Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 2 9 6 1
Số người đang truy cập
7 7 9
 Chuyên đề Dịch tễ học
Tình hình sốt rét miền Trung-Tây Nguyên giảm mạnh nhưng nguy cơ cao

            Khu vực miền Trung-Tây Nguyên là trọng điểm sốt rét của cả nước, mặc dù từ năm 2011 đến nay sốt rét tiếp tục giảm mạnh nhưng nguy còn cao do đặc điểm địa hình, khí hậu và số trường hợp phơi nhiễm sốt rét tập trung chủ yếu ở các nhóm dân di biến động khó kiểm soát (dân đi rừng, làm rẫy/ngủ rẫy, giao lưu biên giới).

 

Người dân ở miền Trung-Tây Nguyên thường đi làm rẫy và ngủ lại rẫy cách buôn làng hàng chục km

Tình hình sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Tình hình sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên 5 tháng đầu năm 2017

Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn (IMPE Quy Nhơn), kết quả phòng chống sốt rét (PCSR) khu vực miền Trung-Tây Nguyên 5 tháng đầu/2017 so với cùng kỳ năm trước số bệnh nhân sốt rét (BNSR) giảm 60,24%; ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) giảm 58,06%; sốt rét ác tính (SRAT) giảm 88,89%; không có tử vong sốt rét (TVSR) và không có dịch sốt rét xảy ra.

- Phân bố BNSR theo khu vực 5 tháng đầu/2017 so với cùng kỳ năm trước giảm 60,24% (588/1.479), trong đó miền Trung giảm 64,59% (273/771); Tây Nguyên giảm 55,51% (315/708).

- Phân bố KSTSR theo khu vực 5 tháng đầu/2017 so với cùng kỳ năm trước giảm 58,06% (0,13/0,31), trong đó miền Trung giảm 63,33%% (0,11/0,30); Tây Nguyên giảm 50,00% (0,16/0,32).

- Chỉ có duy nhất 1 SRAT ở Khánh Hòa so với cùng kỳ năm trước giảm 88,89% (1/9 ca).


Nhà rẫy tạm bợ trong rừng ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên

Tình hình sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên 2016

Theo IMPE Quy Nhơn, kết quả PCSR khu vực miền Trung-Tây Nguyên năm 2016 so với cùng kỳ năm 2015 số BNSR giảm 61,33%; KSTSR giảm 63,79%; SRAT giảm 13,33%; TVSR tăng 1 ca (2/1); không có dịch sốt rét xảy ra.

- Phân bố BNSR theo khu vực năm 2016 so với cùng kỳ năm trước giảm 61.33% (2.956/7.644), trong đó miền Trung giảm 53.46% (1.632/3.507); Tây Nguyên giảm 68.00% (1.324/4.137).

- Phân bố KSTSR theo khu vực năm 2016 so với cùng kỳ năm trước giảm 63.79% (0.21/0.58), trong đó miền Trung giảm 57.14% (0.21/0.49); Tây Nguyên giảm 71.43% (0.20/0.70).

- Phân bố SRAT so với cùng kỳ năm trước giảm 13.33% (13/15 ca) trong đó Ninh Thuận (4 ca), Khánh Hòa (4 ca), Phú Yên (2 ca), Thừa Thiên-Huế (2 ca) và Quảng Trị (1 ca).

- TVSR 2 ca đều ở Phú Yên, tăng 1 ca so với cùng kỳ 2015. Kết quả kiểm thảo tử vong cho thấytrường hợp đầu tiênbệnh nhân mắc sốt rét không được chẩn đoán tại xã Suối Trai, y tế tư nhân và bệnh viện huyện Sông Hinh trong 3 ngày từ 3-5/1/2016; sau đóđược chuyển lên bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Phú Yên 12h10ngày 5/1/2016 với chẩn đoán SRAT, điều trị bằng Artesunat tiêm 2 ống/giờ đầu, theo dõi 34h tại bệnh viện với tình trạng nặng dần và tử vong lúc 22h ngày 6/1/2016.Trường hợp 2bệnh nhân trồng rừng tại thôn Phú Hải từ tháng 11/2015 về 30/1/2016, có triệu chứng sốt đầu tiên ngày 1/1/2016, y tế tư nhân điều trị 7 ngày không theo sốt rét, ngày 7/2/2016diễn biến nặng mới chuyển đến y tế xã tử vong trên đường chuyển viện.

 

Người dân tộc Ê Đê ở Sông Hinh (Phú yên), nơi xảy ra 2 ca tử vong sốt rét năm 2016

- Theo kết quả so sánh BNSR và KSTSR giữa các vùng cả nước của Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (NIMPE).

Bảng 1.So sánh BNSR và KSTSR giữa các khu vực năm 2016

Chỉ số

BNSR

KSTSR

Số ca

Tỷ lệ (%)

Số ca

Tỷ lệ (%)

Ven biển miền Trung

1.632

15,62

1.385

33,29

Tây Nguyên

1.440

13,78

1.153

27,71

Đông Nam Bộ

1.437

13,76

1.183

28,43

Đồng bằng sông CL

81

0,78

50

1,20

Miền Bắc

5.856

56,06

390

9,37

Tổng cộng

10.446

100,00

4.161

100,00

Trong 2 chỉ số mắc sốt rét trên đây (bảng 1), chỉ số KSTSR có tính chất quyết định chẩn đoán xác định ca bệnh (confirmed cases) phải chiếm > 85% tổng số BNSR mới có giá trị chẩn đoán, ngược lại số ca nghi ngờ hay còn gọi là ca lâm sàng (suspected cases) chưa xác định tác nhân gây bệnh (KSTSR) chỉ được phép chiếm tỷ lệ rất thấp < 20%. So sánh số KSTSR với tổng số bệnh nhân sốt rét thấy các khu vực có số ca xác định chẩn đoán cao > 80% bao gồm ven biển miền Trung 84,86% (1.385/1.632); Tây Nguyên 80,07% (1.153/1.440); Đông Nam Bộ 82,32% (1.183/1.437), Đồng bằng sông Cửu Long 61,72% (50/81). Trong khi đó khu vực miền Bắc tỷ lệ chẩn đoán xác định rất thấp 6,65% (390/5.856); đồng nghĩa với 93,35% tương đương với 5.500 ca chẩn đoán là sốt rét lâm sàng; cùng với kết quả so sánh 2 chỉ số mắc sốt rét bảng trên thấy khu vực miền Bắc chỉ số KSTSR chỉ 9,37% trong khi số BNSR chiếm 56,06% cả nước nên NIMPE cần xem xét lại chất lượng chẩn đoán sốt rét tại tất cả các tuyến của khu vực này.

- Tổng số KSTSR cả nước năm 2016/2015 (4.161/9.331) giảm 55,41% tập trung chủ yếu ở ven biển miền Trung (1.385/2.948), Tây Nguyên (1.153/3.795) và Đông Nam bộ (1.183/1.996); rất thấp ở miền Bắc (390/492) và Đồng bằng sông Cửu Long (50/100).

 


Biểu đồ 1. Phân bố số lượng ký sinh trùng sốt rét ở các khu vực năm 2016/2015

- Theo NIMPE, phân bố KSTSR năm 2016/2015 (Biểu đồ 1) thấy KSTSR giảm mạnh ở các khu vực có tỷ lệ cao (Tây Nguyên, ven biển miền Trung, Đông Nam Bộ), Đồng bằng sông Cửu Long giảm 50% và miền Bắc giảm chậm hơn nhưng không có ý nghĩa lắm vì tỷ lệ rất thấp.

Tình hình sốt rét khu vực miền Trung-Tây Nguyên giai đoạn 2011-2016

Như vậy nối tiếp giai đoạn 5 năm (2011-2015) đến 2016 tình hình sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên tiếp tục giảm mạnh

- BNSR năm 2016 so với 2011 toàn khu vực miền Trung giảm 82,1% (2.956/16.529), trong đó miền Trung giảm 80,5% (1.633/8.365) và Tây Nguyên giảm 83,8% (1.326/8.174).

 

Biểu đồ 2. Số BNSR khu vực miền Trung-Tây Nguyên từ năm 2011-2016

Ở 15 tỉnh số BNSR đều giảm mạnh theo thứ tự từ cao xuống thấp là Quảng Trị -93,67% (321/1.025); Quảng Ngãi -91,30% (18/207); Đăk Lăk -87,96% (270/2.243); Bình Định -87,92% (68/563); TP. Đà Nẵng - 86,36% (6/44); Bình Thuận -84,58% (111/720); Gia Lai -84,21% (575/3.641); Phú Yên – 84,18% (115/727); Quảng Nam -84,16% ( 156/985); Kon Tum -80,92% (278/1.442); Đăk Nông -76,30% (201/848); Ninh Thuận -75,44% (290/1.181); Khánh Hoa -74,11% (422/1.630); Quảng Bình -68,68% (321/1.025) vàThừa Thiên-Huế -66,67% (54/162)

 

Biểu đồ 3. Số BNSR miền Trung-Tây Nguyên 2012-2016 theo nhóm tuổi

Phân tích theo nhóm tuổi thấy BNSR trên 15 tuổi chiếm tỷ lệ cao (88,85%) và nhóm tuổi dưới 5 chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các nhóm tuổi.

- Cơ cấu KSTSR: 6 năm trước đấy P.falciparum chiếm ưu thế trong cơ cấu KSTSR nhưng có xu hướng đảo ngược P.vivax trội dần lên những năm gần đây.

Bảng 2. Cơ cấu KSTSR khu vực MT-TN 2011-2016

Năm

Loài ký sinh trùng sốt rét(*)

% P.falciparum

% P.vivax

% P.falci+P.vivax

% P.malariae

2011

65,32

29,47

5,16

0,04

2012

60,84

34,34

4,72

0,100

2013

57,70

38,53

3,73

0,044

2014

54,22

43,95

1,79

0,031

2015

44,31

53,86

1,75

0,080

2016

49,05

49,83

1,02

0,082

Bảng 2 cho thấy trong giai đoạn 2011-2016 cơ cấu KSTSR P.falciparumP.vivax có xu hướng đảo chiều, năm 2011 P.falciparum chiến 65,32% giảm còn 49,05% năm 2016, trong khi đó P.vivax có xu hướng gia tăng, năm 2011 từ 29,47% tăng lên 49,83% trong năm 2016.

- Vector truyền bệnh sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên chỉ xác định có mặt 1 loài An.dirus A trong phức hợp loài An.dirus, phức hợp loài Minimus có mặt ít nhất 2 loài: An.minimus An.harrisoni. Các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi chỉ có mặt An.harrisoni, chưa phát hiện An.minimus.

 

Quản lý sốt rét MMPs là một trong những thách thức lớn ở miền Trung-Tây Nguyên

Một số nguy cơ,thách thức phòng chống và loại trừ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên

1)Tỷ lệ KSTSR cao

Theo số liệu của NIMPE trong 10 tỉnh có tỷ lệ KSTSR/dân số SRLH cao nhất nước thì 8 tỉnh ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Quảng Nam, Gia Lai, Quảng Bình, Thừa Thiên-Huế, Đắc Nông, Phú Yên); 1 tỉnh ở khu vực miền Đông Nam Bộ (Bình Phước) và 1 tỉnh thuộc khu IV cũ (Nghệ An).

Bảng 3. 10 tỉnh có tỷ lệ KST/dân số sốt rét lưu hành cao năm 2016

TT

Tỉnh

Dân số chung

Dân số SRLH

Ký sinh trùng

KST/dân số SRLH

1

Khánh Hoà

1.222.450

190.980

422

2,21

2

Bình Phước

944.370

820.497

1.110

1,35

3

Ninh Thuận

588.280

234.170

272

1,16

4

Quảng Nam

1.543.348

144.829

146

1,01

5

Nghệ An

3.154.628

297.773

183

0,61

6

Gia Lai

1.406.542

971.274

569

0,59

7

Quảng Bình

874.415

417.437

181

0,43

8

Thừa T Huế

1.150.020

89.642

34

0,38

9

Đắk Nông

563.936

551.787

200

0,36

10

Phú Yên

922.364

315.558

102

0,32

2)Khó kiểm soát dân di biến động (MMPs)

Năm 2016, mặc dù số KSTSR giảm trên phạm vi toàn quốc nhưng lại gia tăng cục bộ so với cùng kỳ ở xã Trà Nam, huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) trong tuần 34 so với các tháng trước đó, theo báo cáo ghi nhận tháng 8/2016 phát hiện 39 KST nội địa P.vivax; tỉnh Long An tăng 4 trường hợp (8/4) và tỉnh Hậu Giang tăng 2 trường hợp (2/0).Dân sống trong vùng bệnh sốt rét lưu hành còn rất cao, trên 12 triệu người, chủ yếu là dân nghèo, dân tộc thiểu số sống ở các vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Theo NIMPE, số KSTSR ngoại lainăm 2016 cả nước ghi nhận 1.403 trường hợp (chiếm 33,72% tổng số KSTSR toàn quốc) tập trung chủ yếu ở miền Trung-Tây Nguyên gồm các tỉnh Quảng Bình (106 ca), Đắk Nông (70 ca), Thừa Thiên - Huế (29 ca), Bình Định (24 ca), Quảng Nam (14 ca). Khu vực Nam bộ-Lâm Đồng: Bình Phước (336 ca), TP. Hồ Chí Minh (20 ca), Đồng Nai (14 ca), Đồng Tháp (9 ca), Long An (8 ca),. Khu vực miền Bắc tập trung ở khu IV cũ Nghệ An (182 ca), Hà Tĩnh (97 ca). Trong đó KSTSR ngoại lai từ châu Phi năm 2016 (214 ca), Lào và Campuchia (376 ca). Sự gia tăng này cho thấy tình trạng di biến động dân số (MMPs) khó kiểm soát ở các nhóm dân (đi rừng, ngủ rẫy/làm rẫy, giao lưu biên giới, di cư tự do…) đang là một thách thức lớn đối với khu vực miền Trung-Tây Nguyên và Đông Nam Bộ khi các biện pháp phòng chống sốt rét thường quy mới chỉ có tác dụng bảo vệ các vùng dân cư cố định. Vấn đề giám sát, quản lý đối tượng là dân di biến động vẫn còn là một thách thức lớn hiện nay và ngoài tầm kiểm soát của ngành y tế. Đặc biệt là những đối tượng đi làm ăn theo thời vụ từ vùng không có sốt rét và vùng sốt rét nhẹ đến vùng vừa và nặng, sốt rét ngoại lai của những người lao động từ Châu Phi, Lào, Campuchia trở về,... dẫn đến nguy cơ bùng phát dịch sốt rét.

 

Cơ cấu chủng loại KSTSR thay đổi và xuất hiện các chủng KSTSR mới trở ngại trong điều trị sốt rét miền Trung-Tây Nguyên

3)Cơ cấu KSTSR thay đổi giữa các vùng

Theo NIMPE, năm 2016 cả nước có 4.161 KSTSR chủ yếu là P. falciparum (55,83%), P. vivax (42,06%). Cơ cấu KSTSR có sự khác nhau giữa các vùng miền Bắc (P. falciparum 77,44%; P. vivax 18,21%; P. malariae 3,33%, phối hợp FV 0,77% và 1 P.ovale 0,25%). Miền Trung-Tây Nguyên (P. falciparum 48,78%; 1.273 P. vivax 50,16%; 1 P. malariae 0,04%, phối hợp FV 1,02%). Nam Bộ-Lâm Đòng (P. falciparum 63,50%; P. vivax 32,93%, phối hợp FV 3,57%).


Biểu đồ 4. Cơ cấu ký sinh trùng sốt rét toàn quốc năm 2016

Mặc dù có sự thay đổi về cơ cấu chủng loại KSTSR nhưng dường như chủng P. falciparum là chủng gây kháng thuốc, sốt rét ác tính và tử vong vẫn chiếm ưu thế >50% trong khi mục tiêu loại trừ sốt rét đến năm 2020 phải cắt đứt lan truyền P. falciparum và đến năm 2025 phải loại trừ được chủng này. Trong khi chủng P. vivax trội cũng là một thách thức khi điều trị tiệt căn bằng Primaquine diệt thể ẩn 14 ngày trong cộng đồng khó kiểm soát. Cùng với đó, sự xuất hiện chủng ký sinh trùng sốt rét khỉ P.knowlesi ở một số tỉnh Nam Trung Bộ và chủng KSTSR hiếm gặp ở Việt Nam P.ovale cảnh báo cần có sự mở rộng hiểu biết về việc kiểm soát những chủng này.

4)Nguy cơ chủng P.falciparum đa kháng thuốc tiếp tục phát triển và lan rộng

Chủng P.falciparum kháng artemisinine và đe dọa kháng trị liệu phối hợp dựa vào thuốc này (ACTs) đã lan rộng ra 5 tỉnh Việt Nam (Bình Phước, Đắc Nông, Quảng Nam, Khánh Hòa, Gia Lai) và một số tỉnh đang có dấu hiệu không đáp ứng với loại thuốc này (Quảng Trị) là một trong những mối lo lớn vì đây là nhóm thuốc có hiệu lực cao đặc trị sốt rét kháng thuốc hiện dùng trong khi các thuốc thay thế (second lines) chưa chứng tỏ tính hiệu quả cao trong trị liệu. Theo dõi sau 3 ngày điều trị bằng thuốc DHA-PPQ cho các trường hợp nhiễm ca P.falciparum (không biến chứng) tại các điểm theo dõi cho thấy: tỉ lệ tồn tại thể vô tính ngày D3 (+) trên 10% xuất hiện tại các tỉnh Đắc Nông, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai ở các tỷ lệ khác nhau. Trong đó các tỉnh có tỷ lệ cao là Đắc Nông (2012: 29%; 2014: 26,7%); Quảng Nam (2013: 29,2%), Gia Lai (2012: 23,3%; 2015: 35,6%).Các nghiên cứu, theo dõi cho thấy có sự xuất hiện các đột biến gen K13 ở KSTSR kháng thuốc artemisinin: Gia Lai (3 đột biến xác định: C580Y, R539T, Y493H và đột biến liên quan: V568G), Đắc Nông (2 đột biến xác định: C580Y,I543T), Khánh Hòa (1 đột biến xác định: R539T và liên quan: F446I), Ninh Thuận Hòa (1 đột biến xác định: R539T).

5)Kiểm soát vector sốt rét

- Kiểm soát vector sốt rét mức độ nhạy cảm của véc-tơ sốt rét với hóa chất diệt trong Chương trình quốc gia phòng chống và loại trừ sốt rét hiện nay ở miền Trung-Tây Nguyên. Véc-tơ truyền bệnh phụ An.maculatus ở các điểm điều tra, theo dõi (sentinel) đã kháng với hóa chất diệt muỗi Alpha-cypermethrin 30mg/m2 và Lamda-cyhalothrin 0,05%. An.aconitus An.minimus ở Bình Thuận có thể kháng, trong khi đó An.aconitus, An.minimus An.dirus ở các tỉnh khác vẫn còn nhạy với 2 loại hóa chất trên.Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã tác động đến tình hình sốt rét, muỗi truyền bệnh sốt rét thay đổi tập tính trú đậu và đốt người, nhất là đã xuất hiện muỗi kháng hóa chất diệt côn trùng.

6)Tác động của biến đổi khí hậu

- Diễn biến BNSR theo tháng ở miền Trung-Tây Nguyên từ năm 2011-2016 (Biểu đồ 5) cho thấy diễn biến BNSR từ 2012-2016 của thường cao từ tháng 6 đến tháng 1 năm sau, riêng ở Tây Nguyên BNSR mùa truyền bệnh quanh năm và chỉ tăng nhẹ vào tháng 9 đến tháng 11.


Biểu đồ 5. Diễn biến tình hình BNSR theo tháng 2012-2016

- Phân bố BNSR theo các tháng trong 2016 so với 5 năm gần đây (2011-2015) thấy BNSR giảm so với cùng kỳ 2015 và thấp hơn trung bình các tháng giai đoạn 2011-2015, BNSR tăng cao vào 6 tháng cuối năm và đạt đỉnh tháng 11 hàng năm; hai năm gần đây BNSR cả nước có xu hướng tăng ở những tháng đầu năm, nhất là tháng 1. Biểu đồ 6 cho thấy BNSR có xu hướng tăng giảm các tháng trong năm 2015 tương tự 2016 nhưng số BNSR thấp hơn so với 2015; năm 2016, BNSR cao nhất tháng 1 (1.116 ca), giảm liên tiếp đến tháng 4 (897 ca) và tăng trở lại tháng 5-6 (935 ca); số lượng ổn định và không tăng ở 6 tháng cuối năm 2016, số lượng thấp và giảm liên tiếp từ tháng 8-12 (633 ca).

.

Biểu đồ 6. Phân bố BNSR theo tháng năm 2016 so với 2015 và trung bình 20112-2015

Những kết quả này phù hợp vớinghiên cứu “Đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi tỉnh Gia Lai(Triệu Nguyên Trung và cs., 2016), “Ảnh hưởng của yếu tố thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa và ẩm độ) và mật độ muỗi sốt rét chính đến tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên” (Hồ Văn Hoàng và cs, 2016) sau 15 năm (2001-2015)cho thấy khu vực miền Trung-Tây Nguyên nói riêng cũng như Việt Nam chịu tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu toàn cầu làm nhiệt độ trung bình năm tăng 0,30C, ẩm độ trung bình năm tăng 4%; lượng mưa trung bình năm chi phối mùa truyền bệnh sốt rét địa phương kéo dài sang tháng 1-2 năm sau. Sự biến thiên thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa) dưới tác động của biến đổi khí hậu, trong đó lượng mưa và độ ẩm có vai trò quyết định đến chỉ số mắc sốt rét tại địa phương.

 

Nguồn ngân sách bị cắt giảm khó khăn cho phòng chống và lọa trừ sốt rét

6) Thiếu hụt nguồn kinh phí

Năm 2016 là năm đầu của kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020, kinh phí đến tháng 11 mới được cấp lần 1 và đạt 36% kế hoạch năm, trong đó phân bổ về Bộ Y tế 5,4 tỷ đồng chỉ đủ để mua thuốc và trả nợ một số hoạt động chuyên môn khác; không có kinh phí để mua hóa chất phun tẩm màn, vật tư, hóa chất phục vụ xét nghiệm tìm ký sinh trùng sốt rét, việc này sẽ dẫn đến không đủ hóa chất, vật tư sử dụng trong những tháng đầu năm 2017; không có kinh phí để giám sát hoạt động các tuyến, một số hoạt động cấp thiết phải vận động từ các nguồn tài trợ khác. Giai đoạn 2016 - 2020, kinh phí nhà nước cấp thấp, đây là khó khăn lớn trong việc huy động nguồn lực từ các tổ chức quốc tế, nguy cơ bệnh sốt rét quay trở lại và có thể bùng phát nhanh thành dịch sốt rét là không nhỏ.

7) Tư tưởng chủ quan khi sốt rét giảm thấp

Đã xuất hiện tư tưởng chủ quan ở một số cán bộ các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương, thậm chí cả cán bộ quản lý y tế ở một số vùng có bệnh sốt rét giảm thấp nhiều năm nên chưa quan tâm đầu tư đúng mức và kịp thời cho công tác PCSR. Trong khi đó, tại các tỉnh miền Bắc, số người chết và mắc sốt rét đã giảm trong nhiều năm nhưng lại phải đối mặt với sốt rét do P.vivax tái phát và dai dẳng.

 

Năm 2017 tập trung cao vào những vùng sốt rét lưu hành nặng, sốt rét kháng thuốc và MMPs, củng cố các yếu tố bền vững, ngăn chăn sốt rét quay trở lại tiến tới loại trừ bệnh sốt rét.

Kế hoạch phòng chống và loại trừ sốt rét năm 2017

Mục tiêu chung

Tiếp tục đẩy lùi sốt rét; tập trung cao độ vào những vùng sốt rét lưu hành nặng, sốt rét kháng thuốc và các đối tượng nguy cơ cao, củng cố các yếu tố bền vững, ngăn chăn sốt rét quay trở lại tiến tới loại trừ bệnh sốt rét.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể

Không để dịch sốt rét lớn xảy ra; Duy trì tỷ lệ chết do sốt rét dưới 0,02/100.000 dân; Giảm tỷ lệ mắc sốt rét xuống dưới 0,27/1.000 dân. 17 tỉnh đạt tiêu chí về loại trừ bệnh sốt rét và thực hiện các hoạt động đề phòng sốt rét quay trở lại. Bảo vệ bằng hóa chất: Đảm bảo độ bao phủ đạt trên 90% dân sống trong vùng sốt rét lưu hành vừa và nặng được bảo vệ bằng biện pháp phun hóa chất và tẩm màn. Thực hiện phun, tẩm bổ sung cho các vùng có sốt rét kháng thuốc và sốt rét nặng. Tổng dân số bảo vệ bằng hóa chất năm 2017: 1.975.000 lượt người (Phun hóa chất tồn lưu: 573.500 lượt người, tẩm màn: 1.534.000 lượt người). Số lượt điều trị bệnh nhân sốt rét năm 2017: 45.040 lượt người. Số lam/tét phát hiện ký sinh trùng sốt rét năm 2017: 1.688.000 lam. Số huyện đạt tiêu chí về loại trừ bệnh sốt rét hoặc đề phòng sốt rét quay trở lại: 553 huyện.

 

Nghiên cứu toàn diện về phòng chống và loại trừ sốt rét

Tài liệu tham khảo:

1. Hồ Văn Hoàng, Nguyễn Văn Chương (2016). "Đánh giá kết quả phòng chống sốt rét 2011-2015 và định hướng lộ trình loại trừ sốt rét 2016-2020 và đến 20130 khu vực miền Trung-Tây Nguyên". Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số đặc biệt (96/2017), tr. 6-13.

2. Huỳnh Hồng Quang, Hồ Đắc Thoàn, Đào Duy Khánh (2016). "Đột biến gen K13 và tình trạng chậm làm sạch ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum tại Đắc Nông và Gia Lai. Tạp chí Truyền nhiễm Việt Nam, Số 01 (17)-2017, tr 69-74

3. Nguyễn Thị Liên Hạnh, Huỳnh Hồng Quang (2016). "Nghiên cứu đột biến gen K13 và tình trạng chậm làm sạch ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum sau điều trị tại một số điểm miền Trung-Tây Nguyên (2014-2016). Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số đặc biệt (96/2017), tr. 79-85.

4. Nguyễn Xuân Quang, Huỳnh Trọng Đạo, Nguyễn Văn Chương (2016). "Tình hình nhạy, kháng với hóa chất diệt côn trùng của véc-tơ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên (2011-2016). Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số đặc biệt (96/2017), tr. 294-300.

5. Trần Bình Trọng, Ngô Thị Hương, Nguyễn Thị Minh Trinh (2016). Xác định các phức hợp loài bằng kỹ thuật PCR và phân bố phân tử của các véc-tơ sốt rét ở miền Trung-Tây Nguyên. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số đặc biệt (96/2017), tr. 28-36.

6. Nguyễn Thị Minh Trinh, Nguyễn Thị Liên Hạnh, Huỳnh Hồng Quang, Nguyễn Văn Chương, Hồ Đắc Thoàn Đào Duy Khánh (2016). Đột biến gen K13 và tình trạng chậm làm sạch ký sinh trùng Plasmodium falciparum tại Đắc Nông và Gia Lai. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, Số 3 (92)/2016, tr. 78-85.

7. Huỳnh Hồng Quang, Lê Thị Việt Nga, Hồ Đắc Thoàn, Nguyễn Văn Chương, Nguyễn Thu Hương (2016). Malaria health care supplier seeking behaviour of migrant, mobile population in targeted provinces in Central and West-Highland, Viet Nam in 2016. Journal of Malaria and Parasite Diseases Control (Viet Nam), No.6 (95)/2016, p: 78-85 (phiên bản tiếng Anh).

8. Báo cáo đánh giá các hoạt động Dự án PCSR Vòng 7 (2009-2013), TFM: TransferFunding Model (2014-2015); NFM: New Funding Model (2015-2016)và Dự án Ngăn chặn sôt rét kháng thuốc Artemisinin đoạn 2014-2016 tại khu vực miền Trung-Tây Nguyên do Quỹ Toàn cầu (Global Fund) tài trợ (Lưu hành nội bộ).

9. Triệu Nguyên Trung, Nguyễn Xuân Quang, Nguyễn Văn Chương và cs., (2016) “Đánh giá mối tương quan giữa các yếu tố nguy cơ gia tăng sốt rét với tác động của biến đổi khí hậu, môi trường sinh thái khu vực có công trình thủy điện, thủy lợi tỉnh Gia Lai”. Đề tài NCKH CN cấp tỉnh Gia Lai (2014-2016).

10. Viện Sốt rét-KST-CT Trung ương (2017)-Báo cáo tổng kết công tác phòng chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2016 và Kế hoạch năm 2017 (Lưu hành nội bộ).

 

 

Ngày 19/06/2017
ThS. Hồ Đắc Thoàn, PGS.TS. Hồ Văn Hoàng
và PGS.TS Triệu Nguyên Trung
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích