Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 0 6 3 7
Số người đang truy cập
2 1 7
 Chuyên đề Dịch tễ học
Người dân miền núi có miễn dịch sốt rét giúp chống đỡ mắc bệnh (ảnh internet)
Miễn dịch sốt rét giúp chống đỡ mắc bệnh

Khi muỗi truyền bệnh mang thể thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét tại tuyến nước bọt đốt máu người và đưa thoa trùng vào dưới da qua vết đốt thì ký sinh trùng sẽ phát triển tiếp tục ở cơ thể người để gây bệnh. Sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét tùy thuộc vào tình trạng cảm thụ hay miễn dịch của người tiếp nhận. Nếu người đã có tính miễn dịch sẽ giúp cơ thể chống đỡ lại sự mắc bệnh.

Các nhà khoa học đã xác định miễn dịch đối với bệnh sốt rét bao gồm hai loại là miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tạo thành hay miễn dịch thu được.

Miễn dịch tự nhiên

Trên thực tế, người thường có miễn dịch tự nhiên đối với các loại ký sinh trùng plasmodium gây bệnh sốt rét ở loài chim, bò sát và gậm nhấm. Trong khi đó một số trường hợp người cũng có một phần nào miễn dịch tự nhiên đối với loại ký sinh trùng plasmodium gây bệnh sốt rét ở người. Các nghiên cứu ở châu Phi ghi nhận trẻ em có huyết cầu tố hemoglobin S trong máu sẽ bảo vệ trẻ em khỏi bị tử vong do sốt rét. Tại Tây Phi, một số dân tộc có huyết cầu tố hemoglobin C thì ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum thường phát triển kém ở những người mang loại huyết cầu tố này. Huyết cầu tố hemoglobin F của bào thai cũng không có lợi cho việc nuôi cấy ký sinh trùng sốt rét. Cũng tại Tây Phi, những người dân bản xứ có nhóm máu Duffy âm tính thường không bị nhiễm loại ký sinh trùng Plasmodium vivax mà chỉ bị nhiễm loại ký sinh trùng Plasmodium falciparum. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng ghi nhận ở châu Phi, vùng Đông Nam Á, Ấn Độ... tình trạng thiếu men G6PD (glucose 6 phosphate dehydrogenase) ở một số người cũng có ảnh hưởng khác nhau đối với bệnh sốt rét. Cơ thể con người có những yếu tố đề kháng tự nhiên, bẩm sinh, có nguồn gốc di truyền, không phải là đáp ứng miễn dịch. Những yếu tố đề kháng của ký sinh trùng sốt rét ở giai đoạn tiền hồng cầu ít khi được biết đến. Các nhà khoa học chủ yếu đã nắm bắt được những yếu tố đề kháng của ký sinh trùng sốt rét ở giai đoạn hồng cầu của ký sinh trùng gồm yếu tố có liên quan đến màng hồng cầu và yếu tố có liên quan đến bên trong hồng cầu. Cơ chế đề kháng tự nhiên của hồng cầu đối với ký sinh trùng sốt rét về mặt di truyền có thể có ba khả năng là ức chế sự xâm nhập của ký sinh trùng ở màng hồng cầu, ngăn cản sự phát triển của ký sinh trùng trong hồng cầu và góp phần cho quá tình tiêu diệt, thải trừ những hồng cầu nhiễm ký sinh trùng bởi hệ thống tế bào đơn nhân, đại thực bào được dễ dàng hơn. Miễn dịch tự nhiên đối với sốt rét là thuộc tính vốn có của con người, chúng không phụ thuộc vào bất kỳ sự tiếp xúc nào trước đó. Tính miễn dịch chỉ là tương đối. Một số cơ chế bảo vệ của miễn dịch tự nhiên với ký sinh trùng sốt rét liên quan đến hóa sinh, kiểm soát di truyền của tế bào hồng cầu liên quan đến sự tồn tại của lách và các cơ quan bảo vệ quan trọng.

Miễn dịch tạo thành hay miễn dịch thu được

Miễn dịch tạo thành hay miễn dịch thu được trong bệnh sốt rét đã được các nhà khoa học nghiên cứu mạnh mẽ và khá nhiều trong thời gian qua do nhu cầu nghiên cứu, chế tạo vaccine phòng bệnh sốt rét. Miễn dịch tạo thành hay thu được này được hình thành bằng hai cơ chế là cơ chế miễn dịch tế bào và cơ chế miễn dịch dịch thể hay kháng thể. Đứng về lĩnh vực dịch tễ học miễn dịch sốt rét, những đặc điểm cần được ghi nhận là có miễn dịch đặc hiệu đối với từng giai đoạn phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở trong cơ thể người và trong cơ thể muỗi như thể thoa trùng trong tuyến nước bọt muỗi, thể vô tính trong hồng cầu máu người, thể hữu tính. Ở vùng sốt rét lưu hành, miễn dịch sốt rét tốt nhất là ở người lớn được biểu hiện đặc điểm ít sốt nhưng một bộ phận của cơ thể tùy nơi, tùy lúc vẫn có ký sinh trùng sốt rét thường là thể vô tính và người mang ký sinh trùng lạnh. Người có miễn dịch sốt rét sống trong vùng sốt rét lưu hành giúp cho việc điều trị cắt cơn sốt nhanh mặc dù sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu chưa đủ liều lượng. Ở những bệnh nhân này trong máu vẫn còn ký sinh trùng sốt rét, nếu không được điều trị đầy đủ thì sẽ trở thành người mang ký sinh trùng lạnh; khi cơ thể suy yếu họ có thể bị sốt rét tái phát và chính họ cũng là nguồn lây nhiễm bệnh cho những người khác. Ở những người có miễn dịch sống trong vùng sốt lưu hành, mức độ kháng thuốc điều trị của ký sinh trùng Plasmodium falciparum thường thấp hơn những người chưa có miễn dịch. Đối với trẻ em mức độ này thường cao hơn ở người lớn. Đáp ứng miễn dịch tạo thành hay miễn dịch thu được có hai đặc trưng chủ yếu là sự ghi nhớ và tính đặc hiệu. Sự tiếp xúc đầu tiên của cơ thể con người đối với ký sinh trùng sốt rét ghi lại những thông tin về kháng nguyên trên toàn bộ hệ thống bảo vệ. Đáp ững miễn dịch lần thứ hai là do kết quả ghi nhớ của hệ thống miễn dịch lần đầu. Miễn dịch tạo thành hay miễn dịch thu được đặc hiệu là đáp ứng miễn dịch xảy ra sau lần tiếp xúc đầu tiên với ký sinh trùng sốt rét tạo nên các phản ứng có hiệu quả với các mức độ khác nhau. Cả hai loại miễn dịch tạo thành hay miễn dịch thu được và miễn dịch tự nhiên đều phụ thuộc vào cấu trúc di truyền của con người.

Sự chống đỡ mắc bệnh

Ký sinh trùng sốt rét khi xâm nhập vào cơ thể người qua trung gian của muỗi truyền bệnh mang mầm bệnh đốt máu, một loạt các cơ chế bảo vệ xảy ra tạo nên tình trạng chống sự nhiễm bệnh. Ký sinh trùng sốt rét luôn luôn tìm cách xâm nhập vào trong tế bào của con người để sống và sinh sản, chúng có khả năng đề phòng và tránh thoát hệ thống bảo vệ của con người. Trong cơ thể người cũng hình thành các cơ chế bảo vệ chống lại ký sinh trùng, sự hoạt động của hệ thống miễn dịch rất phức tạp bằng cơ chế miễn dịch tự nhiên và miễn dịch tạo thành hay miễn dịch thu được như đã nêu ở trên. Miễn dịch đối với bệnh sốt rét có thể xác định khả năng chống lại sự nhiễm bệnh bao gồm hai hình thức là hủy diệt ký sinh trùng sốt rét hoặc ức chế sự phát triển của ký sinh trùng sốt rét. Chúng có khả năng chứa đựng những yếu tố làm biến đổi hiệu quả sự xâm nhập của ký sinh trùng sốt rét vào tế bào và cũng giúp cho quá trình hồi phục các tổ chức bị tồn thương. Sự tồn tại của ký sinh trùng sốt rét trong cơ thể người đã chứng tỏ hệ thống miễn dịch không thể bảo vệ cơ thể hoàn toàn khỏi bị nhiễm ký sinh trùng mà chỉ có tác dụng làm ức chế ký sinh trùng xâm nhập và phát triển trong con người. Những người sống trong vùng sốt rét lưu hành có tính miễn dịch đối với bệnh sốt rét sẽ có khả năng chống đỡ mắc bệnh và nếu có bị mắc bệnh thì diễn biến lâm sàng xảy ra nhẹ hơn những người không có miễn dịch.

Ngày 31/12/2013
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích