Home TRANG CHỦ Thứ 3, ngày 19/03/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 2 0 1 8 5 7
Số người đang truy cập
1 0 7 8
 Chuyên đề Dịch tễ học
Các điều tra viên đang tiến hành nghiên cứu mối liên quan phá rừng với sốt rét
Nạn phá rừng do con người gây ra làm gia tăng số ca sốt rét

Ngày 23/5/2017. Lehigh University-Nạn phá rừng do con người gây ra làm gia tăng số ca sốt rét (Human-induced deforestation is causing an increase in malaria cases),một nghiên cứu mới về 67 quốc gia có sốt rét lưu hành cho thấy mối liên quan giữa nạn phá rừng và tăng tỷ lệ sốt rét ở các nước đang phát triển.

Theo báo cáo mới đây của Tổ chức lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), gần 130 triệu ha rừng-diện tích tương đương với Nam Phi đã bị biến mất từ ​​năm 1990. Một nghiên cứu mới của 67 quốc gia kém phát triển có sốt rét lưu hành với tiêu đề "Nạn phá rừng do con người và tỷ lệ hiện mắc sốt rét: nghiên cứu so sánh nguyên nhân và hậu quả của bệnh tật do phá rừng ở các nước đang phát triển" (Anthropogenic forest loss and malaria prevalence: a comparative examination of the causes and disease consequences of deforestation in developing nations), xuất bản trong tạp chí AIMS Environmental Science do nhà xã hội học TS. Kelly Austin Đại học Lehighchủ trì thực hiện cho thấy mối liên quan giữa nạn phá rừng và gia tăng tỷ lệ sốt rét ở các nước đang phát triển.Sốt rét bệnh truyền nhiễm liên quan đến các điều kiện môi trường muỗi vector truyền bệnh, Austin lưu ý nạn phá rừng không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là kết quả có chủ ý từ các hoạt động tàn phá rừng của con người. Nghiên cứu dựa vào bằng chứng cho thấy các mô hình biến đổi khí hậu, nạn phá rừng và các thay đổi khác do con người gây ra đối với môi trường tự nhiên đang làm tăng khả năng lan truyền sốt rét. Bà nói: "Những thay đổi do con người gây ra với môi trường tự nhiên có thể tác động mạnh đến tỷ lệ sốt rét".

Chiến lược nghiên cứu phân tích(analytic research strategy) được sử dụng cho phép các tác giả xem xét các nguyên nhân phá rừng nhằm tập trung nhiều hơn vào nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi sử dụng đất ở những nơi đầu nguồn do con người gây ra ảnh hưởng đến tính dễ bị tổn thương với sốt rét, kết quả của nghiên cứu cho thấy sự gia tăng dân số vùng nông thôn và chuyên môn hóa trong nông nghiệp là hai yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến việc mất rừng ở các nước đang phát triển.Nạn phá rừng làm nông nghiệp một phần là do thực phẩm được xuất khẩu sang các nước phát triển hơn, Austin ghi nhận:Theo cách này, thói quen tiêu dùng ở các nước như Mỹ có thể liên quan đến tỷ lệ sốt rét ở các nước đang phát triển".Nạn phá rừng có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ hiện mắc sốt rét bằng một số cơ chế như tăng lượng ánh sáng mặt trời và nước đọng ở một số khu vực.

Theo nghiên cứu, nhìn chung gia tăng nước đọng và ánh sáng mặt trời là môi trường thuận lợi cho hầu hết các loài muỗi Anopheles-vector chính truyền bệnh sốt rét.Austin hy vọng nghiên cứu của mình có thể giúp tạo điều kiện cho những thay đổi trong thực hành nông nghiệp,cho rằng để lại một số cây cối và việc tạo ra thêm bóng mát và trồng trọt hỗn hợp hơn thay vì nông nghiệp đồn điền có liên quan đến việc chặt phá rừng, có thể giúp giảm thiểu một số tác động có hại.Mặc dù đã có nhiều cải thiện trong phòng chống sốt rét, chẩn đoán và điều trị ở nhiều quốc gia trong vài thập kỷ quanhưng Austin và các đồng nghiệp của bà cho biết sốt rét vẫn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và đe doạ đến sức khoẻ ở nhiều vùng và các quốc gia nambán cầu. 

Ngày 25/05/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích