Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 23/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 9 6 7 4 4
Số người đang truy cập
3 8 4
 Chuyên đề Dịch tễ học
Cắt giảm số ca bệnh: Các nhà khoa học nhằm mục đích dự báo dịch bệnh Tây sông Nile

Ngày 7/5/2015. Cắt giảm số ca bệnh: Các nhà khoa học nhằm mục đích dự báo dịch bệnh Tây sông Nile (Biting back: Scientists aim to forecast West Nile outbreaks). Một nghiên cứu mới đã xác định mối tương quan giữa điều kiện thời tiết và sự xuất hiện của bệnh virus Tây sông Nile ở Mỹ, nâng cao khả năng của việc có thể dự đoán tốt hơn về các vụ dịch. Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y học Nhiệt đới và Vệ sinh Mỹ (theAmerican Journal of Tropical Medicine and Hygiene. Nghiên cứu nhận được sự tài trợ bởi CDC và Quỹ Khoa học Quốc gia đang tài trợ cho NCAR.


Bản đồ này cho thấy số lượng trung bình các trường hợp virus
Tây sông Nile hàng năm với các triệu chứng thần kinh đã được báo cáo tới CDC từ năm 1999 đến năm 2013. Gần 40.000 ca bệnh đã được báo cáo trong khoảng thời đó với hơn 1.600 người tử vong. (Ảnh: ArboNET, chi nhánh bệnh Arboviral, CDC)

Một nghiên cứu mới đã xác định mối tương quan giữa điều kiện thời tiết và sự xuất hiện của bệnh virus Tây sông Nile ở Mỹ, nâng cao khả năng của việc có thể dự đoán tốt hơn các vụ dịch.Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thuộc Trung tâmNghiên cứu Khí quyển Quốc gia (National Center for Atmospheric Research_NCAR) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Centers for Disease Control and Prevention_CDC), tìm thấy mối tương quan mạnh mẽ ở hầu khắp các quốc gia giữa tần suất gia tăng bệnh virus Tây sông Nile và ở trên nhiệt độ trung bình vào năm trước. Các nhà khoa học cũng tìm thấy rằng lượng mưa ảnh hưởng đến sự bùng phát dịch bệnh tiếp theo, mặc dù những tác động này là khác nhau theo vùng. Thời tiết có thể ảnh hưởng đến hoạt động của virus Tây sông Nile do ảnh hưởng đến môi trường sinh sản sống và sự phong phú của các loài muỗi Culex làm lan truyền virus. Thời tiết cũng có thể có những tác động khác, chẳng hạn như ảnh hưởng đến các quần thể của các loài chim bị nhiễm bệnhlàm lan truyền virus tới muỗi. "Chúng tôi đã chỉ ra rằng có thể xây dựng một hệ thống dự báo nguy cơ bệnh virus Tây sông Nile vài tuần hoặc vài tháng trước, trước khi bệnh bắt đầu đạt đỉnh vào mùa hè", tác giả Micah Hahn, một nhà khoa học cùng làm việc cho cả NCAR và CDC cho biết: "Cảnh báo trước có thể giúp các cơ quan y tế công cộng có kế hoạch và thực hiện các bước bổ sung để bảo vệ công chúng".

Theo dõi một loại virus gây chết người (Tracking a deadly virus)

Khoảng 80% người bị nhiễm virus Tây sông Nile không bị bệnh, và hầu hết số còn lại có một bệnh nhẹ với sốt. Chưa đầy 1 phần trăm những người bị nhiễm virus tây sông Nile phát triển các nhiễm trùng nghiêm trọng của não hoặc tủy sống. Kể từ khi virus Tây sông Nile được phát hiện đầu tiên tại Hoa Kỳ vào năm 1999, đã có khoảng 40.000 trường hợp trong cả nước, và bệnh tiến triển đến điểm mà nó đã được báo cáo.Căn bệnh này gây ra hơn 1.600 trường hợp tử vong. Không có thuốc chủng ngừa hoặc thuốc điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này. Nhưng dự báo dịch có thể cho phép các quan chức địa phương thực hiện hành động để giảm số lượng muỗi và cảnh báo công chúng nhằm thực hiện các dự phòng bổ sung để tránh bị muỗi cắn. Nghiên cứu trước đó về các liên kết có thể có giữa bệnh virus Tây sông Nile và thời tiết đã tập trung vào các khu vực địa lý hạn chế hoặc trong khoảng thời gian tương đối ngắn. Trong nghiên cứu mới, Hahn và các đồng tác giả đã tiến hành một nghiên cứu thống kê chi tiết các tác động thời tiết đối với căn bệnh này tại các quận trên toàn lãnh thổ Hoa Kỳ từ năm 2004 đến năm 2012, họ đã sử dụng báo cáo bệnh lý thần kinh do virus Tây sông Nile ở cấp quận và dữ liệu về và nhiệt độ và lượng mưa tại chỗ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhiệt độ ấm hơn có mối tương quan mạnh hơn với tỷ lệ cao hơn của bệnh do virus Tây sông Nile trong hầu hết các vùng của đất nước. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là tại các quận ở vùng Đông Bắc và Đông Nam, nơi mà sự gia tăng nhiệt độ hàng năm là 1 độ C (1,8 ° F) trên trung bình trong giai đoạn 2004-2012 trung bình có nghĩa là một khả năng tăng gấp năm lần của một vụ dịch Tây sông Nile trên mức trung bình. Sự gia tăng nhiệt độ tương tự cũng làm tăng gần gấp đôi nguy cơ cho nhiều vùng còn lại của đất nước, trong đó có Trung-Đại Tây Dương, Trung tây và các vùng đồng bằng lớn. Nhưng nhiệt độ gia tăng dường như không gây ra tác động ở các vùng phía Tây. Nhiệt độ ấm lên có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bằng cách đẩy nhanh sự phát triển của ấu trùng muỗi, thúc đẩy sự sinh sản của muỗi trưởng thành, và cho phép tỷ lệ trứng và muỗi trưởng thành sống sót cao hơn trong mùa đông.

Khô ở phía Đông, ẩm ướt ở phía Tây (Dry in the East, wet in the West)

Khi nói đến lượng mưa thì những tác động phức tạp hơn, ở miền đông Hoa Kỳ, mùa thu và mùa xuân mùa khô hơn bình thường tương quan với dịch bệnh do virus Tây sông Nile trên mức trung bình vào mùa hè sau. Nhưng ở nhiều vùng phía Tây hình ảnh khác hẳn: mùa đông ẩm ướt hơn mức trung bình tương quan với các vụ dịch trên mức trung bình. Ví dụ, các quận ở phía Tây có lượng mưa 100 mm (4 inch) trên trung bình thường có khả năng cao gấp hơn 1,4 lần của một vụ dịch do virus Tây sông Nile trên mức trung bình.

Tại sao sự khác biệt giữa miền đông và miền tây Hoa Kỳ? (Why the difference between the eastern and western United States?)

Các tác giả cho rằng các loài muỗi Culex cư trú ở vùng phía Đông có thể phát triển mạnh trong điều kiện khô hạn hơn trong khi các nơi có nước tù đọng cung cấp môi trường sinh sản tối ưu và có vài trận mưa lớn sẽ đẩy ấu trùng ra từ các lưu vực đánh bắt. Ngược lại, lượng mưa cao hơn mức bình thường trong vùng khô cằn ở phía Tây có thể tạo ra các hồ nước sạch tạm thời, có ánh nắng mặt trời trong các khu vực tưới tiêu - một địa điểm sinh sản ưa chuộng bởi các loài Culex ở phía tây. Nhìn chung, nghiên cứu này đã vẽ nên một bức tranh khác nhau về màu sắc về các liên kết giữa nhiệt độ, lượng mưa, và sự xảy ra của bệnh do virus Tây sông Nile. Ví dụ, căn bệnh này ở các vùng núi phía Bắc và đồng bằng phía tây bắc sẽ làm gia tăng trong điều kiện khô hạn hơn - làm cho khu vực đó tương tự hơn với phía Đông về bệnh do virus. Trong khi các lý do là không rõ ràng thì bài báo phỏng đoán rằng nó có thể làm tan các lớp băng tuyết lớn gây ra điều kiện đất mùa xuân ẩm ướt hơn. Các tác giả nhấn mạnh rằng một hệ thống dự báo sẽ cần phải xem xét các biến khác trong khu vực. Cũng sẽ cần phải xem xét các yếu tố không phải thời tiết, chẳng hạn như tỷ lệ người cao tuổi sống ở quận (những người có nhiều khả năng phát triển các triệu chứng thần kinh nếu bị nhiễm bệnh) và các vụ dịch trong quá khứ của bệnh do virus Tây sông Nile (có thể làm tăng khả năng miễn dịch ở các quần thể chim địa phương và do đó làm giảm tỷ lệ lây nhiễm tiếp theo ở con người).

Ngày 28/05/2015
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích