Home TRANG CHỦ Thứ 5, ngày 28/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 7 0 6 0 4
Số người đang truy cập
5 4 5
 Chuyên đề Dịch tễ học
Một người mẹ Uganda đang chăm sóc đứa con bị sốt rét. Ảnh: Corbis
Nguy cơ mắc sốt rét và dự báo sốt rét gia tăng ở châu Phi

Nguy cơ mắc sốt rét vẫn còn cao ở Châu Phi

Ngày 19/2/2014-Mặc dù đầu tư chưa từng có về công tác phòng chống sốt rét ở châu Phi trong thập kỷ qua nhưng theo một nghiên cứu mới công bố trên Tạp chí The Lancet thì khoảng 57% dân số vẫn còn sống ở những nơi có nguy cơ lây nhiễm từ mức trung bình đến mức cao. Tuy nhiên, phát hiện mới này cũng cho thấy có sự giảm đáng kể mức độ lan truyền bệnh sốt rét đã đạt được tại hầu hết các quốc gia lưu hành sốt rét ở châu Phi từ năm 2000 đến 2010 với hơn một phần tư dân số (khoảng 218 triệu người) hiện đang sống trong các khu vực có nguy cơ nhiễm sốt rét thấp hơn nhiều.

Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu từ Viện nghiên cứu y tế (Medical Research Institute) Kenya, Đại học Oxford và Văn phòng WHO tại khu vực châu Phi thu thập dữ liệu lớn nhất từ 26.746 cuộc điều tra tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng dựa vào cộng đồng với gần 3.575.418 người từ 44 quốc gia và vùng lãnh thổ lưu hành sốt rét ở châu Phi kể từ năm 1980. Sử dụng địa thống kê (model-based geostatistics) dựa trên mô hình họ ước tính tỷ lệ dân số trong độ tuổi từ 2-10 bị nhiễm sốt rét với các mức độ khác nhau của ký sinh trùng Plasmodium falciparum trong khu vực châu Phi ngay sau khi ra mắt của sáng kiến Đẩy lùi sốt rét (​​Roll Back Malaria) vào năm 2000 và một thập kỷ sau đó. Họ phát hiện ra rằng việc giảm tỉ lệ nhiễm sốt rét ở trẻ em tại 40 trong số 44 quốc gia của châu Phi từ năm 2000 đến 2010, trong vòng một thập kỷ, ước tính số lượng người sống trong các khu vực có sư lan truyền cao đã giảm từ 218,6 triệu xuống còn 183,5 triệu (giảm 16%), nhưng dân số sống ở những vùng nguy cơ lây nhiễm cao được coi là trung bình đến cao gia tăng từ 178,6 triệu đến 280,1 triệu (tăng 57%). Ngược lại, dân số sống ở những nơi có nguy cơ được coi là rất thấp tăng từ 78,2 triệu đến 128,2 triệu (tăng 64%) và bốn quốc gia (Cape Verde, Eritrea, Nam Phi và Ethiopia) cùng với Swaziland, Djibouti và Mayotte ở mức lan truyền rất thấp làm cho việc loại trừ sốt rét ở các quốc gia này trở thành một mục tiêu thực tế. Tuy nhiên, giáo sư Robert Snow từ chương trình nghiên cứu Wellcome Trust-Viện nghiên cứu y tế Kenya cho biết 57% người dân ở Châu Phi vẫn còn sống trong các khu vực có cường độ lan truyền từtrung bình đến cao: "Hầu như 87% những người sống trong hai mức lưu hành này chỉ sống tại 10 quốc gia, trong số này thì 3 quốc gia (Guinea, Mali và Togo) không phải là một phần trong số 10 quốc gia trọng tâm về tình hình sốt rét của WHO". Các tác giả chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng dân số cao đã làm giảm một số thành tựu trong việc giảm tỷ lệ lây truyền với thêm 200 triệu người hiện đang sống trong vùng lưu hành sốt rét so với năm 2000. "Cộng đồng quốc tế đã đầu tư rất lớn trong công tác phòng chống bệnh sốt rét với sự gia tăng về tài chính từ khoảng100 triệu đô la vào năm 2000 lên đến gần 2 tỷ đô la vào năm 2013” Tiến sĩ Abdisalan Mohamed Noor chương trình nghiên cứu Wellcome-Viện Nghiên cứu y tế Kenya y tế và Đại học Oxford giải thích: "Những cố gắng trước đó nhằm đo lường hiệu quả của những nỗ lực trong phòng chống bệnh sốt rét đã được sử dụng làm thay đổi tử vong do sốt rét hoặc phơi nhiễm với tình trạng phơi nhiễm lâm sàng phụ thuộc vào các phương pháp đo lường không chính xác và không đáng tin cậy như khám nghiệm tử thi bằng lời nói và hạn chế trong phát hiện ca bệnh thụ động. Một lựa chọn mạnh mẽ hơn là đo lường sự thay đổi trong tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét được phát hiện bằng kính hiển vi hoặc test chẩn đoán nhanh từ các mẫu được chọn thông qua các cuộc điều tra cộng đồng ngẫu nhiên. Trong thập kỷ tiếp theo các cuộc điều tra sẽ tiếp tục được thực hiện, đồng thời các nỗ lực mạnh mẽ nên được đầu tư vào việc mở rộng các test chẩn đoán nhanh và báo cáo các ca bệnh lâm sàng ở Châu Phi". Theo Giáo sư Snow: "Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu, những kết quả này nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hỗ trợ cho công tác phòng chống sốt rét, không chỉ để duy trì những thành tựu đã đạt được, mà còn nhằm đẩy nhanh việc giảm cường độ lan truyền ở những nơi vẫn còn cao. Nếu đầu tư vào bệnh sốt rét không được duy trì, thì hàng trăm triệu người châu Phi có nguy cơ lân truyền bị tái diễn với những hậu quả thảm khốc".

 Dự đoán độ phân giản không gian trên bản đồ 1× 1 km tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét
Plasmodium falciparum ở mức độlưu hành tại Châu Phi năm 2000 (A) và 2010 (B).
Ảnh: Tạp chí The Lancet

Viết trong một bình luận có liên quan, Giáo sư Sir Brian Greenwood từ Đại học Vệ sinh và Y học Nhiệt đới (School of Hygiene and Tropical Medicine) London và Tiến sĩ Kwadwo Koram từ Viện Nghiên cứu Y tế ở Ghana nói:"Noor và các đồng nghiệp đã chỉ ra rằng, trong thập kỷ qua việc giảm trong lan truyền bệnh sốt rét đã đạt được trong nhiều tiểu vùng Saharan châu Phi, mặc dù đáng khích lệ nhưng chỉ ở mức độ khiêm tốn. Ngoài ra, những thành tựu này đang bị đe dọa bởi sự xuất hiện sức đề kháng của muỗi với nhóm thuốc trừ sâu pyrethroid và bởi sự xuất hiện tiềm năng của ký sinh trùng sốt rét kháng artemisinin ở Châu Phi". Họ kết luận: "Đầu tư nhiều hơn có thể được thực hiện để cải thiện công tác phòng chốngbệnh sốt rét ở các quốc gia có nguy cơ cao bằng cách gia tăng độ bao phủ các can thiệp đã được chứng minh có hiệu quả như màn tẩm hóa chất diệt và hóa dự phòng. Tuy nhiên, tập trung vào loại trừ không phải là dẫn đến việc giảm hỗ trợ cho sự phát triển các phương pháp mới (thuốc sốt rét, hóa chất trừ sâu, vắc-xin và cách tiếp cận mới trong phòng chống vector) và cải thiện phương thức chuyển giao vật tư, mà nó sẽ là cần thiết trong các khu vực rộng lớn ở vùng cận Saharan-châu Phi trước khi sự lan truyền bệnh sốt rét có thể giảm đến mức mà công tác loại trừ sốt rét sẽ trở thành một triển vọng đáng tin cậy".

Châu Phi: Dự báo sốt rét gia tăng ở vùng cao nguyên nhiệt đới

Ngày 14/2/2014.Santiago- theo một nghiên cứu nhiều người hơn có thể mắc bệnh sốt rét ở vùng cao nguyên nhiệt đới của châu Phi, châu Á và Nam Mỹ khi sự nóng lên toàn cầu làm cho khí hậu ở các khu vực này phù hợp hơn cho sự lan truyền bệnh. Trong khi nghiên cứu tập trung vào những ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu, thì nó cũng lưu ý rằng nghiên cứu sâu hơn sẽ là cần thiết để giải thích cho các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của căn bệnh sốt rét, bao gồm cả phát triển kinh tế, thay đổi mô hình dân số và sự thích nghi của muỗi truyền bệnh sốt rét.

Các tác giả của bài báo được công bố vào ngày 3 tháng 2 năm 2014 trong Kỷ yếu của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia (National Academy of Sciences), sử dụng 5 mô hình tác động đến bệnh sốt rét hiện có để đưa ra các dự đoán cho các năm 2030s, 2050s và 2080s. Các mô hình bệnh sốt rét diễn ra theo bốn kịch bản phát thải carbon dioxide khác nhau được phát triển bởi Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel o­n Climate Change). Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra làm thế nào mà bệnh được lan truyền một cách dễ dàng và bao nhiêu người sẽ có nguy cơ mắc sốt rét theo các kịch bản khác nhau (different scenarios). Họ nhận thấy rằng mỗi một trong số 5 mô hình dự đoán một mùa truyền bệnh kéo dài ở các vùng cao nguyên phía Đông châu Phi, Nam Phi, miền Trung Angola, cao nguyên của Madagascar, Trung Mỹ, phía nam Brazil và khu vực biên giới giữa Ấn Độ và Nepal. Cyril Caminade, tác giả chính của nghiên cứu và là một nhà dịch tễ học tại Đại học Liverpool, Vương quốc Anh nói rằng với các mô hình cá nhân có thể bỏ qua những cân nhắc quan trọng nhưng vì tất cả 5 mô hình dự đoán sự gia tăng sốt rét trong cùng các khu vực giống nhau và ông tin tưởng rằng kết quả này là đáng tin cậy.

Nghiên cứu chỉ mô hình hóa về ký sinh trùng Plasmodium falciparum gây ra các thể sốt rét nguy hiểm nhất chiếm đến 80% của tất cả các ca sốt rét và 95% số ca tử vong, chủng ký sinh trùng này là phổ biến nhất ở vùng cận Saharan Châu Phi. Caminade nói bởi vì điều này: "người ta sẽ kỳ vọng có một sự tác động nghiêm trọng hơn nữa trên lục địa châu Phi, nơi mà gánh nặng sốt rét do P.falciparum là lớn nhất". Ông dự báo tình hình sốt rét ở châu Phi nguy hiểm hơn nữa bởi vì tỷ lệ mắc bệnh sốt rét đã tăng lên ở các vùng cao nguyên trong 50 năm qua và có một sự gia tăng lớn về dân số cũng được dự đoán. Caminade cho biết nghiên cứu cũng cho thấy một mùa sốt rét dài hơn trong các khu vực châu Á: Bangladesh, phía bắc Myanmar và vùng biên giới giữa Myanmar và Trung Quốc. Nhưng ông nói thêm rằng chủng ký sinh trùng sốt rét ít gây ra bệnh cảnh trầm trọng là P.vivax mà nghiên cứu không tính toán cũng hiện diện trong khu vực này.

 

 

 

Ngày 22/02/2014
Ths.Bs. Lê Thạnh
Theo sciencedaily.com và malarianews.com
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích