuy nhiên, không có ghi nhận các hoạt động côn trùng trong hơn 25 năm qua do các vấn đề chính sách xã hội trong nước. Năm 1997, trong hai năm điều tra đã phát hiện 19 loài ở tỉnh Kompong Speu và 25 loài muỗi Anopheline ở tỉnh Kratie trong đó bao gồm cả An. dirus s.l, An. minimus s.l và An. maculatus [53]. Các kỹ thuật phân tử đã được phát triển để xác định các thành viên trong phức hợp loài, một sự gia tăng đáng kể các loài Anopheline đã được ghi nhận tại Campuchia. An. minimus là loài duy nhất của phức hợp Minimus ghi nhận ở Campuchia [54],[55],[31]. An. minimus đốt muộn và ưa thích đốt người nơi gia súc ít khi tìm thấy, với tỷ lệ thu thập muỗi đốt người trong và ngoài nhà khoảng 0,62 và 7,95 [32]. Các mẫu Anopheles phát hiện dương tính với thoa trùng bằng các xét nghiệm ELISA để phát hiện các protein circumsporozoite (CSP) của KSTSR Plasmodium falciparum P. vivax [7],[32].

 

Sự phân bố và phong phú của các vector sốt rét chính này đã thay đổi để đáp ứng với những thay đổi về sử dụng đất, phá rừng, biến đổi khí hậu và có thể là do sử dụng hóa chất diệt côn trùng như một phần kiểm soát vector ở các vùng lưu hành sốt rét [35],[34],[38],[37],[56],[41],[57]. Phức hợp loài Dirus (Dirus Complex) ở Campuchia, chỉ có loài An. dirus đóng vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh sốt rét [31] với tỷ lệ protein thoa trùng (CSPs) đã được báo cáo trên 1% [7]. An. sundaicus s.l đã được ghi nhận có mặt dọc theo vùng ven biển phía nam của Campuchia [58] và sau đó được xác định là An. epiroticus (An. sundaicus A).

Bọ gậy An. epiroticus có mặt trong các khu vực nước lợ ứ động rộng lớn, các hồ có ánh nắng mặt trời và thường xảy ra ở các điểm khác nhau dọc theo bờ biển [59]. Ở Campuchia, các vector sốt rét nghi ngờ và tiềm năng bao gồm An. annularis sl, An. barbirostris s.l, An. culicifacies B, mặc dù các loài sau này chủ yếu được xem như một vector có khả năng thấp và không phải là vector (thu thập tại tỉnh Rattanakiri, Đông Bắc Campuchia), An. nivipes, An.philippinensis, An. sinensis, An. subpictus sl [54],[60]. Trong nhóm Maculatus, một nghiên cứu gần đây được ghi nhận lần đầu tiên An. sawadwongporni ở tỉnh Kampong Spoe [31], nhưng tình trạng vector của nó ở Campuchia thì chưa biết rõ. Phức hợp Subpictus phân bố ven biển ở miền nam Campuchia [59].

 
Hình 1. Tỷ lệ mắc sốt rét trên 1.000 dân (đường máu đỏ) và tổng số ca điều trị (cột)

Phân bố các vector sốt rét và hành vi muỗi Anopheles ở Campuchia

Độ bao phủ rừng là một yếu tố quyết định rất lớn đến nguy cơ mắc sốt rét. Ở Đông Nam Á, sốt rét rừng vẫn còn là một thách thức lớn trong việc kiểm soát sốt rét và nguy cơ sốt rét ở Campuchia đã tăng lên trong vòng 2-3 km từ mép rừng. Điều quan trọng là cần lưu ý, bệnh sốt rét liên quan rừng bao gồm các yếu tố dịch tễ liên quan đến các loài vector và sinh thái học, dân số và hành vi con người và kiểm soát [61]. Ở Campuchia, lan truyền sốt rét có liên quan chặt chẽ đến hai vector sốt rét chính sống trong rừng và bìa rừng, An. dirus sống chủ yếu trong rừng và An. minimus - một vector sốt rét ít hiệu quả hơn, có tập tính sống trong và xung quanh ruộng lúa gần bìa rừng [7],[34],[31]. An. dirus, An. minimusAn. maculatus chủ yếu đốt người ngoài nhà [32]. Xu hướng đốt máu ngoài nhà của vector được kết hợp với sự tồn tại lan truyền bệnh sốt rét trong các nhóm dân cư có các hoạt động ngoài trời trong thời gian ban đêm. Tập tính khác nhau trong cùng một loài đã được quan sát thấy trong các quần thể khác nhau của các loài Anopheles. Tuy nhiên, tại Campuchia, An. dirus mức độ đốt người cao hơn so với các vector khác [32]. Tỷ lệ An. dirus nhiễm KSTSR đã được ghi nhận hơn 1% ở tỉnh Rattanakiri, điều này cho thấy đây là một vector rất hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong lan truyền bệnh sốt rét dai dẵng [7]. Anopheles minimus ít đốt người, chúng ưa thích đốt động vật hơn con người, trong khi An. dirus cho thấy, mức độ đốt người cao hơn và đốt người sớm hơn trước 22 giờ [32].

Vật chủ và thời gian hút máu của các vector là những yếu tố quan trọng trong việc xác định tình trạng vector của các loài Anopheles, cả hai bị ảnh hưởng bởi các vật chủ sẵn có và vị trí đốt mồi (trong nhà hoặc ngoài) [62]. Sự phong phú của các vector sốt rét tại Campuchia thay đổi theo các điểm cụ thể, ví dụ ở tỉnh Pailin, giữa ba vectơ sốt rét chính thì An.minimus (67,2%) đã được tìm thấy chiếm ưu thế hơn An. maculatus (20,6%) và An. dirus (9,9%), trong khi ở tỉnh Pursat, 52% vector là An. dirus, nguyên nhân có lẽ bị ảnh hưởng bởi sự phù hợp của các điều kiện môi trường và địa hình [63].

Hiện nay, các biện pháp kiểm soát vector chống lại muỗi nghỉ và đốt máu trong nhà bao gồm phun tồn lưu hóa chất trong nhà (indoor residual spraying_IRS) và màn tẩm hóa chất diệt côn trùng (insecticide-treated nets_ITNs), nhưng nơi các vector chính trú đậu và đốt máu ngoài nhà các phương pháp kiểm soát vector này không hiệu quả, ngoại trừ có thể trong những trường hợp đó nơi hóa chất diệt côn trùng được sử dụng có hiệu quả xua không gian cao [64],[65]. Một nghiên cứu gần đây cho thấy mức giảm gần 45% muỗi An. minimus đốt người ở hai làng sau khi giới thiệu những chiếc võng tẩm hóa chất diệt côn trùng tồn lưu lâu (long-lasting insecticide-treated hammocks_LLIHs) tại các địa điểm nghiên cứu ở tỉnh Pailin và tỉnh Pursat [63].

 

Nguy cơ rõ ràng của việc sử dụng hóa chất diệt côn trùng thường xuyên đó là sự phát triển kháng hóa chất diệt côn trùng ở các quần thể vector. Tuy nhiên, cho đến nay kháng hóa chất diệt côn trùng không phải là một vấn đề lớn đối với các vector sốt rét chính, An. dirus An. minimus. Cả hai loài này vẫn còn nhạy với permethrin, chỉ có một điểm nghiên cứu ở Campuchia thấy An. dirus kháng DDT, nhưng điều này chỉ dựa trên 23 mẫu thử nghiệm [56]. Anopheles epiroticus vẫn còn nhạy với permethrin nhưng có một số bằng chứng có thể kháng deltamethrin. Việc theo dõi tình trạng nhạy của muỗi Anopheles với hóa chất diệt côn trùng nên được thực hiện thường xuyên vì điều này cung cấp thông tin cần thiết cho sự lựa chọn chính xác hóa chất diệt côn trùng có hiệu quả nhất trong điều khiển vector. Hầu hết các nghiên cứu cho rằng ITNs có thể cung cấp một mức độ bảo vệ hợp lý nếu được sử dụng đúng cách [66],[63],[67],[68],[69]. Do đó, Campuchia đã chủ động phân phối ITNs đến nhiều cộng đồng có nguy cơ cao. Nhìn chung, sở hữu ITN được cải thiện từ 43% ở các khu vực có nguy cơ cao trong năm 2007 lên 75% trong năm 2011 [63],[3]. Campuchia vừa soạn thảo một kế hoạch chiến lược mới sau thông báo của Thủ tướng rằng mục tiêu của Campuchia sẽ để loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2025 [70],[48].

Tác động của việc thay đổi các điều kiện xã hội và môi trường đến vector và lan truyền bệnh

 

            Các yếu tố môi trường có thể tác động rõ rệt đến sự phân bố và hành vi của các vector sốt rét [71]. Anopheles dirus xảy ra ở các khu vực rừng nhưng có khả năng thích ứng với sự thay đổi các điều kiện môi trường từ các sinh cảnh rừng tự nhiên đến rừng trồng như trồng cao su, chè và các loại cây ăn quả khác nhau [72],[73],[27]. Phá rừng là một trong những yếu tố lớn nhất thúc đẩy hoặc làm giảm các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt bệnh sốt rét ở Đông Nam Á [74],[75],[57]. Phá rừng do con người gây ra, nguyên nhân do con người vào rừng khai thác gỗ, giải phóng mặt bằng để phát triển nông nghiệp, các chương trình di cư, xây dựng đường, khai thác và phát triển thủy điện [76],[77]. Trên toàn cầu, ước tính phạm vi phá rừng từ 36.000-69.000 km2/năm. Phá rừng ở SEA đã được mở rộng với tốc độ trung bình hàng năm là 0,71-0,79% diện tích đất đai và cao hơn so với báo cáo tại Mỹ Latin (0,33% -0,51%) hoặc Châu Phi (0,34% -0,36%) [78]. Các loài vector truyền bệnh sốt rét rừng rất nhạy với thay đổi môi trường [27]. Việc phá rừng với diện tích rộng đã tác động rất lớn đến hệ sinh thái tự nhiên của địa phương, đặc biệt là làm thay đổi đáng kể vi khí hậu bằng cách giảm bóng râm, độ ẩm và lượng mưa [38],[79]. Đối với các loài Anopheline sử dụng các nguồn nước có bóng râm, nạn phá rừng có thể làm giảm môi trường sống của bọ gậy, do đó làm giảm mật độ muỗi trưởng thành và nơi sinh sản của chúng [38]. Ở Campuchia, diện tích rừng đã giảm từ 93.000 km2 năm 2003 xuống 66.959 km2 vào năm 2005 [57], và điều này có thể đã có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phong phú muỗi Anopheline bao gồm một số vector sốt rét.

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Lao PDR)

Lào nằm ở phần đất liền khu vực Đông Nam Á, có biên giới giáp với năm quốc gia gồm Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Thái Lan và Myanmar. Hầu hết các biên giới phía tây của Lào được phân định bởi sông Mekong, đây là một huyết mạch quan trọng đối với giao thông vận tải và thương mại đường thủy. 2/3 diện tích của Lào được bao phủ bởi rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh với sinh cảnh nhiều núi, có nhiều dòng sông và các nguồn tài nguyên thiên nhiên vẫn còn nguyên vẹn. Lào là quốc gia có khí hậu nhiệt đới với độ ẩm cao trong suốt cả năm. Sông Mekong không phải là một trở ngại mà nó hỗ trợ cho sự giao lưu, trao đổi giữa xã hội Lào và Đông Bắc Thái (cùng con người, cùng một ngôn ngữ) phản ánh mối liên hệ chặc chẽ đã tồn tại dọc theo sông trong nhiều thế kỷ qua.

 

Bệnh sốt rét lưu hành trên phạm vi cả nước, nhưng cường độ lan truyền là khác nhau giữa các vùng sinh thái khác nhau; từ lan truyền tương đối thấp ở các vùng đồng bằng gần sông Mekong và khu vực vùng cao, đến lan truyền cao ở vùng sâu vùng xa, đồi núi và các khu vực có rừng. Bệnh sốt rét từ lâu đã là nguyên nhân hàng đầu gây mắc và tử vong ở Lào. Lan truyền bệnh sốt rét luôn tái diễn, nhưng biến đổi lớn theo mùa và khu vực. Đỉnh lan truyền bệnh xảy ra từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, trùng với mùa nóng và mùa mưa. Sốt rét cũng là một vấn đề trong mùa khô ở một số khu vực nhất định của Lào [80]. Năm 1992, KSTSR P. falciparum là loài chiếm ưu thế với tỷ lệ 95% trong tất cả các trường hợp sốt rét được ghi nhận [81] và vẫn như vậy cho đến ngày nay với 93% tất cả các trường hợp nhiễm bệnh được báo cáo [3] và là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Lào. Một cuộc điều tra thực địa để xác định tỷ lệ mắc sốt rét ở Nam Lào bằng cách sử dụng xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng dựa vào phân tử cho thấy, nhiễm phối hợp rất phổ biến với tất cả 4 loài Plasmodium spp. được phát hiện trong số 23.1% mẫu dương tính [82].

Một cuộc điều tra quốc gia gần đây về phân bố sốt rét, phát hiện khoảng 41% dân số đang sống ở những khu vực không có lan truyền sốt rét đặc biệt những vùng lớn ở các khu vực miền Trung đất nước trong khi tỷ lệ mắc sốt rét hơn 1/1.000 dân đang xảy ra ở 7 tỉnh gồm Saravane, Savannakhet, Sekong, Attapeu, Champasack, Khammouan, Phongsaly và dân số các tỉnh này chiếm 36% dân số Lào[3],[ 69].

Tỷ lệ mắc và tử vong sốt rét giảm đáng kể đã được báo cáo theo sau những đầu tư để kiểm soát sốt rét, đặc biệt là đưa vào liệu pháp điều trị phối hợp dựa vào thuốc artemisinin trên quy mô lớn bắt đầu từ năm 2004, tẩm màn với hóa chất diệt côn trùng (ITNs) được đưa vào năm 2000 và phun tồn lưu hóa chất trong nhà (IRS) năm 2010, kết hợp với những thay đổi về môi trường và kinh tế-xã hội [3]. Trong năm 2008, chỉ có 11 trường hợp tử vong trong số 18.743 trường hợp mắc sốt rét được xác nhận đã báo cáo (dân số khoảng 6 triệu), so với 600 trường hợp tử vong và 70.000 trường hợp mắc được xác định trong năm 1997. Tuy nhiên, sốt rét vẫn tiếp tục là một vấn đề y tế cộng đồng nghiêm trọng ở một số khu vực trọng điểm như vùng sâu vùng xa ở miền Nam Lào [8].

Từ năm 2005 đến năm 2008, Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia đưa ramột chiến lược mới nhằm cải thiện quản lý ca bệnh ở cấp cộng đồng, điều này kéo theo đào tạo 12.404 tình nguyện viên y tế thôn bản (VHVs) tại 6.202 thôn bản trong việc sử dụng các xét nghiệm chẩn đoán nhanh bệnh sốt rét do P. falciparum và hướng dẫn cách dùng ACT để điều trị cho các bệnh nhân bị mắc bệnh. Các tình nguyện viên y tế thôn bản (VHVs) không năm trong hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Lào. Các tình nguyện viên được người dân lựa chọn và lập một ban tại xã để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, bao gồm chẩn đoán và quản lý bệnh hô hấp, tiêu chảy và sốt rét không biến chứng. Các hoạt động khác bao gồm thực hiện giáo dục sức khỏe, hỗ trợ các chiến dịch tiêm chủng và báo cáo tỷ lệ mắc bệnh và số liệu tử vong đến trung tâm y tế địa phương hoặc cơ quan y tế cấp huyện [69].

 

Tại Lào, màn ngủ tẩm hóa chất diệt côn trùng đã được báo cáo làm giảm lan truyền sốt rét thành công [68]. Phần lớn các hỗ trợ đã tập trung vào việc phân phối các màn ITNs. Hiện nay, các Trung tâm Sốt rét, Ký sinh trùng và Côn trùng (CMPEs) đang trong quá trình tăng cường mở rộng độ bao phủ màn ngủ với mục tiêu dự kiến ​​là 3,6 triệu màn đến các nhóm dân tộc thiểu số dễ bị tổn thương nhất, những người khác có nguy cơ và cùng với việc thực hiện chẩn đoán thích hợp và các chương trình điều trị hiệu quả. Cải thiện tiếp cận với điều trị sốt rét hiệu quả đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất. Trong những năm gần đây, liệu pháp điều trị kết hợp dẫn xuất artemisinin (ACTs_loại artemether-lumefantrine) đã được thông qua như thuốc thế hệ thứ nhất để điều trị bệnh sốt rét không biến chứng ở nhiều nước kể cả Lào [83],[84],[85].

Dữ liệu gần đây đã chỉ ra rằng 89% bệnh nhân bị sốt rét được chẩn đoán nhiễm ký sinh trùng và được điều trị với ACT [69],[86]. Hơn nữa, khi hệ thống y tế công của chính phủ Lào cung cấp số lượng lớn các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, một hệ thống riêng để tiếp cận đang phát triển, đặc biệt là ở các khu vực bên ngoài.

Vector sốt rét và đa dạng sinh học muỗi Anopheles tại Lào

Đông Nam Á là một trong những khu vực giàu nhất thế giới về đa dạng sinh học. Sự phân bố loài và các yếu tố định hình chưa được hiểu rõ, nhưng rất cần thiết cho việc xác định các ưu tiên bảo tồn hệ thực vật và động vật đang bị đe dọa cao trong khu vực.

Một số vector sốt rét thuộc loài anh chị em có thể rất khác nhau về sinh học, hành vi và các đặc điểm quan trọng khác về dịch tễ học, chẳng hạn như khả năng kháng hóa chất diệt côn trùng. Các loài anh chị em đã được mô tả như các mô hình phân bố từng loài tùy thuộc vào sinh cảnh và thay đổi môi trường theo mùa.

 
Hình 2. Tỷ lệ ký sinh trùng hàng năm (API/1,000 population), Tỷ lệ ca bệnh hàng năm (ACI/1,000 population) và ca tử vong số rét ở Lào từ năm 1987 đến năm 2011.

Có 4 vector sốt rét được cộng nhận ở Lào gồm An. dirus, An. minimus s.l., An. maculatus s.l., An. jeyporiensis. Trong đó, An. dirus An. minimus được xem là vector sốt rét chính. Tình hình anopheline ở Lào được coi là phức tạp vì khác nhau về phân loại và sinh thái có ảnh hưởng đến lan truyền bệnh sốt rét [80, 86]. Anopheles minimus An. harrisoni được biết là xảy ra chủ yếu trong cùng một khu vực ở miền bắc Lào [34]. Sự phong phú Anopheline và thành phần loài là điểm cụ thể và có thể thay đổi trong suốt năm tùy thuộc vào điều kiện. Một cuộc điều tra muỗi ởKhammouane vào năm 1996 và 1999-2000 phát hiện lần lượt là 19 loài và 28 loài anopheline khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khả năng vector(chỉ số xác suất lan truyền) An. dirus là 0,009-0,428, trong khi An. minimus s.l là 0,048-0,186, An. vagus, An. philippinensis, An.nivipes là những loài chiếm ưu thế nhưng chủ yếu là đốt máu động vật (zoophilic) [87, 88].

Ba loài khác thuộc nhóm An. maculatus bao gồm An. notanandai, An. sawadwongporniAn. ưillmore cùng với An. hodgkini (Barbirostris Subgroup), một loài được báo cáo lần đầu tiên ở tỉnh Khammouane [88]. Năm 1999, điều tra côn trùng ở cả 8 tỉnh, phát hiện ra rằng trong số 19 loài anopheline thu thập được thì loài An. aconitus chiếm ưu thế, đặc biệt vào tháng 10, nhưng chỉ có 3 loài An. dirus, An. maculatus s.l. và An. minimus s.l. nhiễm oocysts [86]. Trong năm 2000 - 2001, thu thập được 16 loài anopheline từ tỉnh Sekong nhưng chỉ có An. dirus, An. maculatus s.l. và An. jeyporiensis nhiễm thoa trùng (sporozoites) sốt rét người [89]. An. dirus là vector chính và tỷ lệ nhiễm thoa trùng cao nhất trong thời gian chuyển sang mùa khô.

Hai năm điều tra muỗi, từ năm 2002 - 2004, đã được thực hiện ở tỉnh Attapeu, hầu hết phía Nam của tỉnh giáp với biên giới Việt Nam và Campuchia và thị trấn nằm ở thung lũng rộng lớn bao quanh là rừng. Đây là một trong những tỉnh sốt rét lưu hành, thu thập được 8.945 cá thể muỗi thuộc 14 giống và 57 loài, trong đó có 21 loài là muỗi Anopheles. Nhóm loài Maculatus, An. sawadwongporni An. notanandai, được tìm thấy với số lượng lớnnhưng chỉ có An. minimus dương tính với thoa trùng [90, 91]. Có rất ít thông tin về tập tính của muỗi trường thành và nơi sinh sản của anophelines ở Lào. Gần đây, thông tin cũng đã được cung cấp đối với các loài không phải là vector, ví dụ như An. annularis s.l., An. philippinensis, An. sinensis [60].

Phân bố vector sốt rét và hành vi của Anopheles ở Lào

An. minimus s.l. phân bố rộng và đã được xác định có mặt ở tất cả các tỉnh lưu hành sốt rét tại Lào. Loài này sinh sản chủ yếu ở những dòng suối chảy chậm, có liên quan chặc chẽ với rừng, các khu vực đồi núi, mương thủy lợi và ruộng lúa. Muỗi chủ yếu đốt máu người những cũng đốt gia súc và các động vật khác và được xem như loài chủ yếu hoạt động và đốt người trong nhà (endophagic and endophilic). Một nghiên cứu gần đây cho thấy, cả An. minimusAn. harrisoni có mặt ở miền bắc Lào [56]. Trong khi An. dirus phổ biến nhất ở miền Trung và miền Nam của Lào, chúng rất hiếm khi có mặt ở phía bắc. Anopheles dirus là vector sốt rét quan trọng nhất ở phần phía nam của Lào. Loài này sinh sản chủ yếu ở các vùng nước tù đọng và có nhiều bóng râm (ví dụ, các vũng nước in móng chân động vật, vũng nước mặt đất chứa nước mưa) trong các khu rừng nhiệt đới, các sườn đồi có rừng và rừng trồng cây nông nghiệp, nhưng cũng được tìm thấy sinh sản ở các vùng đất bụi rậm có cây bụi thấp. Mật độcác loài muỗi này thường gia tăng vào mùa mưa trong năm, trong khi cũng có tỷ lệ nhiễm thoa trùng cao hơn vào cuối mùa mưa [89, 90]. Các loài chủ yếu đốt người là một vector lý tưởng, nhưng nó cũng sẽ đốt động vật nuôi trong nhà: ngoài nhà tỷ lệ đốtmáu của 1,6 [90]. Chu kỳ đốt máu của muỗi An. dirus đã được ghi nhận bắt đầu vào đầu buổi tối, từ 19:00 và vẫn còn hoạt động qua đêm cho đến 6:00, với đỉnh hoạt động vào khoảng22:00 [90, 92].

 

Tác động của sự thay đổi điều kiện môi trường xã hội đến vector và lan truyền

Muỗi Anopheles dirus là vector sốt rét nguy hiểm và quan trọng nhất ở Lào, đặc biệt ở nam Lào kết hợp với môi trường sống liên quan đến rừng. Loài này cũng trở nên thích nghi với sự thay đổi môi trường do con người gây ra [90]. Lào, độ che phủ rừng đã giảm từ 70% trong năm 1940, với 17 triệu ha xuống còn 41% trong năm 2001, khi lệnh cấm xuất khẩu gỗ được ban hành nhưng phá rừng trái phép vẫn tiếp tục xảy ratrong thập kỷ qua. Từ năm 2002 đến 2010, độ che phủ lâm nghiệp ở trung Lào đã giảm 3,5%, trong khi 9% các khu rừng phía nam biến mất. Chính phủ có kế hoạch tăng độ che phủ rừng trồng ở Lào lên 65% vào năm 2015 và 70% vào năm 2020 (Quốc hội, kế hoạch kinh tế năm năm lần thứ bảy cho giai đoạn 2011-2015). Các chương trình trồng rừng hiện nay đã tập trung vào việc cho phép đầu tư lớn vào trồng cao su tại khu vực biên giới của Lào với miền Nam Trung Quốc và Việt Nam. Ví dụ, 10.000 ha đã được phân bổ cho phát triển đồn điền cao su tại một khu vực và điều này đã thu hút dân cư từ các vùng cao của Lào di chuyển đến các vùng đồng bằng, đặc biệt là ở huyện Sanamxay, để làm việc trong các đồn điền cao su và mía.

Từ tháng 10 đến tháng 12/2011, tổng cộng có 11.833 người được xét nghiệm thì có 3.091 người nhiễm bệnh đã được báo cáo từ tất cả các cơ sở ở khu vực kể cả các làng tỉnh Attapeu.

 

Tính đến cuối tháng 1 năm 2012, có 8 trường hợp tử vong do bệnh sốt rét đã được báo cáo ở Attapeu. Đợt bùng phát dịch bệnh sốt rét này là do các dự án phát triển kinh tế quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, chủ yếu tập trung ở huyện Phuvong, Sanamxay và nguyên nhân là do di dân từ các cùng khác vào khu vực này. Tại huyện Phuvong, phá rừng quy mô lớn để làm đập thủy điện Nậm Kông 2 và 3 đã được hoàn thành với việc xây đập bắt đầu vào năm 2013.

 

Sự gia tăng các hoạt động khai thác gỗ kết hợp với giải phóng mặt bằng, chủ yếu là đi thu gỗ hồng sắc, đã thu hút cả dân địa phương cũng như những người từ các tỉnh khác đến Attapeu. Tại huyện Phuvong, từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2011, 68% các trường hợp mắc sốt rét không phải là người dân địa phương, mà đến từ Việt Nam và khoảng 10% các trường hợp mắc xảy ra ở trẻ em dưới 5 tuổi. Nên đây là bài học cho các tỉnh lưu hành sốt rét lân cận khác của Savannakhet, Saravane, Sekong và Champasack ở Nam Lào, nơi các dự án phát triển lớn cũng được lên kế hoạch, cũng như các nước láng giềng khác mà đang bắt đầu, lập kế hoạch hoặc đang dự tính các dự án phát triển chính điều này sẽ tạo ra những thay đổi môi trường lớn để thiết kế các chiến lược nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu sự xuất hiện các đợt bùng phát dịch bệnh như vậy.

Tài liệu tham khảo

[1] World Health Organization. (2010). World malaria report. Nonserial Publication. World health Organization.pp.274. ISBN 13 9789241564403. Worldatlas.com http://www.worldatlas.com/ webimage/countrys/as.htm

[2] World Health Organization. (2011). World malaria report. Nonserial Publication. World Health Organization. pp.270. ISBN 9789241564403.http://www.int/malaria/ world_malaria_report_2011/9789241564403_eng.pdf.

[3] World Health Organization. (2012). World malaria report. Non serial Publication. World Health Organization. pp.260. ISBN ISBN 978 92 4 156453 3. http:// www.who.int/malaria/publications/world_malaria_report_2012/en/index.html

[4] Charoenviriyaphap, T.; Bangs, M.J. & Ratanatham, S. (2000). Status of malaria in Thailand. Southeast Asian Journal Tropical Medicine and Public Health, Vol. 31, pp. 225-237. ISSN: 0125-1562.

[5] Childs, D.Z.; Cattadori, I.M., Suwonkerd, W., Prajakwong, S. & Boots, M. (2006). Spatiotemporal patterns of malaria incidence in northern Thailand. Transaction of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene. Vol. 100, pp. 623-631. ISSN: 0035-9203.

[6] Verle, P.; Ruyen, N. T., N Huong,. T. N., Be, T., Kongs, A., Van der Stuyft, P., & Coosemans, M. (1998). A simple field test for detecting pyrethroids o­n impregnated nets. Tropical Medicine and International Health,Vol.3, pp. 833-6.

[7] Trung, H. D.; Van Bortel, W., Sochantha, T., Keokenchanh, K., Quang, N. T., Cong, L. D., & Coosemans, M. (2004). Malaria transmission and major malaria vectors in different geographical areas of Southeast Asia. Tropical Medicine and International Health, Vol. 9, pp. 230-7.

[8] Delacollette, C.; Souza, C.D., Christophel, E., Thimasarn, K., Abdur, R., Bell, D.,

Dais,T.C., Gopinath, D., Lu, S., Mendoz, R., Ortega, L., Rastogi, R., Tantinimitkul, C.

& Ehrenberg, J. (2009). Malaria trends and challenges in the Greater Mekong subregion, Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health.Vol.40, No.4, pp. 674-691. ISSN: 0125-1562.

[9] World Health Organization [WHO], (2010). Malaria: Malaria situation in SEAR countries: Thailand. http://www.searo.who.int/en/Section10/ Section21/Section

40_4027.htm

[10] World Health Organization. (2010). Malaria in the Greater Mekong Sub-region.Regional and Country profiles. SEARO Nonserial Publication.SEARO.pp. 64. ISBN-13 9789290223733.

[11] Anderson, T. J.; & Roper, C. (2005). The origins and spread of antimalarial drug resistance lessons for policy makers. Acta Tropica, Vol. 94, pp. 269–280.

[12] Cui, L.; Yan, G., Sattabongkot,J., Cao, Y., Chen, B., Chen, X., Fan, Q., Fang, Q., Jongwutiwesi, S., Parker, D., Sirichaisinthop, J., Kyaw, M.P., Su, X.Z., Yang, H., Yang, Z., Wang, B., Xu, J., Zheng, B., Zhong, D. & Zhou, G. (2012). Malaria in the Greater Mekong Subregion: Heterogeneity and complexity. Acta Tropica, Vol. 212, pp. 227-239.ISSN:0001-706X.

[13] Phan, V.T.; Tuy, T.Q., Hung, L.X. & Ngo, L.V. (1998). Epidemiological characteristics of malaria in Vietnam 1992-1997. http://www.ecmalaria.org/mcis/bookl_21.htm.

[14] Sharma, V.P.; & Kondrashin, A.V. (1991).Forest Malaria in Southeast Asia, Proceedings of an Informal Consultative Meeting. World Health Organization/Medical Research Council., eds. New.

[15] Tun-Lin, W.; Thu, M.M., Than, S.M. & Mya, M.M. (1995). Hyperendemic malaria in a forested hilly Myanmar village. Journal of American Mosquito Control Association. Vol. 11, pp.401-407.

[16] Somboon, P.; Aramrattana, A., Lines, J. & Webber, R., 1998. Entomological and epidemiological investigations of malaria transmission in relation to population movements in forest areas of north-west Thailand. Southeast Asian Journal of Tropical

Medicine and Public Health, Vol. 29 pp3-9.

[17] Erhart, A.; Thang, N.D., Hung, N.Q., Toi, L.E.V., Hung, L.E.X., Tuy, T.Q., Cong, L.E.D., Speybroeck, N., Coosemans, M. & Alessandro, U.D. (2004). Forest malaria in Vietnam: A challenge for control. American Journal Tropical Medicine and Hygiene, Vol. 70, No.2,pp. 110-118. ISSN: 0002-9637.

[18] Sanh, N. H., Van Dung, N., Thanh, N. X., Trung, T. N., Van Co, T., Cooper, R. D. (2008). Forest malaria in central Vietnam. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, Vol. 79, pp. 652-654.

[19] Sodhi, N.S.; Koh, L.P., Brook, B.W. & Ng, P.K.L. (2004). Southeast Asian biodiversity: an impending disaster. Trends in Ecology and Evolution. Vol. 19, No. 2 (December 2004), pp.654-660.

[20] Gaston, K.J. & Hudson, E. (1994). Regional patterns of diversity and estimates of

global insect species richness. Biodiverstiy and Conservation, Vol. 3, pp.493-500.

[21] Foley, D.H., Rueda, L.M., Peterson, A.T. & Wilkerson, R.C. (2007). Insight into global mosquito biogeography from country species records. Journal of Medical Entomology, Vol. 44, No. 4, pp. 554-567.

[22] Manguin S. & Boëte C. 2011. Global impact of mosquito biodiversity, human vectorborne diseases and environmental change. Chapter 3: In The importance of biological interactions in the study of biodiversity, Lopez-Pujol J. (Ed.), InTech open access Publisher, Rijeka, Croatia, 390 p

[23] Anderson R.M; May R.M. (1991). Infectious Diseases of Humans: Dynamics and Control. Oxford, Oxford University Press, pp.757. ISBN 0-19-854599-1.

[24] Mouchet, J.; Manguin, S., Sircoulon, J., Laventure, S., Faye, O., o­napa, A. W., Carnevale, P., Julvez, J., & Fontenille, D. (1998). Evolution of malaria in Africa for the past 40 years: impact of climatic and human factors. Journal of American Mosquito Control Association, Vol. 14, pp. 121-30.

[25] Yewhalaw, D., Kassahun, W., Woldemichael, K., Tushune, K., Sudaker, M., Kaba, D., Duchateau, L., Van Bortel, W., Speybroeck, N. (2010). The influence of the Gilgel-Gibe hydroelectric dam in Ethiopia o­n caregivers' knowledge, perceptions and health-seeking behaviour towards childhood malaria. Malaria Journal, Vol. 9, pp. 47.

[26] Bui, H. M., Clements,A. C., Nguyen, Q. T., Nguyen, M. H., Le, X. H., Hay, S. I.,

Tran,T. H., Wertheim, H. F., Snow, R. W., Horby, P. (2011). Social and environmental

determinants of malaria in space and time in Viet Nam. Int J Parasitol, Vol. 41, pp. 109-16.

[27] Suwonkerd, W.; Overgaard, H.J., Tsuda, Y., Prajakwong, S & Takagi, M. (2002). Malaria vector densities in transmissionand non-transmission areas during 23 years and land use in Chiang Mai province, Northern Thailand. Basic andApplied Ecology. Vol. 3, No. 3,pp 197-207. ISSN 1439-1791.

[28] Suwonkerd, W.; Yoshio, T., Overgaard, H.J., Chawprom, S.,Tuno, N., Prajakwong, S. & Takagi, M. (2004). Changes in malaria vector densities over a twenty-three year period in Mae Hong Son Province, northern Thailand.Southeast Asian journal of Tropical Medicine and Public Health, Vol. 35, No.2, pp.316-324.

[29] Butraporn, P.; Sornmani, S., & Hungsapruek, T. (1986). Social, behavior, housing factors and their interactive effects associated with malaria occurrence in east Thailand. Southeast Asia Journal of Tropical Medicine and Public Health. Vol. 17,pp. 386-392.

[30] Butraporn, P.; Prasittisuk, C., Krachaiklin, S. & Chareonjai, P. (1995). Behavior in selfprevention of malaria among mobile population in east Thailand. Southeast Asia Journal of Tropical Medicine and Public Health. Vol. 26,pp. 213-218.

[31] Ma, Y.; Vanne, S., Li, S. & Yang, P. (2005). Molecular identification of Anopheles minimus sensu lato and Anopheles dirus sensu lato (Diptera: Culiciadae) from Kampong Spoe province, Cambodia. Zootaxa. Vol. 1028, (August 2005) pp.37-47.

[32] Trung, H. D.; Bortel, W. V., Sochantha, T., Keokenchanh, K., Briet, O. J., & Coosemans, M. (2005). Behavioural heterogeneity of Anopheles species in ecologically different localities in Southeast Asia: a challenge for vector control. Tropical Medicine and

International Health, Vol. 10, pp. 251-262.

[33] Manguin; S.; Garros, C., Dusfour, I., Harbach, R.E., & Coosmans, M. (2008 a). Bionomics, taxonomy, and distribution of the major malaria vector taxa of Anopheles

subgenus Cellia in Southeast Asia: an updated review. Infectious Genetic Evolution Vol. 8,pp.489-503.

[34] Garros, C.; Van Bortel, W.,Trung, M., Coosemans, M. & Manguin, S. (2006). Review of the Minimus Complex of Anopheles, main malaria vector in Southeast Asia: from taxonomic issues to vector control strategies. Tropical Medicine and International Health, Vol.11, No.1, (January 2006), pp,102-114.

[35] Harrison, B.A. (1980). Medical Entomological study XIII. The Myzomyia series of Anopheles (Cellia) in Thailand, with emphasis o­n intra-interspecific variations (Diptera: Culiciade). Contribution of the American Entomological Institute. Vol 17, pp. 1-195.

[36] Suwonkerd, W.; Takagi, M., Amg-ung, B. & Prajakwong, S. (1995). Seasonal and spatial distribution of 3 malaria vectors at three mountainous villages in north Thailand. Japanese Journal Tropical Medicine and Hygiene. Vol 23, No. 3 (August 1995), pp. 183-187.

[37] Foley, D.H.; Rueda, L.M., Peterson, A.T., & Wilkerson, R.C. (2008). Potential distribution of two species in the medically important Anopheles minimus complex (Diptera: Culicidae). Journal of Medical Entomology, VOl. 45, pp.852-860

[38] Overgaard, H.; Tsuda, Y., Suwonkerd, W.& Takagi, M. (2002). Characteristics of

Anopheles minimus (Diptera: Culicidae) larval habitat in northern Thailand. Environmental Entomology, Vol. 30, pp. 134-141.

[39] Harbach, R. E. (2011). Anopheles classification. Mosquito Taxonomic Inventory

(http://.mosquito-taxonomic-inventory.info/). accessed o­n 20 January 2013.

[40] Takano, K. T.; Nguyen, N. T., Nguyen, B. T., Sunahara, T., Yasunami, M., Nguyen, M. D., & Takagi, M. (2010). Partial mitochondrial DNA sequences suggest the existence of a cryptic species within the Leucosphyrus Group of the genus Anopheles (Diptera: Culicidae), forest malaria vectors, in northern Vietnam. Parasite & Vectors Vol. 3, pp. 41.

[41] Obsomer, V.; Defourny, P., & Coosemans, M. (2007). The Anopheles dirus complex: spatial distribution and environmental drivers. Malaria Journal, Vol. 6, pp. 26.

[42] Manh, C. D.; Beebe, N. W., Van, V. N., Quang, T. L., Lein, C. T., Nguyen,D. V., Xuan,

T. N., Ngoc, A. L., & Cooper, R. D. (2010). Vectors and malaria transmission in deforested, rural communities in north-central Vietnam. Malaria Journal, Vol. 9, pp. 259.

[43] Van Bortel, W.; Trung,H. D., Hoi le, X., Van Ham, N., Van Chut, N., Luu, N. D., Roelants, P., Denis, L., Speybroeck, N., D'Alessandro, U., & Coosemans, M. (2010). Malaria transmission and vector behaviour in a forested malaria focus in central

Vietnam and the implications for vector control. Malaria Journal, Vol. 9: 373.

[44] Dusfour, I. ; Michaux, J. R., Harbach, R. E., Manguin, S. (2007). Speciation and phylogeography of the Southeast Asian Anopheles sundaicus complex. Infectious Genet Evol, Vol. 7, pp. 484-93.

[45] Nguyen, T. A. (1993). [Malaria in Vietnam.Environment, prevention and treatment]. Bull Soc Pathol Exot 86: 494-9.

[46] Dusfour, I.; Harbach, R.E. & Manguin, S. (2004). Bionomics and systematics of the oriental Anopheles sundaicus complex in relation to malaria transmission and vector control. Am J Trop Med Hyg. Vol. 71, pp. 518-524. ISSN: 0002-9637.

[47] World Health Organization. (2009). World malaria report. Nonserial Publication.

World Health Organization. pp.78. ISBN 9789241563901.http://whqlibdoc.who.int/ publications/2009/9789241563901_eng.PDF.

[48] Mekong Malaria Program. Malaria in the Greater Mekong Sub Region: Regional and country profiles. WHO Mekong Malaria Programme. http://www.whothailand.org/ linkFiles/Mekong Malaria Programme MMP Profile.pdf Date Accessed 20 October 2012.

[49] Dysoley, L.; Kaneko, A.. Eto, H., Mita, T.,Socheat, D., Brkman, A., & Kobayakawa, T. (2008). Changing patterns of forest malaria among the mobile adult male population in Chumkiri District, Cambodia. Acta Tropica. Vol.106, pp.207-212.

[50] Yeung, S.; Patouillard, E., Allen, H. & Socheat, D. (2011). Socially-marketed rapid diagnostic tests and ACT in the private sector: ten years of experience in Cambodia. Malaria Journal Vol.10, (18 August 2011), pp.243.

[51] Socheat, D.; Denis, M.B., Fandeur, (2003). Mekong malaria. II update of malaria, multi-drug resistance and economic development in the Mekong region of Southeast Asia. Southeast Asian Journal Tropical medicine and Public Health. Vol 34 (suppl 4)., pp. 1-102.

[52] Harrison, B.A.; & Klein, J.M. (1975). A revised list of the Anopheles of Cambodia. Mosquito Systematics. Vol. 7, pp. 9-12.

[53] Socheath, S.; Seng, C., Rath, T.S., Deesin, V., Deesin, T. & Apiwathanasorn, C. (2000) Study o­n bionomics of principal malaria vectors in Kratie Province, Cambodia. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, Vol. 31 (Suppl), pp. 354-7.

[54] Van Bortel, W.; Sochanta, T., Harbach, R. E., Socheat, D., Roelants, P., Backeljau, T., &

Coosemans, M. (2002). Presence of Anopheles culicifacies B in Cambodia established by the PCR-RFLP assay developed for the identification of Anopheles minimus species A and C and four related species. Medical Veterinary Entomology, Vol. 16, pp. 329-34.

[55] Garros, C.; Harbach, R. E., &Manguin, S. (2005). Systematics and biogeographical implications of the phylogenetic relationships between members of the Funestus and Minimus groups of Anopheles (Diptera: Culicidae). Journal of Medical Entomology, Vol. 42, pp. 7-18.

[56] Van Bortel, W.; Trung, H. D., Thuan le, K., Sochantha, T., Socheat, D., Sumrandee, C., Baimai, V., Keokenchanh, K., Samlane, P., Roelants, P., Denis, L., Verhaeghen, K., Obsomer, V., & Coosemans, M. (2008). The insecticide resistance status of malaria vectors in the Mekong region. Malaria Journal, Vol. 7: 102.

[57] Guerra, C.; Snow, R.W. & Hay, S.I. (2006). Defining the global spatial limits of malaria transmission in 2005. Advances in Parasitology. Vol. 62, pp. 157-179. 310 Anopheles mosquitoes - New insights into malaria vectors

[58] Dusfour, I., Linton, Y. M., Cohuet, A., Harbach, R. E., Baimai, V., Trung, H. D., Seng, C. M., Matusop, A., Manguin, S. (2004). Molecular evidence of speciation between island and continental populations of Anopheles (Cellia) sundaicus (Diptera: Culicidae), a principal malaria vector taxon in Southeast Asia. Journal of Medical Entomology, Vol. 41, pp. 287-95.

[59] Sinka, M. E.; Bangs, M. J., Manguin, S., Chareonviriyaphap, T., Patil, A. P., Temperley, W. H., Gething, P. W., Elyazar, I. R., Kabaria, C. W., Harbach, R. E. & Hay, S. I. (2011). The dominant Anopheles vectors of human malaria in the Asia-Pacific region: occurrence data, distribution maps and bionomic précis. Parasite & Vectors, Vol. 4, pp. 89.

[60] World Health Organization, 2007 Anopheles species complexes in south and Southeast Asia World Health Organization (WHO) (2007). Anopheles species complexes in South and Southeast Asia. SEARO Technical Publication No. 57-102.

[61] Schapiara, A. & Boutsika, K. (2012). Malaria ecotypes and stratification. In D. Rollinson & S.I. Hay, editors: Advances in Parasitology, Vol. 78, Amsterdam: The Netherlands, pp.97-167. (SBN: 978-0-12-394303-30. Elsevir Ltd. Academic Press. URL: http://www. Sciencedirect.com/science/article/pii/B978-0-12-394303-3.00001-3

[62] Klowden, M.J. (1996). Vector behaviour. The biology of disease vectors (eds BJ Beaty & WC Marquardt) University Press of Colorado, Colorado, pp. 34–50.

[63] Sothantha, T.; Bortel, W.V., Savonnaroth, S. Marcotty, T., Speybroeck, N. & Coosemans, M. (2010). Personal protection by long-lasting insecticidal hammocks against the bite of forest malaria vectors. Tropical Medicine and International Health. Vol. 15, No. 3, pp. 336-341.

[64] Chareonviriyaphap, T.; Parbaripai, A., Bangs, M.J., Kongmee, M., Sathantriphop, S., Muenvorn, V., Suwonkerd, W. & Akratanakul, P. (2006). Influence of nutritional and physiological status o­n behavioral responses of Aedesaegypti (Diptera: Culicidae) to deltamethrin and cypermethrin. Journal of Vector Ecology, Vol. 31, pp. 89-101.

[65] Grieco, J.P.; Achee, N.L., Chareonviriyaphap, T., Suwonkerd, W., Chauhan, K.R., Sardelis, M. & Roberts, D.R. (2007). A new classification system for the actions of IRS chemicals traditionally used for malaria control. PLoS o­nE, Vol.2, Issue. 8, (August 2008), pp. e716, ISSN 1932-6203.

[66] Sochantha, T.; Hewitt, S.; Nguon, C.; Okell, L.; Alexander, N.; Yeung, S.; Vannara, H.; Rowland, M. & Socheat, D. (2006). Insecticide-treated bednets for the prevention of Plasmodium falciparum malaria in Cambodia: a cluster-randomized trial. Tropical Medicine and International Health. Vol 11, No. 8 (August 2006), pp.1166-1177.

[67] Kamol-Ratanakul, P.; & Prasittisuk, C. (1992). The effectiveness of permethrin-impregnated bed nets against malaria for migrant workers in easthern Thailand. The American Journal of Tropical Medicien and Hygiene. Vol 47. pp. 305-360.

[68] Kobayashi, J.; Phompida, S., Toma, T., Looareensuwan, S., Toma, H., Miyai, I., (2004). The effectiveness of impregnated bed net in malaria control in Laos. Acta Tropica. Vol. 89,pp. 299-308.

[69] Jorgensen, P.; Nambanya, S., Gopinath, D., Hongvanthong, B., Luangphengsouk, K., Bell, D., Phompida, S., & Phetsouvanh, R. (2010). High heterogeneity in Plasmodium falciparum risk illustrates the need for detailedmapping to guide resource allocation: a new malaria risk map of the Lao People’s Democratic Republic. Malaria Journal Vol 9, No.1 pp 59. ISSN 1475-2875. URL. http://www.malaria journal.com/content/9/1/266

[70] Ministry of Public Health [MOPH], (2011). Annual Malaria Reports. Malaria Division, Department of Communicable Disease Control. Ministry of Public Health, Thailand.

[71] Manguin, S.; Carnevale, P., Mouchet. J., Coosemans. M. & Julvez, J. (2008b) Biodiversity of malaria in the world. Montrouge, France: John Libbey Eurotext. pp. 464. ISSN 2035-3006.

[72] Gingrich, J.B.; Weatherhead, A, Sattabongkot, J., Pilaksiri, C & Wirtz, R.A. (1990). Hyperendemic malaria in a Thai village: dependence of year-round transmission o­n focal and seasonally circumscribed mosquito (Diptera: Culicidae) habitats. Journal of Medical Entomology. Vol 27, pp. 1016-1026.

[73] Rosenberg, R. Andre, R.G., Somchit, L. (1990). Highly efficient dry season transmission of malaria in Thailand. Transaction Royal of Tropical Medicine and Hygiene. Vol. 84, pp.22-28.

[74] Vanwambeke, S.O.; Somboon, P, Harbach, R., Isenstadt, M., Lambin, E.F., Walton, K., & Bultin, R. Landscape and land cover factors influence the presence of Aedes and Anopheles larvae. (2007). Journal of Medical Entomology. Vol 44, No. 1, pp.133-144.

[75] Yasuoka, J.; & Levins, R. (2007). Impact of deforestation and agricultural development o­n anopheline ecology and malaria epidemiology. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. Vol. 70, No. 3, pp. 450-460. ISSN 0002-9637.

[76] Walsh, J.F.; Molyneux, D.H. & Birley, M.H. (1993). Deforestation: effects o­n vector borne disease. Parasitology, Vol.106, (Suppl),pp. 55–75.

[77] Patz, J.A.; Graczyk, T.K., Geller, N. & Vittor, A.Y. (2000). Effects of environmental change o­n emerging parasiticdiseases. International Journal for Parasitology, Vol. 30, pp.1395-1405.

[78] Achard, F. Eva, H.D., Stibig, H.J., Mayaux, P., Gallego, J., Richards, T., & Mallingreau, J.P. (2002). Determination of deforestation rates of the world’s humid tropical forests. Science, Vol. 297, pp. 999-1002.

[79] Reiter, P. (2001). Climate change and mosquito borne disease. Environmental Health Perspect. Vol. 109, pp. 141-161.

[80] Kobayashi, J.; Somboon, P., Keomanila, H., Inthavonsa, S., Nambanya,S., Inthakone, S., (2000). Malaria prevalence and a brief entomological survey in a village surrounded by rice fields in Khammouan Province, Lao PDR. Tropical Medicine and International Health, Vol. 5, pp.17-21.

[81] Denis, M.B. & Meek, S.R. (1992). Malaria in Cambodia. Southeast Asian Journal Tropical Medicine and Public Health, Vol.23 (Suppl 4), pp.23-28. ISSN: 0125-1562.

[82] Toma, T.; Kobayashi,J, Vannachone, B., Nambanya, S., & Wasabe, K. (2001). A field survey o­n malaria prevalence in southern Laos by polymerase chain reaction assay. American Journal of Tropical Medicine and Hygiene, Vol.64, pp. 257-261.

[83] Rattanaxay, P.; Phompida, S. & Kobayashi, J., (2005). A review of malaria situation and its control in Lao PDR. In: Tongol-Rivera, P., Kano, S. (Eds.), Asian Parasitology, vol. 6, Malaria in Asia. The Federation of Asian Parasitologists, Chiba, pp. 85-104. ISSN:4-902971-01-1.

[84] Phommanivong, V.; Thongkham, K., Deyer, G., Rene, J.P., & Barennes, H. (2010). An assessment of early diagnosis and treatment of malaria by village health volunteers in the Lao PDR. Malaria Journal, Vol. 9, pp: 347.

[85] World Health Organization. (2008). WHO Mekong Malaria programme, Malaria in the Greater Mekong Subregion: Regional and Country Profiles. World Health Organization, New Delhi, pp. 55, ISBN: 978-92-9022-373-1.

[86] Vythilingam, I.; Keokenchan, K., Phommakot, S., Nambanya, S., & Inthakone, S. (2001). Preliminary studies of anopheline mosquitoes in eight provinces in Lao PDR. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, Vol. 32, No. 1 (March 2001), pp.83-86.

[87] Kobayashi, J.; Nambanya, S., Miyaki, I., Vanachone, B., Manivong, K., Koubouchan, T., Amano, H., Nozaki, H., Inthakone, S., & Sato, Y. (1997). Collection of anopheline mosquitoes in three villages endemic for malaria in Khammouane. Lao PDR. Southeast Asian Journal Tropical and Public Health. Vol 28, No. 3. pp. 615-620.

[88] Toma, T.; Miyaki, I, Okasawa, T., Kobayashi, J., Saita, S., Tuzuki, A., Keomanila, H., Nambanya, S., Phompida, S., Uza, M., & Takakura, M. (2002). Entomological surveys of malaria in Khammouane Province, Lao PDR, in 1999-2000. Southeast Asian Journal of Tropical Medicine and Public Health, Vol. 33, No. 3, pp. 532-546.

[89] Vythilingam, I.; Phetsouvanh, R., Keokenchanh, K., Yengmala, V., Vanisaveth, V., Phompida, S. & Hakim, S.L. (2003). The prevalence of Anopheles (Diptera: Culicidae) mosquitoes in Sekong province, Lao PDR. Tropical Medicine and International Health. Vol. 8, No. 6 (June 2003) pp. 525-535.

[90] Sidavong, I; Vythilingam, I., Phetsouvanh, R., Chan, S.T.,Phonemixay, T., Hakim, S.L. & Phompida, S. (2004). Malaria transmission by Anopheles dirus in Attapeu Province, LAO PDR. Southeast Asian Journal Tropical Medicine Public Health. Vol. 35, No. 2 (June 2004). pp. 309-315.

[91] Vythilingam, I.; Sidavong, B., Thim, C.S., PhonemixAY, t., Phompida, S. & Jeffera, J. (2006a). Species composition of mosquitoes of Attapeu province, LAO People’s Democratic Repubic. Journal of American Mosquito Control Association, Vol 22 No. (March 2006). pp.140-143. ISSN 1046-3607.

[92] Vythilingam, I.; Sidavong, B., Chan, S. T., Phonemixay, T., Vanisaveth, V., Sisoulad, P., Phetsouvanh, R., Hakim, S. L., Phompida, S. (2005b). Epidemiology of malaria in Attapeu Province, Lao PDR in relation to entomological parameters. Transactions of the Royal Society of Tropical Medicine and Hygiene, Vol. 99. (August 2005), pp. 833-839. ISSN : 0035-9203. 

Ngày 10/06/2015
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang,
TS. Nguyễn Xuân Quang và ThS. Đỗ Văn Nguyên
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích