Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 4 8 3 1
Số người đang truy cập
3 6 0
 Chuyên đề Dịch tễ học
Đặc điểm phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp miền Trung-Tây Nguyên năm 2009

So với nhiều bệnh lưu hành khác, bệnh sốt rét được các nhà khoa học cố gắng hoàn thiện phân vùng nhằm mục đích: Xác định vùng SR, mức độ lưu hành và diễn biến bệnh; xây dựng chiến l­ược, biện pháp phù hợp và quản lý thực hiện kế hoạch cho các khu vực theo phân vùng khác nhau, xác định khó khăn về chuyên môn, tổ chức để tập trung nguồn lực, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chương trình.Cùng với các khu vực khác miền Trung-Tây Nguyên đã hoàn thành phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp năm 2009.

 

Trên thế giới cũng như Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều phương pháp cũng như cơ sở phân vùng khác nhau nhằm xác định mức độ khác nhau của thực trạng lưu hành bệnh sốt rét.

Tại Việt Nam, giai đoạn 1931-1934, Viện Pasteur Đông Dương đã xác định các vùng sốt rét dựa vào các yếu tố địa lý sinh thái để phân vùng dịch tễ sốt rét ở Việt Nam thành 5 vùng:

-Vùng 0 là vùng ven biển nước lợ, sốt rét lưu hành nhẹ.

-Vùng 1 là vùng đồng bằng nước ngọt, không có SRLH.

-Vùng 2 là vùng đồi thấp, rừng thưa, có SRLH nhẹ.

-Vùng 3 là vùng đồi núi và rừng, có SRLH nặng.

-Vùng 4, Tây Nguyên, SRLH rất nặng.

-Vùng 5 là vùng có độ cao trên 1.100m, không có SRLH.

Giai đoạn 1956-1958, GS Đặng Văn Ngữ đã phân vùng SR ở miền Bắc thành 7 vùng dựa vào sinh địa cảnh, dịch tễ và muỗi truyền SR.

§Vùng 1: vùng đồng bằng, không có An.minimus tại chỗ, không có SRLH.

§Vùng 2: vùng nước chảy đồi thấp, độ cao từ 100-200m, có An.minimus tại chỗ, SRLH nhẹ.

§Vùng 3: vùng nước chảy núi đồi, độ cao từ 200-400m, có An.minimus mật độ thấp, SRLH vừa.

§Vùng 4: vùng nước chảy núi rừng, độ cao từ 400-800m, có An.minimus với mật độ cao, SRLH nặng.

§Vùng 5: là vùng cao nguyên, SRLH nhẹ.

§Vùng 6: vùng núi cao trên 800m, không có SR lưu hành.

§Vùng 7: vùng ven biển nước lợ, có An.subpictus, SRLH khi nặng khi nhẹ

Năm 1979, GS Vũ Thị Phan cùng các nhà dịch tễ học sốt rét đã tiến hành phân vùng sốt rét thực hành. Các xã, phường được chia thành 5 vùng dựa vào các yếu tố địa lý, sinh cảnh, muỗi truyền bệnh chính, hiệu lực các biện pháp PCSR và hoạt động của mạng lưới y tế cơ sở.

Từ đó đến những năm 2002, tình hình sốt rét có xu hướng ngày càng giảm dần, đặc biệt sau năm 1991 nhờ có sự đầu tư to lớn về kinh phí cũng như những thành tựu khoa học đáng kể là sự ra đời của thuốc Artemisinin cũng như sự nỗ lực của toàn ngành y tế.

Do phân vùng sốt rét trước năm 2002 không phù hợp với thực trạng sốt rét thay đổi nên năm 2003, PGS Lê Khánh Thuận và CS đã phân vùng sốt rét dịch tễ can thiệp. Các xã phường được phân thành 5 vùng dựa trên các yếu tố địa lý, sinh cảnh, thảm thực vật, chỉ số bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, chỉ số về muỗi truyền bệnh chính, di biến động dân số.

Sau thời gian triển khai áp dụng các biện pháp theo phân vùng năm 2003, đến năm 2008, tỷ lệ mắc bệnh sốt rét có chiều hướng giảm thấp tại nhiều vùng. Nhằm tiếp tục đẩy lùi bệnh sốt rét, tiếp tục làm giảm mắc và giảm chết do sốt rét, Dự án quốc gia phòng chống sốt rét đề xuất phân vùng lại và áp dụng những biện pháp phòng chống sốt rét thích hợp cho mỗi vùng trong giai đoạn hiện nay.

Các yếu tố phân vùng và khái niệm trong phân vùng

§Đơn vị phân vùng DTSR: là đơn vị xã, phường.

§Các yếu tố chính để phân vùng dịch tễ SR:

-Các yếu tố tự nhiên: Địa lý, khí hậu, độ cao, Bản đồ thực phủ thảm thực vật năm 2008.

-Các yếu tố về bệnh SR: tỷ lệ bệnh nhân SR/1.000 dân số chung; tỷ lệ ký sinh trùng SR/1.000 dân số chung; tỷ lệ ký sinh trùng SR/1.000 dân vùng SR lưu hành, cơ cấu ký sinh trùng SR, tỷ lệ chết do SR/100.000 dân số chung; tỷ lệ ký sinh trùng SR kháng thuốc; ký sinh trùng nội địa và ngoại lai.

-Các yếu tố về muỗi truyền bệnh SR: phân bố và mật độ muỗi truyền bệnh chính; các biện pháp phòng chống muỗi truyền bệnh chính đang áp dụng tại địa phương; tỷ lệ muỗi truyền bệnh chính kháng hoá chất diệt đang sử dụng.

Tiêu chuẩn phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp 2009

Phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp thành 5 vùng như sau:

1)Vùng 1 - Vùng không có sốt rét lưu hành: Vùng đồng bằng hoặc núi cao > 1.000m ở miền Bắc và > 1.500 m ở miền Trung-Tây Nguyên, Nam bộ; không có lây truyền sốt rét tại chỗ; không có ký sinh trùng sốt rét nội địa nhưng có thể có ký sinh trùng sốt rét ngoại lai.

2) Vùng 2 - Vùng nguy cơ sốt rét quay trở lại: Là vùng sốt rét lưu hành cũ nhưng đã cắt đứt lây truyền sốt rét; không có ký sinh trùng sốt rét nội địa trong vòng 5 năm liền từ 2004 - 2008 nhưng có thể có ký sinh trùng sốt rét ngoại lai.

3)Vùng 3 - Vùng sốt rét lưu hành nhẹ: Vùng đồi thấp cây bụi, vùng núi cao 800-1.000m ở miền Bắc, vùng ven biển nước lợ; có lan truyền sốt rét tại chỗ, có An.minimus hoặc An.dius hoặc cả An.minimus và An.dirus hoặc An.epiroticus; tỷ lệ bệnh nhân sốt rét < 5/1.000 dân số chung (< 5 ca ký sinh trùng sốt rét (+)/1.000 dân vùng sốt rét lưu hành);tỷ lệ P.falciparum < 50%/năm.

4)Vùng 4 - Vùng sốt rét lưu hành vừa: Là vùng rừng đồi, ven biển nước lợ, vùng rừng rậm, rừng thưa cây bụi, rừng cây công nghiệp; có lan truyền sốt rét tại chỗ, có An.minimus hoặc An. dius hoặc cả An.minimus và An.dirus hoặc An.epiroticus; tỷ lệ bệnh nhân sốt rét từ 5 - 10/1.000 dân số chung; có > 5 ký sinh trùng sốt rét (+)/1.000 dân số vùng sốt rét lưu hành/năm; tỷ lệ P.falciparum 50 - 70%/năm.

5)Vùng 5 - Vùng sốt rét lưu hành nặng: Là vùng núi rừng, rừng bằng Nam bộ; rừng rậm và bìa rừng rậm,rừng cây công nghiệp; có lan truyền sốt rét tại chỗ, có An.minimus hoặc An. dius hoặc cả An.minimus và An.dirus; tỷ lệ bệnh nhân sốt rét từ >10/1.000 dân số chung; tỷ lệ P.falciparum > 70%/năm.

Phương pháp phân vùng năm 2009.

Sử dụng phương pháp hồi cứu số liệu từ 2004 - 2008 : Đây là phương pháp chính để phân vùng:

             Thu thấp hồi cứu các số liệu về bệnh nhân sốt rét, ký sinh trùng sốt rét, muỗi truyền bệnh chính của các xã, huyện, tỉnh trong 5 năm từ 2004 - 2008 qua các báo cáo, sổ sách lưu trữ của địa phương và lưu trữ của các đợt điều tra về dịch tễ, côn trùng đã được tiến hành ở địa phương theo mẫu có sẵn.

Tổng hợp, phân tích số liệu, phân vùng dịch tễ SR từng xã, huyện, tỉnh.

-Huyện thu thập số liệu 2004-2008 của từng xã trong huyện theo mẫu;thu thập các số liệu độ cao, khí hậu..gửi toàn bộ số liệu thu thập được lên Trung tâm PCSR/YTDP tỉnh.

-Trung tâm PCSR/YTDP tỉnh bổ sung số liệu.

- Các Viện Sốt rét phân tích và dự thảo phân vùng các xã.

Đặc điểm phân vùng khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2009

Bảng 1. Phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp miền Trung-Tây Nguyên 2009

TT

Vùng

Dân số

Số xã

Tỷ lệ %

Dân số

Tỷ lệ %

1

Không có SRLH

713

34,00

7.195.052

46,13

2

Nguy cơ SR quay trở lai

238

11,35

2.019.727

12,95

3

SRLH nhẹ

560

26,70

4.133.896

26,50

4

SRLH vừa

347

16,55

1.439.735

9,23

5

SRLH nặng

239

11,40

809.886

5,19

Tổng

2097

100%

15.598.296

100%

Theo phân vùng sốt rét 2009, miền Trung-Tây Nguyên có:

-713 xã, 7.195.052 dân nằm trong vùng không có sốt rét (46,13% dân số chung); 238 xã

-238 xã, 2.019.727 dân nằm trong vùng có nguy cơ sốt rét quay trở lại chiếm 12,95% dân số chung.

-560 xã, 4.133.896 dân nằm trong vùng sốt rét lưu hành nhẹ chiếm 26,50% dân số chung.

-347 xã, 1.439.735 dân nằm trong vùng sốt rét lưu hành vừa chiếm 9,23% dân số chung.

-239 xã, 809.886 dân nằm trong vùng sốt rét lưu hành nặng chiếm 5,19% dân số chung.

Biểu đồ 1: Dân số theo phân vùng sốt rét năm 2009 

 

Bảng 2. So sánh phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2003-2009

TT

Vùng

Số xã

Dân số

2003

2009

% tăng, giảm

2003

2009

% tăng giảm

1

Không có SRLH

595

713

19,83

5.999.139

7.195.052

19,93

2

Nguy cơ SR quay trở lai

209

238

13,88

1.888.379

2.019.727

6,96

3

SRLH nhẹ

281

560

99,29

2.580.966

4.133.896

60,17

4

SRLH vừa

358

347

-3,07

2.147.636

1.439.735

-32,96

5

SRLH nặng

476

239

-49,79

1.693.287

809.886

-52,17

 

Tổng

1919

2097

9,28

14.309.407

15.598.296

9,01

So sánh với phân vùng dịch tễ can thiệp năm 2003, phân vùng năm 2009 cho thấy:

-Số xã vùng không có sốt rét tăng 19,83%, dân số tăng 19,93%

-Số xã vùng có nguy cơ sốt rét quay trở lại tăng 13,88%, dân số tăng 6,96%

-Số xã vùng sốt rét nhẹ tăng 99,29%, dân số tăng 60,17%

-Số xã vùng sốt rét vừa giảm 3,07%, dân số giảm 32,96%

-Số xã vùng sốt rét nặng giảm 49,79%, dân số giảm 52,17%

 
Bảng 3:So sánh vùng sốt rét lưu hành khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2003-2009

 

TT

Vùng

Số xã

Dân số

2003

2009

% tăng, giảm

2003

2009

% tăng giảm

1

Không có SRLH

Nguy cơ SR quay trở lai

804

(41,90%)

951

(45,35%)

+ 18,28%

7.887.518 (55,12%)

9.214.779 (59,08%)

+ 16,82%

 

2

 

SRLH nhẹ

SRLH vừa

SRLH nặng

1115

(58,10%)

1146

(54,65%)

+ 2,78

6.421.889 (44,88%)

6.383.517 (40,92%)

- 0,59%

Tổng

1919

2097

9,28

14.309.407

15.598.296

9,01

Theo phân vùng năm 2009, vùng có sốt rét lưu hành có số xã tăng 2,78% nhưng dân số giảm 0,59%.

Bảng 4:So sánh phân vùng dịch tễ sốt rét 3 khu vực 2009

TT

Vùng

Miền Trung-Tây Nguyên

Miền Bắc

Miền Nam

Dân số

%

Dân số

%

Dân số

%

1

Không có SRLH

7.195.052

46,13

24.322.906

61,99

23.517.539

71,32

2

Nguy cơ SR quay trở lai

2.019.727

12,95

10.472.239

26,69

5.096.709

15,46

3

SRLH nhẹ

4.133.896

26,50

2.597.732

6,62

3.839.746

11,64

4

SRLH vừa

1.439.735

9,23

1.533.923

3,91

426.608

1,29

5

SRLH nặng

809.886

5,19

308.705

0,79

95.035

0,29

Tổng

15.598.296

 

39.235.505

 

32.975.637

 

So với các khu vực khác, dân số trong vùng sốt rét lưu hành nặng và vừa của khu vực miền Trung-Tây Nguyên chiếm tỷ lệ cao nhất (5,19% dân số trong vùng sốt rét lưu hành nặng, 9,23% dân số trong vùng sốt rét lưu hành vừa). Trong khi đó, miền Bắc chỉ có 0,79% dân sống trong vùng sốt rét lưu hành nặng và 3,91% dân số trong vùng sốt rét lưu hành vừa. Tại miền Nam có 0,29% dân số trong vùng sốt rét lưu hành nặng và 1,29% dân số trong vùng sốt rét lưu hành vừa.

Bảng 5. So sánh vùng sốt rét lưu hành 3 khu vực năm 2009

TT

Vùng

Miền Trung-Tây Nguyên

Miền Bắc

Miền Nam

Dân số

%

Dân số

%

Dân số

%

1

Không có SRLH

Nguy cơ SR quay trở lai

9.214.779

59,08

3.479.5145

88,68

2.8614.248

86,77

2

SRLH nhẹ, vừa, nặng

6.383.517

40,92

4.440.360

11,32

4.361.389

13,23

3

Dân số

15.598.296

39.235.505

32.975.637

4

Tỷ lệ dân số vùng SRLH so với dân số cả nước

7,27%

5,06%

4,97%

So với toàn quốc, dân số vùng sốt rét lưu hành nặng của khu vực miền Trung-Tây Nguyênchiếm tỷ lệ cao nhất là 7,27%, miền Bắc chỉ ciếm 5,06%, miền Nam chiếm 4,97%.

 
 
Phân vùng năm 2009 đã cho thấy thực trạng các vùng sốt rét miền Trung-Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung hiện nay tại Việt Nam.
Nhờ chi tiết phân vùng đến đơn vị hành chính xã nên rất dễ dàng cho việc lập kế hoạch phòng chống sốt rét.

            Kết quả phân vùng cũng giúp cho việc quyết định các địa phương khu vực nào trong thời gian đến có thể từng bước chuyển sang chiến lược loại trừ bệnh sốt rét.

             Tuy nhiên trong thời gian đến từ 2011-2015 có thể sẽ có 2 chiến lược song hành:

-Phòng chống sốt rét (Malaria Control Stratery)

-Loại trừ sốt rét ( Malaria Elimination Stratery)

Vì vậy cần có kế hoạch cũng như các biện pháp triển khai tại các vùng cần chuyển sang chiến lược loại trừ sốt rét trong thời gian tới.

Với các mục tiệu và phương pháp phân vùng như trên, chắc chăn rằng trong thời gian tới khu vực miền Trung-Tây Nguyên cũng như cả nước sẽ tiến hành tốt việc lập kế hoạch phòng chống sốt rét thích hợp cho từng vùng nhằm đẩy lùi bệnh sốt rét và góp phần phát triển kinh tế xã hội.

Ngày 18/04/2011
TS.Hồ Văn Hoàng  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích