Home TRANG CHỦ Thứ 7, ngày 20/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 7 4 0 5 8
Số người đang truy cập
9 6
 Chuyên đề Dịch tễ học
Hạn hán là yếu tố chìa khóa làm dịch bệnh do virus Tây sông Nile trầm trọng
Hạn hán được xác định là chìa khóa làm trầm trọng dịch bệnh do virus Tây sông Nile

Ngày 24/2/2017. Theo một nghiên cứu của UC Santa Cruzđăng tải trong tạp chí Proceedings of the Royal Society B ngày 08/2/2017, hạn hán được xác định là chìa khóa làm trầm trọng dịch bệnh do virus Tây sông Nile (Drought identified as key to severity of West Nile virus epidemics) vàcho biết sự lan truyền virus Tây sông Nile cao hơn trong những năm hạn hán nhưng sau đó miễn dịch mắc phải do những vụ dịch lớn giới hạn kích thước của các vụ dịch tiếp theo.

Nghiên cứu kết luận hạn hán làm tăng đáng kể mức độ trầm trọng của dịch bệnh do virus Tây sông Nile ở Hoa Kỳ, mặc dù các quần thể bị ảnh hưởng bởi các vụ dịch lớn có được miễn dịch mắc phải giúpgiới hạn kích thước của các dịch bệnh tiếp theo.Các nhà nghiên cứu tham gia từ UC Santa Cruz, Đại học Stanford và Khoa Y, bang New Yorkđã phân tích 15 năm dữ liệu về tình hình nhiễm virus Tây sông Nile người trên khắp Hoa Kỳ thấy dịch bệnh lớn hơn nhiều trong những năm hạn hán và trong các khu vực mà không bị dịch bệnh lớn trong quá khứ. Sara Paull-tác giả chủ trìlà nghiên cứu viên sau tiến sĩ (post-doctoral researcher) tại Đại học California ở Santa Cruz đang làm việc tại Trung tâm quốc gia về nghiên cứu khí quyển cho biết:"Chúng tôi nhận thấy hạn hán là biến số thời tiết nổi bật tương quan với kích thước của dịch bệnh virus Tây sông Nile". Virus Tây sông Nile xuất hiện ở Bắc Mỹ vào năm 1999 và gây ra dịch bệnh hàng năm vào mỗi mùa hè từ đó. Tuy nhiên, mức độ của các dịch bệnhđã thay đổi rất nhiều, trong một số năm chỉ có một vài trăm ca nghiêm trọng ở người trên toàn quốc, trong khi đó cứ mỗi năm trong3 năm (2002, 2003, 2012), khoảng 3.000 người bị viêm màng não gây tổn thương não hay viêm não và gần 300 người chết. Sự biến động ở mức độ bang thậm chí cao hơn với số ca bệnh hàng năm trung bình khác nhau lên 50 lần từ năm này sang năm khác. Nguyên nhân của những biến đổi to lớn này là không rõ và đã làm cho các nhà khoa học tại Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (US CDC) dự đoán kích thước của dịch bệnh trong tương lai là rất khó hoặc không thể.

Trong nghiên cứu mới, Paull và Marm Kilpatrick, một phó giáo sư về sinh thái và sinh học tiến hóa tại Đại học California ở Santa Cruz phân tích mô hình trong số người nhiễm virus Tây sông Nile nặng mỗi năm ở mỗi tiểu bang và toàn quốc. Họ đã kiểm tra một số biến số về thời tiết bao gồm nhiệt độ mùa hè, lượng mưa, mức độ nghiêm trọng mùa đông và hạn hán. Họ cũng kiểm tra một giả thuyết từ lâu rằng căn bệnh này cho thấy một mô hình giống như sóng khi gây ra các vụ dịch lớn trong năm đầu tiên và vài trường hợp sau đó do một gia tăng của hệ miễn dịch trong các quần thể chim- vật chủ chính của virus.Paull cho biết: "Chúng tôi tìm thấy bằng chứng mạnh mẽ trong một số khu vực lây lan virus Tây sông Nile thực sự giống như sóng với các vụ dịch lớn tiếp theo là số ca bệnh ít hơn nhưng phân tích của chúng tôi chỉ ra khả năng miễn dịch của người không phải là khả năng miễn dịch chim đóng vai trò lớn trong việc giảm số ca bệnh ở người bằng cách giảm số lượng người dễ bị bệnh". Hợp tác với TS. Laura Kramer từ Khoa Y-bang New York, phòng xét nghiệm của Kilpatrick đã phát triển một phương pháp rất cẩn thận trong việc lập bản đồ ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh học của cả virus và 3loài muỗi khác nhau mà chúng là những loài chính trong việc truyền virus, Kilpatrick cho rằngmối liên quan với hạn hán là điều bất ngờ:"Chúng tôi nghĩ dịch bệnh sẽ trùng với nhiệt độ lý tưởng nhất cho sự lan truyền, thay vào đó chúng tôi thấy mức độ nghiêm trọng của hạn hán là quan trọng hơn nhiều trên phương diện quốc gia và hạn hán dường như cũng là một động lực chính cho các bang riêng lẻ", điều chưa rõ làm thế nào hạn hán làm tăng sự lây truyền của virus. Dữ liệu từ bang Colorado chỉ ra rằng hạn hán làm tăng một số lượng nhỏ muỗi bị nhiễm virus Tây sông Nile nhưng không phải là làm gia tăng cả quần thể muỗi, hạn hán có thể ảnh hưởng đến sự lây truyền giữa muỗi và chim bằng cách chèn ép các loài chim hoặc làm thay đổi nơi chúng tụ tập.Với sự giúp đỡ của các nhà khí hậu học Dan Horton và Noah Diffenbaugh tại Đại học Stanford, Paull sử dụng các liên kết giữa hạn hán, khả năng miễn dịch và virus Tây sông Nile để dự báo​​tác động của biến đổi khí hậu cới dịch bệnh trong tương lai. Trong 3 thập kỷ tiếp theo, hạn hán được dự báo sẽ tăng ở nhiều khu vực trên khắp Hoa Kỳ do nhiệt độ tăng lên, mặc dù tăng lượng mưa ở một số khu vực tương tự.Mô hình dự báocho thấy hạn hán gia tăng có thể tăng gấp đôi kích thước của dịch bệnh virus Tây sông Nile trong tương lai nhưng các vụ dịch đó sẽ được giới hạn ở các khu vực một số lượng lớn các trường hợp, những phát hiện này cung cấp một công cụ giúp hướng dẫn các nỗ lực y tế công cộng cho các vùng có khả năng xảy ra các vụ dịch trong tương lai.

Ngày 03/03/2017
Ths.Bs. Lê Thạnh
(Biên dịch từ sciencedaily.com)
 

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích