Home TRANG CHỦ Thứ 6, ngày 19/04/2024
    Hỏi đáp   Diễn đàn   Sơ đồ site     Liên hệ     English
IMPE-QN
Web Sites & Commerce Giới thiệu
Web Sites & Commerce Tin tức - Sự kiện
Web Sites & Commerce Hoạt động hợp tác
Web Sites & Commerce Hoạt động đào tạo
Finance & Retail Chuyên đề
Dịch tễ học
Côn trùng học
Nghiên cứu lâm sàng & điều trị
Ký sinh trùng sốt rét
Ký sinh trùng
Sinh học phân tử
Sán lá gan
Sốt xuất huyết
Bệnh do véc tơ truyền
Vi khuẩn & Vi rút
Sán
Giun
Nấm-Đơn bào
Web Sites & Commerce Tư vấn sức khỏe
Web Sites & Commerce Tạp chí-Ấn phẩm
Web Sites & Commerce Thư viện điện tử
Web Sites & Commerce Hoạt động Đảng & Đoàn thể
Web Sites & Commerce Bạn trẻ
Web Sites & Commerce Văn bản pháp quy
Số liệu thống kê
Web Sites & Commerce An toàn thực phẩm & hóa chất
Web Sites & Commerce Thầy thuốc và Danh nhân
Web Sites & Commerce Ngành Y-Vinh dự và trách nhiệm
Web Sites & Commerce Trung tâm dịch vụ
Web Sites & Commerce Thông báo-Công khai
Web Sites & Commerce Góc thư giản

Tìm kiếm

Đăng nhập
Tên truy cập
Mật khẩu

WEBLINKS
Website liên kết khác
 
 
Số lượt truy cập:
5 2 4 5 8 9 9 6
Số người đang truy cập
3 7 9
 Chuyên đề Dịch tễ học
Cập nhật thông tin lịch sử bệnh sốt rét và tác nhân gây bệnh sốt rét

Sốt rét là bệnh do nhiễm ký sinh trùng đơn bào thuộc giống Plasmodium, lây truyền bởi muỗi Anopheles sp. cái. Sự hiểu biết về ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) bắt đầu từ năm 1880 với sự phát hiện ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân sốt rét của tác giả Alphonse Laveran. Các giai đoạn sinh sản hữu tính trong máu được phát hiện bởi tác giả William MacCallum ở chim khi bị nhiễm một loại ký sinh trùng ký sinh trong máu vào năm 1897 khi đó đặt tên là Haemoproteus columbae và toàn bộ chu trình lan truyền trong muỗi Culicine và chim bị nhiễm Plasmodium relictum đã được làm sáng tỏ bởi tác giả Ronald Ross vào năm 1897.

Năm 1898, các nhà nghiên cứu về sốt rét tại Ý như Giovanni Battista Grassi, Amico Bignami, Giuseppe Bastianelli, Angelo Celli, Camillo Golgi và Ettore Marchiafava chứng minh một cách thuyết phục rằng bệnh sốt rét cũng được truyền qua muỗi và loài muỗi ấy chính là các Anopheles sp. Việc phát hiện KSTSR phát triển trong gan trước khi vào xâm nhập vào hồng cầu đã được thực hiện bởi Henry Shortt và Cyril Garnham vào năm 1948 và giai đoạn cuối cùng trong chu trình sống, có sự hiện diện của thể ẩn không hoạt động trong gan đã được Wojciech Krotoski chứng minh vào năm 1982. Tất cả các dữ liệu dưới đây đánh dấu những mốc quan trọng và nhấn mạnh tầm quan trọng của nghiên cứu so sánh, trong đó ngoài những phát hiện ban đầu về ký sinh trùng trong máu, thì mỗi khám phá tiếp theo đều dựa trên các nghiên cứu về KSTSR không ký sinh ở người và các sinh vật có liên quan.


H1

Lịch sử bệnh sốt rét và tác nhân gây bệnh sốt rét

Sốt rét là một bệnh được phát hiện từ thời xa xưa và một số tài liệu cho thấy gần như chắc chắn bệnh sốt rét đã có mặt trong một văn bản cổ tại Trung Quốc từ khoảng năm 2700 trước công nguyên (TCN) trên một tài liệu làm từ đất sét ở vùng Lưỡng Hà từ năm 2000 TCN, y văn cổ bằng giấy cói Ai Cập từ năm 1570 TCN và văn bản bằng tiếng Hindu khoảng thế kỷ thứ 6 TCN. Một số tác giả Hy Lạp cổ đại, bao gồm nhà sử học Homer sống trong khoảng năm 850 TCN, nhà triết gia Empedocles của vùng Agrigento trong khoảng 550 TCN và bác sỹ nổi tiếng - cha đẻ của nền y học phương Tây - Hippocrates trong khoảng năm 400 TCN đã nhận thức rõ các đặc điểm về tình trạng sức khỏe yếu, ​​sốt rét run và lách to thấy ở những người sống ở các khu vực đầm lầy. 

Trải qua hơn 2.500 năm, quan điểm rằng sốt rét gây ra bởi khí độc (‘bad air”) hình thành nên từ các đầm lầy và bệnh sốt rét được cho là xuất phát từ tiếng Ý “mal'aria”nghĩa là khí ô nhiễm, độc hại, mặc dù điều này vẫn tiếp tục gây tranh cãi. Năm 1676, với việc tác giả Antoni van Leeuwenhoek phát hiện ra vi khuẩn và kết luận một số vi sinh vật là nguyên nhân gây nên các bệnh truyền nhiễm và sự phát triển của giả thuyết “sự truyền nhiễm” gây ra bởi các loại vi sinh vật của Louis Pasteur và Robert Koch trong khoảng thời gian năm 1878-1879, thì việc tìm kiếm nguyên nhân của bệnh sốt rét càng được tăng cường.

Các nghiên cứu khoa học có thể được thực hiện chỉ sau khi ký sinh trùng được phát hiện bởi Charles Louis Alphonse Laveran vào năm 1880 và những kết luận muỗi chính là trung gian truyền bệnh, đầu tiên là đối với bệnh sốt rét gia cầm của Ronald Ross vào năm 1897 và sau đó là bệnh sốt rét ở người của các nhà khoa học người Ý Giovanni Battista Grassi, Amico Bignami, Giuseppe Bastianelli, Angelo Celli, Camillo Golgi và Ettore Marchiafava giữa những năm 1898 và 1900. Lịch sử xuyên suốt về căn bệnh này bao gồm cả những nghiên cứu của Celli, Stephens, Scott, Russell, Foster, Garnham, Harrison, Bruce-Chwatt, Desowitz, McGregor, Poser và Bruyn và Schlagenhauf.


H2

Vòng đời của ký sinh trùng sốt rét Plasmodium sp.

Để hiểu được các sự kiện lịch sử, một tóm tắt về những kiến thức chung là điều hết sức cần thiết. Bệnh sốt rét gây nên do năm loài Plasmodium sp. và chu kỳ sống của các loài Plasmodium sp. này rất giống nhau.

Quá trình nhiễm trùng bắt đầu khi (1) Thoi trùng, trong giai đoạn xâm nhập được muỗi truyền vào cơ thể người và thoi trùng nhanh chóng đi vào máu để phát tán vào các cơ quan trong cơ thể cho đến khi chúng xâm nhập vào tế bào gan (2) Tại đó, chúng trải qua một giai đoạn sinh sản vô tính (thể phân liệt ngoại hồng cầu), thể phân liệt vỡ ra, giải phóng nhiều mảnh trùng merozoite. Những mảnh trùng merozoite sẽ đi vào hệ tuần hoàn và xâm nhập vào các tế bào hồng cầu, (3) Tiếp tục chúng bắt đầu một giai đoạn thứ hai sinh sản vô tính (thể schizonte trong hồng cầu) dẫn đến việc giải phóng khoảng 8-16 merozoite, xâm nhập các tế bào hồng cầu mới. 

Quá trình này được lặp đi lặp lại gần như không có giới hạn và chính quá trình này chịu trách nhiệm gây nên bệnh sốt rét. Trong suốt quá trình nhiễm trùng, một số thể merozoite trẻ phát triển thành các giao bào đực và giao bào cái, sau đó xâm nhập vào máu ngoại vi cho đến khi chúng được (4) hút bởi muỗi Anopheles sp. cái khi muỗi chích và hút máu. Trong cơ thể muỗi (5), các giao bào trưởng thành tạo thành giao tử đực và giao tử cái, quá trình thụ tinh xảy ra, hình thành hợp tử có thể di động (ookinete), di chuyển ra mặt ngoài thành dạ dày muỗi, khởi đầu của một quá trình sinh sản bào tử (sporogony). Các Ookinete xuyên qua thành dạ dày muỗi và phát triển thành trứng nang (oocyst), trong đó hình thành rất nhiều thoi trùng (sporozoite), sau đó di chuyển đến các tuyến nước bọt của muỗi và khi muỗi đốt người, thoi trùng sẽ theo tuyến nước bọt xâm nhập vào cơ thể người.


H3

Liên quan đến chu kỳ của KSTSR, bắt đầu muỗi gây ra nhiễm trùng bởi một vết đốt.Đầu tiên,các thoi trùngđi qua lớp hạ bì, nơi chúng xâm nhập vào máu. Đặc biệt chúng dừng lại ởgan và xâm nhập vào tế bào gan, nơi đó chúng phân chia thành các mảnh trùng merozoite, rồi quay trở về hệ tuần hoàn.Sau đó, các mảnh trùng merozoite xâm nhiễm vào các tế bào hồng cầu, nơi chúng phát triển thành các thể nhẫn,thể tư dưỡngvà thể phân liệt rồi quay lại hình thành nên các mảnh trùng merozoite. Các dạng cấu trúc sinh sản hữu tínhcũng được tạo thành, lúc này nếu nó bị muỗi chích và hút, sẽ xâm nhập vào bên trong muỗi và tiếp tục chu kỳ phát triển của nó .

Các loài ký sinh trùng sốt rét

Sự hiểu biết của chúng ta về vòng đời của KSTSR đã không được sắp xếp theo trình tự hợp lý, giống như trò chơi xếp hình, trong đó các mảnh khác nhau được đặt vào vị trí một cách cẩn thận, và thường gặp những hiểu lầm và sai sót khi bắt đầu. Câu chuyện bắt đầu với sự phát hiện về các giai đoạn phát triển KSTSR trong máu. Nhiều sách giáo khoa chỉ nêu rằng vào năm 1880, Laveran phát hiện KSTSR, những từ này không đem đến cho phát hiện những gì mà nó tương xứng có được. Để hiểu được tổng quan của phát hiện này chúng ta cần quay trở lại những năm 1870. 

Những khám phá của Louis Pasteur đã thôi thúc một nghiên cứu về “vi khuẩn”, nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh, bao gồm cả bệnh sốt rét. Cho đến năm 1879, các giả thuyết về khí độc được loại bỏ và hai giả thuyết được tranh cãi là liệu các vi sinh vật lây nhiễm là do (1) Không khí và đường hô hấp hoặc (2) Nguồn nước và tiêu hóa. Các giả thuyết hàng đầu được đề xuất bởi Corrado Tommasi-Crudeli (người Ý) và Theodor Albrecht Edwin Klebs (người Đức), một nhà vi sinh vật lỗi lạc - người đầu tiên phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh thương hàn và bệnh bạch hầu. Tommasi-Crudeli và Klebs tuyên bố đã phân lập được vi khuẩn Bacillus malariae từ nước ở vùng Pontine Marshes, nơi mà sốt rét chiếm tỷ lệ quan trọng và sau khi nuôi cấy và phân lập, đem tiêm vào thỏ gây ra bệnh nhiễm trùng có sốt kèm theo lách to, làm liên tưởng đến bệnh sốt rét. 


H5

Khác với giả thuyết này, Charles Louis Alphonse Laveran, một sĩ quan quân đội Pháp làm việc tại Algeri, bắt đầu thực hiện nghiên cứu theo cách của mình "quan sát các sắc tố”. Bắt nguồn từ thực tế cho thấy lách của bệnh nhân sốt rét chứa sắc tố, tác giả này bắt đầu tìm các sắc tố trong máu bệnh nhân không nhuộm; đầu tiên ông quan sát trong các tế bào bạch cầu và sau đó trên các tế bào hồng cầu.

Tìm kiếm kỹ càng hơn, ông đã quan sát được một số hình thức khác nhau của các tế bào hồng cầu bao gồm cấu trúc hình cầu, hình lưỡi liềm, ít có khả năng di động có mang các hạt sắc tố, các cấu trúc hình cầu có các hạt sắc tố và một số cơ quan có cấu tạo giống như lông roi, ông cho rằng tất cả những cấu trúc này nằm bên ngoài các tế bào hồng cầu. Những quan sát này đặc biệt thú vị vì Laveran không chỉ dùng máu tươi mà còn là dùng mẫu máu khô với độ phóng đại tối đa x400. Ông cũng xác nhận một loạt các sự kiện, bắt đầu với những đốm rõ ràng dần phát triển, có kèm theo sự có mặt của sắc tố và theo sau là sự phá vỡ hồng cầu đi kèm với triệu chứng sốt có liên quan đến sốt rét. 

Laveran tỷ mỉ kiểm tra máu của 200 bệnh nhân và trong đó có 148 trường hợp quan sát thấy các cấu trúc hình liềm trong tất cả trường hợp mắc bệnh sốt rét nhưng tình trạng này không quan sát được ở những bệnh nhân không nhiễm bệnh sốt rét. Ông cũng lưu ý rằng thuốc quinin đã loại bỏ các giai đoạn này trong máu. Laveran nhanh chóng nhận ra rằng ông đã tìm thấy một loại ký sinh trùng đơn bào mà ông gọi là Oscillaria malariae. Ông đã trình bày phát hiện của mình cho Viện Hàn lâm Khoa học Y học Pháp vào năm 1880, nhưng thất bại trong việc thuyết phục các nhà vi sinh học, nhà động vật học hay nhà nghiên cứu sốt rét rằng ông đã quan sát được nhiều hơn là sự phá hủy của các tế bào hồng cầu. 

Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục kiên trì với quan điểm của mình và đến năm 1884 ông đã thuyết phục được một số nhà nghiên cứu sốt rét hàng đầu tại Ý, bao gồm Bignami, Golgi và Marchiafava và cho biết rằng bệnh sốt rét là do một sinh vật đơn bào và không phải là một loại vi khuẩn gây nên. Thành công lớn nhất của ông đến trong cùng năm đó khi ông còn thuyết phục các nhà vi sinh học còn đang hoài nghi về giả thuyết này như Louis Pasteur, Charles Edouard Chamberland và Pierre Paul Émile Roux. 


H6

Tuy nhiên Robert Koch, một trong những nhà vi sinh học có sức ảnh hưởng lớn nhất trong thời kỳ này vẫn nghi ngờ giả thuyết này cho đến năm 1887. Tuy vậy, một số tác giả còn tin vào giả thuyết về khí độc và cuối cùng đến năm 1895, tờ American R.C. Newton, ủng hộ Tommasi-Crudeli, đã viết rằng “việc lan truyền sốt rét qua không khí và nước đã được chứng minh”. Bài viết này rất đáng được tham khảo bởi vì, mặc dù nó dựa trên những kiến thức chưa chính xác, song nó chứa đựng một số lượng phong phú những thông tin thú vị về công tác phòng chống sốt rét như việc sử dụng màn chống muỗi để loại trừ côn trùng, đóng cửa vào ban đêm và thắp sáng đèn bên ngoài nhà. 

Laveran đã được trao giải Nobel Y học năm 1907 và những khám phá của ông được mô tả một cách chi tiết bởi anh em nhà Sergent và Bruce-Chwatt cũng như trong lịch sử đa dạng về bệnh sốt rét được nêuở trên. Điểm nổi bật của phát hiện do Laveran tìm ra là trước đây không có sinh vật đơn bào nào được tìm thấy trong bất kỳ các loại tế bào máu của con người. Tuy nhiên, mặc dù không biết về Laveran cũng như một số nhà nghiên cứu sốt rét người Ý, một nhà sinh lý học người Nga, Vassily Danilewsky đã kiểm tra máu của một số loài chim và bò sát ở Ukraine và đã phát hiện ra một số loài ký sinh trùng bao gồm Trypanosoma sp. là những loài khác mà ông xác định là “ký sinh trùng ký sinh trong tế bào giả không bào (pseudovacules). 


H8

Bất cứ ai đã và đang nghiên cứu về ký sinh trùng tồn tại trong máu ngay lập tức nhận ra mô tả của ông về ký sinh trùng ký sinh trong tế bào là ký sinh trùng sốt rét không nhuộm. Đến năm 1885, Danilewsky đã xác nhận ba chi phổ biến nhất của ký sinh trùng ký sinh trong tế bào hồng cầu của các loài chim, ngày nay được biết đến là Plasmodium, Haemoproteus và Leucocytozoon nhưng nhiều tác phẩm của ông được xuất bản ở Nga vẫn không được biết đến cho đến khi cuốn sách gồm 3 số của La Parasitologie Comparée du Sang được xuất bản tại Pháp vào năm 1889 thì những nghiên cứu của ông mới được biết đến rộng rãi. Sau đó, bắt đầu xuất hiện một số nghiên cứu về KSTSR khác trong các loài bò sát, chim và động vật có vú và điều này đã tạo điều kiện cho sự phát hiện tình cờ của phương pháp nhuộm xanh methylen cho tế bào bạch cầu ưa acid, phát triển bởi Dimitri Leonidovitch Romanowsky năm 1891. 

Phương pháp nhuộm Romanowsky đã trở nên phổ biến vào đầu thế kỷ 20, bên cạnh một số phương pháp nhuộm cơ bản của Leishman, Giemsa và Wright cho đến ngày nay. Những phương pháp nhuộm này cho kết quả nhân của ký sinh trùng sẽ bắt màu đỏ và tế bào chất sẽ bắt màu xanh dương, giúp dễ dàng nhận dạng và được sử dụng không chỉ đối với KSTSR mà còn cho một số loài ký sinh trùng khác như Trypanosoma sp., Leishmania sp. và bệnh giun sán. Phát hiện của Romanowsky là một trong những tiến bộ kỹ thuật quan trọng nhất trong lịch sử của ngành ký sinh trùng.


H9

Trong khi đó các nhà khoa học Ý gồm Marchiafava và Bignami tin rằng bệnh sốt rét gây nên do ký sinh trùng, đã đặt ra một thách thức bằng việc sử dụng kết hợp phương pháp nhuộm eosin và kính hiển vi vật kính dầu phát triển bởi công ty Carl Zeiss năm 1882-1884, họ đã quan sát được chuyển động của amip. Không còn gì để nghi ngờ rằng, họ đang đối phó với một loại ký sinh trùng đơn bào xâm nhập vào các tế bào hồng cầu, phát triển và phân chia bên trong tế bào hồng cầu và các ký sinh trùng non sẽ được giải phóng và xâm nhập vào các hồng cầu lành khác. Sau đó, quan điểm của các nhà nghiên cứu người Ý này đã “hoàn chỉnh” các nghiên cứu về bệnh sốt rét và dựa trên những quan sát các giai đoạn phát triển trong hồng cầu của ký sinh trùng, giữa 1885-1886 Golgi đã phân biệt giữa sốt rét có chu kỳ 48 giờ và 72 giờ và trong năm 1889-1890 Golgi và Marchiafava mô tả thêm sự khác biệt giữa sốt rét nhẹ vào mùa xuân (sốt rét nhẹ chu kỳ 48 giờ) và sốt rét nặng (sốt rét ác tính) vào hè-thu.

Cho đến thời điểm này, mọi việc cũng đã trở nên rõ ràng, Laveran, người đã nhận ra rằng trong các trường hợp sốt rét ác tính thể não và não là cơ quan bị ảnh hưởng, chính ông đã đề xuất các đặc điểm bệnh học của bệnh sốt rét luôn đi kèm cùng với sự “bùng nổ” hoàng loạt tế bào hồng cầu bị xâm nhiễm và sự giải phóng các sản phẩm của quá trình phân chia. Do đó, đến năm 1890, mọi người đều biết bệnh sốt rét là do một loại ký sinh trùng đơn bào gây nên, chúng xâm nhiễm và phân chia với số lượng lớn trong các tế bào hồng cầu và sau rất nhiều tranh cãi, có ba loài ký sinh trùng có tính chu kỳ cụ thể và đặc điểm khác nhau chịu trách nhiệm về bệnh sốt rét thể nhẹ chu kỳ 48 giờ (Haemamoeba vivax), sốt rét ác tính chu kỳ 48 giờ (Laverania malariae) và sốt rét chu kỳ 72 giờ (Haemamoeba malariae) tương ứng với các loài KSTSR xác định hiện nay là Plasmodium vivax , Plasmodium falciparum, Plasmodium malariae  và Plasmodium knowlesi. Năm 1918, John Stephens làm việc tại Tây Phi, đã phát hiện một loài thứ tư khá tương đồng với P. vivax và đến năm 1922, ông mô tả đó là loài Plasmodium ovale.

Các giai đoạn sinh sản hữu tính

Quay lại Canada vào năm 1897 và Mỹ một năm sau đó, sinh viên y khoa William MacCallum và đồng nghiệp Eugene Opie, trong khi kiểm tra máu của quạ nhiễm Haemoproteus columbae, một loài ký sinh trùng ký sinh trong máu có mối liên quan gần gũi với các KSTSR đã quan sát các cấu trúc hình roi và họ đã mô tả chi tiết và cũng ghi nhận quá trình các cơ quan có cấu trúc hình roi hợp nhất như thế nào với các cơ quan không thể di chuyển để tạo thành một “vermicule” (ngày nay gọi là hợp tử). MacCallum đưa ra giả thuyết rằng ông đã chứng kiến quá trình sinh sản hữu tính giống với động vật có vú (cần lưu ý rằng có liên quan đến các thoi trùng, giả thuyết này tương tự với một số nhà động vật học ở châu Âu và các cơ quan hình roi là các giao tử đực, các cơ quan không di chuyển được là giao tử cái và các “vermicule” là các hợp tử. 


H10

Phát hiện MacCallum rất quan trọng khi nhận ra rằng: “có phải chúng ta đang đề cập đến một quá trình sinh sản hữu tính? và kết quả của nó là những “vermicule” có khả năng di chuyển được. Đây là một quá trình mà chúng ta đã mong đợi và tự tin là nó sẽ được tìm thấy trong trường hợp nhiễm KSTSR ở người. Tầm quan trọng của kết quả quan sát này ban đầu đã bị Ronald Ross xem nhẹ, nhưng lại gắn liền với ông ấy suốt phần còn lại của cuộc đời và tác giả Patrick Manson đã không bỏ sót chi tiết này, nên ông đã viết cho Ross rằng: “Quan sát của MacCallum trong cuốn Halteridium, nếu điều đó là đúng, nó sẽ là một phát hiện có tầm quan trọng vĩ đại nhất”. Ngay thời điểm đó, nghiên cứu của MacCallum đi vào bế tắc vì ông tin rằng hợp tử sau đó sẽ xâm nhiễm vào tế bào của vật chủ có xương sống nhưng đã không thể theo đuổi hướng nghiên cứu này.

Sự truyền bệnh

Cùng với tất cả kiến thức và kỹ năng đã tích lũy được, vẫn chưa có nhà nghiên cứu sốt rét nào có thể giải thích làm cách nào mà ký sinh trùng có thể lây lan từ người sang người. Tuy nhiên, những manh mối cho thấy rằng qua nhiều thế kỷ, một số bằng chứng gián tiếp đã đưa giả thuyết, bằng cách nào đó muỗi có thể có liên quan đến bệnh sốt rét và đến năm 1883 một bác sĩ người Mỹ, Albert King đã thu thập một số lượng lớn các bằng chứng cho giả thuyết về muỗi sốt rét.  

Giữa năm 1884-1897, Laveran, Manson (người đã chứng minh rằng giun chỉ filaria gây ra bệnh giun chỉ bạch huyết được truyền qua muỗi vào năm 1877) và các nhà nghiên cứu sốt rét người Ý ngày càng tin rằng muỗi đã tham gia vào việc truyền bệnh sốt rét. Sau đó một số ý kiến khác, bao gồm cả Manson, cho rằng con người đã bị nhiễm bệnh bởi uống nước bị ô nhiễm do muỗi bị nhiễm bệnh thải ra trong lúc uống nước, trong khi những người khác nghĩ rằng quá trình nhiễm bệnh là do hít phải bụi từ các ao cạn nước, nơi mà muỗi nhiễm ký sinh trùng đã chết. Nói cách khác, những giả thiết khác liên quan đến nước và tiêu hóa, không khí và hô hấp được Tommasi-Crudeli và Klebs đề xuất vào năm 1879. Manson cũng đùa giỡn với ý tưởng rằng việc truyền bệnh có thể là do cơ học, tức là các ký sinh trùng được vận chuyển thụ động từ vật chủ này sang vật chủ khác thông qua vòi của con muỗi.


H11

Khoảng năm 1894, Manson đã trải qua phần lớn thời gian làm việc của ông tại Đài Loan và sau đó khi đã ở tuổi 50 và trong một Trung tâm thực hành y học tại London, ông đã chuyển sự chú ý của mình đến khả năng muỗi lây truyền bệnh sốt rét, nhưng ông đã không thể tự mình đi đến các nước sốt rét, ông cần một người nào đó để thực hiện các cuộc điều tra và thí nghiệm cần thiết cho ông. Đồng nghiệp của ông là Ronald Ross trở thành một sự lựa chọn mạo hiểm.

Ronald Ross sống trong khoảng thời gian từ 1857-1932. Năm 1897, Ronald Ross trong thời gian đang làm việc tại Ấn Độ đã phát hiện ra rằng những con muỗi Culicine truyền ký sinh trùng sốt rét ở gia cầm Plasmodium relictum và đề xuất rằng KSTSR ở người cũng có thể lây truyền qua muỗi. Sau này, khi làm việc tại Sierra Leone vào năm 1899, ông đã chứng minh rằng những KSTSR ở người đã thực sự lây truyền qua muỗi Anopheles


H12

Tuy nhiên, trong khi đó một số nhà khoa học người Ý đã chỉ ra rằng đây là chỉ là một trường hợp mà thôi. Sau đó ở tuổi 37, Ross là một bác sĩ phẫu thuật làm việc trong quân đội tại Ấn Độ, ông không tin bệnh sốt rét gây ra bởi ký sinh trùng trong máu mà nghĩ rằng đó là một bệnh nhiễm trùng đường ruột. Trong suốt nửa sau của năm 1894, Manson đã làm việc với Ross, chỉ cho ông ta thấy các lam máu chứa KSTSR và thuyết phục ông ta rằng muỗi là trung gian truyền bệnh sốt rét là một mục tiêu đáng để hướng tới nghiên cứu. Ross trở về Ấn Độ và trong bốn năm tiếp theo Manson đã chỉ đạo các hoạt động giám sát từ xa, đây không phải là một mối quan hệ dễ dàng một phần vì những ưu tiên lúc đầu của Ross là các cam kết quân sự của mình và những cam kết này không tránh khỏi làm trì hoãn các công việc ông mà ông thực hiện về bệnh sốt rét và một phần bởi vì theo thời gian, Ross dường như quan tâm nhiều hơn trong sáng tác thơ và tiểu thuyết. Tuy nhiên, sự hợp tác đạt đến một kết luận thỏa đáng nhưng sau đó đã kết thúc trong mâu thuẫn.

Manson đã tiếp xúc các bệnh nhân sốt rét ở London (Anh) quan sát thấy rằng chỉ khi máu lấy từ các bệnh nhân bắt đầu hạ sốt thì nhìn thấy các cấu trúc hình roi. Theo như mô tả của MacCallum tiếp theo là quá trình thụ tinh và kết luận rằng các giai đoạn phát triển hơn nữa phải xảy ra bên ngoài của cơ thể con người, trong một vật chủ khác, có thể là trong cơ thể muỗi. Ross, sau khi trở về Ấn Độ, đã kiểm tra hàng ngàn con muỗi từ các vùng lưu hành mà không thành công, nhưng khi nhớ lại nguyên tắc của Laveran “quan sát các sắc tố” và sự tư vấn của Manson “theo các cơ quan cấu trúc hình roi”, liên quan đến lông roi của giao tử đực, cuối cùng ông đã tìm thấy một số cơ quan có mang sắc tố, mà ông gọi là bào tử trên vách dạ dày của một con muỗi trong thí nghiệm được cho đốt một bệnh nhân bị nhiễm bệnh sốt rét. 


H13

Ross không phải là nhà côn trùng học (trong thực tế, cuốn sách duy nhất ông có về côn trùng học được viết cho những người câu cá), do đó ông đã phân loại các loài muỗi mà ông đang nghiên cứu là loài màu xám hoặc lưng có sọc (A), lốm đốm (B) và lốm đốm trên cánh (C). Bây giờ chúng ta biết rằng những con muỗi xám là muỗi Culicine và những con muỗi lốm đốm cánh là muỗi Anopheles. Muỗi xám xuất hiện rất phổ biến nhưng không bao giờ chứa các bào tử mang sắc tố. Mặt khác những con muỗi hiếm xuất hiện hơn, “có đốm cánh”, sau khi chích và hút máu bệnh nhân nhiễm sốt rét, được phát hiện có chứa các cơ quan mang sắc tố, sau đó vỡ tung và giải phóng các “cấu trúc hình roi” xâm nhập vào tuyến nước bọt của muỗi. Ross đã thực hiện các quyết định đột phá và đã phát hiện các giai đoạn phát triển của KSTSR ở người trong muỗi Anopheles và trong bức thư của mình, ông gọi ngày 20 tháng 8 năm 1897 là “Ngày của muỗi". 

Ross đang trong giai đoạn chứng minh rằng muỗi Anopheles có thể truyền bệnh sốt rét nhưng đáng tiếc là ông đã không thể hoàn tất nghiên cứu của mình vì ở giai đoạn quan trọng này, ông đã được cử đến Calcutta, nơi bệnh sốt rét rất ít xảy ra. Tuy nhiên, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và nhớ lại rằng vào năm 1894, Manson đã đề cập đến khả năng sử dụng KSTSR ở các loài chim trong nghiên cứu, ông đã chuyển sự chú ý của mình vào KSTSR gia cầm Proteosoma relictum, ngày nay gọi là Plasmodium relictum, phổ biến ở nhiều loài chim bao gồm quạ và chim sẻ. Ông đã phát hiện ký sinh trùng này được truyền qua muỗi màu xám (culicine), có thể là Culex fatigans. Trong 242 con muỗi màu xám được cho đốt những con chim bị nhiễm sốt rét, có 178 con phát triển thành các bào tử mang sắc tố. Ross kết luận muỗi đốt những con chim bị nhiễm bệnh đã hút các giao bào đực và cái, sau đó tạo thành hợp tử bên trong dạ dày muỗi, tiếp theo nó phát triển thành các bào tử bám trên thành dạ dày muỗi, trong đó các cấu trúc giống hình roi được sản xuất và xâm nhập vào các tuyến nước bọt của muỗi và được tiêm vào vật chủ mới khi muỗi bị nhiễm bệnh đi chích máu và các kết quả của ông được công bố vào năm 1898. 


H14

Ross phỏng đoán chính xác rằng sốt rét ở người có lẽ đã được lây truyền với cùng một cách như vậy. Những thí nghiệm này cuối cùng đã thuyết phục được Manson, bệnh sốt rét lan truyền qua vết đốt của một con muỗi, trái với ý kiến của ông trước đó rằng các giai đoạn nhiễm bệnh được thải vào nước. Tuy nhiên, ông vẫn còn nghĩ rằng việc đào thải giai đoạn nhiễm bệnh vào nước là cách mà ấu trùng filiaria được lây truyền, cho đến khi chứng minh được rằng nó cũng được truyền qua vết đốt của một con muỗi bởi George Carmichael Low vào năm 1900.

Mặc dù, Ross đã làm sáng tỏ toàn bộ vòng đời của ký sinh trùng Plasmodium relictum trong muỗi culicine và đã gần hoàn tất các giai đoạn phát triển KSTSR ở ngưởi, nhưng thực tế cho thấy việc truyền bệnh sốt rét do muỗi Anopheles vẫn chưa được giải quyết. Ross ghi chép rằng chỉ cần thêm một thí nghiệm duy nhất nữa là có thể làm rõ về vòng đời của sốt rét ở người, nhưng nhiệm vụ quân sự của ông phải được ưu tiên và ông đã được gửi đến làm việc tại một vụ dịch hạch đang lan truyền trên khắp Ấn Độ và vụ dịch hạch này đã không cho phép ông kiểm tra lại giả thuyết của mình. Trong thời gian này, một số nhà nghiên cứu người Ý vẫn tiếp tục đi theo lối mòn. 

Năm 1896, Bignami đã đề xuất rằng muỗi có thể truyền bệnh sốt rét bằng cách tiêm nhưng nó đã không được chấp nhận cho đến năm 1898, ông và Grassi đã may mắn có được quyền tiếp cận những nơi mà nơi bệnh sốt rét đang xảy ra gần Rome và ở Sicily, đã tìm ra được bằng chứng cuối cùng khi họ nuôi loài muỗi địa phương Anopheles claviger bằng cách cho đốt bệnh nhân bị nhiễm sốt rét và sau đó truyền bệnh cho những người không bị nhiễm bệnh thông qua việc để những con muỗi này đốt. Trong hai năm tiếp theo những nhà nghiên cứu người Ý này đã chứng minh rằng chỉ có muỗi Anopheles cái mới có thể truyền bệnh sốt rét và thống nhất một cách có phương pháp về những phát hiện và mô tả toàn bộ chu kỳ sống trong máu muỗi của các ký sinh trùng sốt rét P. vivax , P. falciparum và P. malariae (Công trình nghiên cứu cổ điển của Grassi mang tên Studi di uno Zoologo Sulla Malaria). Năm 1899, trong thời gian Ross được cử đến Sierra Leone và ông đã chứng minh được sự phát triển của các loài P. falciparum, P. vivax và P. malariae ở muỗi Anopheles

Đồng thời, tại London, Manson đã thuyết phục Bignami và Bastianelli gửi cho ông ta muỗi A. maculipennis bị nhiễm sốt rét thể nhẹ với chu kỳ 48 giờ và ông sử dụng để lây nhiễm cho con trai của mình đang là một sinh viên y khoa - Patrick Thurburn và một tình nguyện viên khác để hoàn thành câu chuyện này. Nhiều chi tiết của những khám phá này có thể được tìm thấy trong các tổng quan được viết bởi Ascenzi, Dobson và Fantini xuất bản trong hội nghị được tổ chức tại Rome để kỷ niệm 100 năm của nghiên cứu sốt rét.


H15

Việc phát hiện ra vai trò của muỗi trong việc truyền bệnh sốt rét cung cấp cho các nhà nghiên cứu một vũ khí mới chống lại bệnh có từ thời xa xưa. Trong một thử nghiệm cổ điển, Grassi cử 112 tình nguyện viên đến Capaccio Plains, một vùng lưu hành sốt rét tại Ý có sử dụng biện pháp phòng chống, bảo vệ cơ thể khỏi muỗi đốt suốt thời gian từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh và thấy rằng chỉ có năm người mắc bệnh sốt này so với 415 tình nguyện viên không áp dụng bất kỳ phương pháp bảo vệ nào, tất cả đều mắc bệnh sốt rét. Do đó, khả năng kiểm soát bệnh sốt rét bằng cách giảm tiếp xúc với muỗi nhiễm bệnh đã được chứng minh. Trong những thập kỷ tiếp theo, các phương pháp để ngăn chặn muỗi đốt bằng cách ở nhà đóng kín cửa không để muỗi xâm nhập và áp dụng các biện pháp chống muỗi như sử dụng các loại dầu và cá ăn ấu trùng của muỗi và loại bỏ các môi trường sinh sống của muỗi.

Một khía cạnh đáng ngạc nhiên của toàn bộ câu chuyện này là động vật chân đốt có khả năng lan truyền các sinh vật đơn bào sống trong máu đã có sẵn một vài năm trước khi Ross và các nhà khoa học Ý bắt đầu nghiên cứu. Năm 1890, hai nhà vi sinh học người Mỹ là Theobald Smith và Frederick Kilborne đã quan sát thấy bọ ve còn non lấy từ gia súc bị nhiễm piroplasm Babesia bigemina, một sinh vật đơn bào ký sinh trong hồng cầu giống như KSTSR, có thể lây nhiễm dễ dàng sang những động vật khác và điều này đã được khẳng định trong một loạt các thí nghiệm nhằm kiểm soát một cách tỷ mỉ trong hơn hai năm tiếp theo. Song, có điều là dường như không ai trong số những người tham gia trong câu chuyện về sốt rét nhận thức được những khám phá này, có lẽ vì chúng đã được công bố trong một tài liệu về nông nghiệp của chính phủ Mỹ. Mọi việc đã trở nên khác như thế nào nếu họ nhận thức được rằng những khám phá này là một phần quan trọng trong vấn đề mà họ nghiên cứu.

Quá trình phát triển ngoại hồng cầu

Tuy nhiên vòng đời của ký sinh trùng sốt rét ở con người vẫn chưa thể hiểu biết một cách đầy đủ và không ai biết được nơi mà các ký sinh trùng phát triển trong 10 ngày đầu tiên hoặc sau khi bị nhiễm trùng, trong suốt thời gian đó người ta không thể quan sát chúng trong máu. Grassi là người đầu tiên cho rằng phải có một số giai đoạn phát triển trong tế bào khác mà không phải là tế bào hồng cầu, có thể là các tế bào bạch cầu. Giả thuyết này được xây dựng bởi Grassi và các đồng nghiệp của ông từ năm 1893-1894 trở đi nhưng sau đó đã bị bỏ ngỏ, chủ yếu do họ đã quá tin tưởng vào một sai lầm của nhà khoa học có tầm ảnh hưởng người Đức là Fritz Schaudinn, người đã mô tả sự xâm nhập trực tiếp các thoi trùng P. vivax vào tế bào hồng cầu năm 1903. 

Không ai có thể khẳng định về những quan sát này và hiện tượng này lúc bấy giờ được các nhà nghiên cứu sốt rét gọi là “Ảo tưởng của Schaudinn”. Tuy nhiên, ý tưởng Schaudinn của đã được chấp nhận bởi một số tác giả uy tín như Grassi và đã chi phối các quan điểm khoa học trong hơn 40 năm. Trong khi đó, có bằng chứng cho thấy đã có một giai đoạn phân chia trước khi xâm nhập vào máu được thu thập từ sốt rét gia cầm. Năm 1898, MacCallum đã quan sát các giai đoạn phát triển của P. relictum trong gan và lá lách của chim bị nhiễm sốt rét và sau đó đã có rất nhiều mô tả chưa đầy đủ về quá trình phát triển ngoại hồng cầu của một số KSTSR gia cầm. Năm 1937, Sydney James và Parr Tate chứng minh một cách thuyết phục rằng trong thoi trùng gây ra sốt rét do P. gallinaceum ở gà có giai đoạn nhân lên về số lượng giữa khoảng thời gian bơm thoi trùng và sự xuất hiện của ký sinh trùng trong máu và điều này xảy ra trong các tế bào của hệ lưới nội mô.

Vào cuối những năm 1930 không có gì để nghi ngờ rằng trong tất cả KSTSR gia cầm đã nghiên cứu, có một giai đoạn nhân lên về số lượng trong các tế bào có nhân khác nhau trước và sau khi ký sinh trùng xuất hiện trong máu. Trong suốt thập kỷ tiếp theo, chu kỳ sống hoàn thiện một số loài KSTSR gia cầm là Plasmodium sp. và Haemoproteus sp., chỉ khác nhau ở chi tiết đặc biệt liên quan đến các loại tế bào mà nó xâm nhiễm, thay đổi từ loài này sang loài đã được làm sáng tỏ. Tuy vậy, những gì xảy ra ở các động vật linh trưởng vẫn chưa thật sự rõ ràng và trong những năm 1930 và 1940 đã có báo cáo lẻ tẻ của ký sinh trùng trong các mô của các loài động vật bị nhiễm sốt rét của loài linh trưởng và dơi, đặc biệt là ở não và hệ thần kinh. 

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai vào năm 1945, các nghiên cứu về bệnh sốt rét trên toàn thế giới được đẩy mạnh và một số nhà nghiên cứu đã bị thuyết phục rằng phải có một giai đoạn phát triển ngoại hồng cầu trong chu kỳ sống của sốt rét ở loài linh trưởng nhưng hình thức như thế nào thì vẫn chưa được làm rõ. Câu hỏi này không được giải đáp cho đến năm 1947 khi Henry Shortt và Cyril Garnham đang làm việc tại London chỉ ra được một giai đoạn của sự phân chia trong gan trước giai đoạn phát triển của ký sinh trùng trong máu. Những manh mối quan trọng này xuất phát từ một nghiên cứu trên Hepatocystis kochi, một loài ký sinh trùng khác của khỉ, được xác định lần đầu tiên bởi Laveran với cái tên là Haemamoeba kochi . 


H17

Các loài Hepatocystis sp. có liên quan đến ký sinh trùng sốt rét nhưng không có giai đoạn phát triển trong hồng cầu trong suốt chu kỳ sống, nên những ký sinh trùng này phải phát triển bên ngoài hồng cầu mà trong đó H. kochi phát triển trong các tế bào nhu mô gan. Chính điều này đã cho Shortt, Garnham và các đồng nghiệp của họ thấy rằng gan có thể là nơi tìm thấy các giai đoạn phát triển bên ngoài hồng cầu vốn rất khó nắm bắt của KSTSR ở loài linh trưởng và họ đã chọn P. cynomolgi ở khỉ Rhesus cho nghiên cứu của họ. Nỗ lực trước đây của các nhà nghiên cứu khác đã thất bại trong việc tìm kiếm các hình thức phát triển trong gan, nên Shortt và Garnham quyết định sử dụng 500 con muỗi A. atroparvus maculipennis nhiễm bệnh với một số lượng lớn các thoi trùng, và đã tìm thấy các giai đoạn phát triển ngoại hồng cầu trong bảy ngày sau đó. Ngay sau đó, Shortt, Garnham và đồng nghiệp của họ tìm thấy hình thức phát triển ngoại hồng cầu của P. vivax ở những người tình nguyện và ở người tình nguyện bị nhiễm P. falciparum vào năm 1949 và P. ovale vào năm 1954. 


H18

Trong thời gian đó, nhóm nghiên cứu này cũng đã chứng minh giai đoạn phát triển ngoại hồng cầu của loài P. inui , một hình thức sốt rét với chu kỳ 72 giờ của loài linh trưởng. Các giai đoạn phát triển ngoại hồng cầu của P. malariae là khó quan sát hơn và cho đến năm 1960 Robert (Bill) Bray đã chứng minh sự hiện diện của chúng ở các tinh tinh nhiễm sốt rét trong thực nghiệm. Đến năm 1957, câu chuyện về những khám phá các giai đoạn phát triển ngoại hồng cầu của KSTSR đã được mô tả một cách chi tiết bởi Bray và đã được Garnham cập nhật năm 1966.

Câu chuyện về chu kỳ sống của KSTSR ở người đã gần như hoàn tất và mất gần 70 năm để làm sáng tỏ. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một câu hỏi nữa là cái gì đã tạo nên giai đoạn ủ bệnh dài từ lúc xâm nhiễm đến lúc xuất hiện và tái xuất hiện của ký sinh trùng trong máu tìm thấy trong một số chủng của P. vivax? Điều này dẫn đến việc khám phá về giai đoạn không hoạt động bên ngoài hồng cầu hay còn gọi là thể ngủ trong gan do tác giả Wojciech Krotoski và nhóm nghiên cứu của Garnham phát hiện ra vào năm 1982.

Một số loại ký sinh trùng sốt rét khác

Một điều đáng lưu ý rằng có một số loài ký sinh trùng giống như KSTSR thường được tìm thấy ở các loài chim, động vật có vú cũng như các loài bò sát và những nghiên cứu về những loài ký sinh trùng này đã góp phần vào sự hiểu biết tổng thể của chúng ta về bệnh sốt rét ở người. Loài ký sinh trùng giống với KSTSR thuộc chi Hepatocystis ở các loài linh trưởng không phải con người lần đầu tiên được công nhận bởi Laveran vào năm 1899, nhưng những loài KSTSR thật sự Plasmodium sp. lại không được xác định một cách chắc chắn cho đến năm 1907 với những khám phá độc lập về P. cynomolgiP. inui  và P. pitheci ở khỉ du nhập vào Đức từ Java. 

Trong suốt những năm 1920-1930 thì ngày càng có nhiều báo cáo về các loài mới từ loài linh trưởng hoang dã bao gồm cả P. knowlesi năm 1932. Trong những năm 1960, xuất hiện một báo cáo đặc biệt về một số ca bệnh ngẫu nhiên nhiễm với P. cynomolgi , P. inui và P. knowlesi ở người cho thấy rằng một số loài linh trưởng có thể là nguồn lây bệnh sốt rét ở người nhưng cơ hội nhiễm trùng tự nhiên như vậy là rất hiếm. 


H19

Tuy nhiên, khi đó mọi người đã biết rằng con người có nguy cơ nhiễm P. knowlesi, một loại ký sinh trùng sốt rét với chu kỳ phát triển trong hồng cầu là 24 giờ lưu hành tại khu vực các quốc gia Đông Nam Á, nơi vật chủ tự nhiên của nó là khỉ Macaque và khỉ ăn lá. Đến năm 1971, chỉ được hai trường hợp được xác thực về người nhiễm tự nhiên với P. knowlesi ở bán đảo Malaysia. Không có trường hợp khác được ghi nhận cho đến năm 2004 khi một người bị nhiễm đã được xác định ở Sarawak, đảo Borneo thuộc Malaysia. 

Kể từ đó đã có hàng trăm báo cáo về các ca nhiễm sốt rét ở người trong khu vực và đó là bằng chứng mạnh mẽ rằng P. knowlesi là một bệnh truyền qua động vật liên quan đến khỉ Macaca sp. và khỉ lá Presbytis sp., hai loài khỉ này là vật chủ đồng thời là nguồn ổ chứa mầm bệnh đối với muỗi thuộc nhóm muỗi Leucosphyrus của muỗi Anopheles, đây là các trung gian truyền bệnh lưu hành tại Malaysia và một số quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Điều tra hồi cứu các lam máu, các ứng dụng kỹ thuật sinh học phân tử (như PCR, nested-PCR) và các kỹ thuật sinh học phân tử khác đã tiết lộ rằng một số trường hợp mắc bệnh sốt rét trước đây do P. malariae ở Malaysia đã xác định nhầm và rằng chúng hoàn toàn có thể do P. knowlesi.

Các KSTSR gia cầm đầu tiên cũng được phát hiện vào cùng thời gian loài người xuất hiện và hiện nay có khoảng 24 loài KSTSR ở gia cầm, bao gồm P. relictum đã đóng góp phần lớn vào sự hiểu biết của chúng ta về việc truyền ký sinh trùng sốt rét ở người và P. gallinaceum không chỉ đóng góp vào sự hiểu biết của chúng ta về các giai đoạn phát triển của KSTSR ngoại hồng cầu mà còn nhằm phục vụ tạo nên mô hình thực nghiệm chính cho các nghiên cứu điều trị bằng hóa chất cho đến khi phát hiện ra sốt rét ở các động vật gặm nhấm (vì việc lưu trữ cũng như truyền bệnh cho gà qua muỗi diễn ra dễ dàng).

KSTSR ở động vật gặm nhấm đầu tiên là P. berghei đã được định loại và phân lập từ loài gặm nhấm hoang dã ở Trung Phi bởi hai tác giả Ignace Vincke và Marcel Lips vào năm 1948 và sau đó nó đã thích ứng với chuột nhắt, chuột lông đen ở châu Phi, chuột hamster và chuột nhảy gerbil và duy trì một cách dễ dàng các dòng muỗi ở phòng thí nghiệm như A. stephensi. Kể từ sau đó ba loài KSTSR khác gồm P. yoelii, P. vinckei và P. chabaudi, bao gồm một số lượng lớn các phân loài và chủng đã được xác định, phân lập và thích nghi với các loài gặm nhấm trong phòng thí nghiệm và chúng đã trở thành trụ cột của các nghiên cứu về hóa trị, phục vụ như là mô hình thực nghiệm của bệnh sốt rét ở người trong các lĩnh vực miễn dịch học, di truyền học, phân tử sinh học và hóa sinh học.


H20

Nuôi cấy in vitro

Một trong những bước đột phá quan trọng nhất trong nghiên cứu bệnh sốt rét là phát triển một số kỹ thuật cho phép các nhà khoa học có thể tìm hiểu các giai đoạn phát triển trong hồng cầu của KSTSR trong môi trường nuôi cấy liên tục, đi tiên phong bởi William Trager và JB Jensen, từ đây các nhà nghiên cứu có thể tự do tìm kiếm và sử dụng một số loại động vật trong các thử nghiệm hóa trị liệu và hóa sinh học.  Đây là lần đầu tiên, các nhà khoa học có thể sử dụng một số lượng không giới hạn các KSTSR ở người, đặc biệt là loài P. falciparum, nhờ đó làm giảm sự phụ thuộc của họ vào các động vật thí nghiệm và máu lấy từ con người. 

Các giai đoạn trong hồng cầu có thể được nuôi cấy dễ dàng với số lượng lớn, không chỉ để kiểm tra tác dụng của thuốc một cách trực tiếp mà còn phân lập và tinh khiết các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng để xác định con đường hóa sinh và các phân tử tiềm năng sử dụng trong việc phát triển vaccine và hóa trị . Việc nuôi cấy các giai đoạn sinh sản hữu tính cung cấp cái nhìn sâu sắc về di truyền của KSTSR ở người và sự phát triển kháng thuốc do chúng hình thành. Việc nuôi cấy giai đoạn trong gan, mặc dù rất khó để thành công, song nếu thành công sẽ tạo điều kiện để phát triển và thử nghiệm các loại thuốc sốt rét chống lại giai đoạn này và cung cấp các thông tin quan trọng về các phản ứng miễn dịch ở gan. Cuối cùng, việc nuôi cấy ở giai đoạn hình thành thoi trùng đã cho phép các nhà khoa học khám phá những gì xảy ra với các ký sinh trùng trong muỗi.


H21

Phần cuối cùng trong nghiên cứu về KSTSR bắt đầu khi một nhà khoa học người Pháp không rõ danh tính, làm việc một mình tại Algeria với một cái kính hiển vi thô sơ, nhận thấy rằng máu của các bệnh nhân bị sốt rét có chứa một số vi sinh vật mà ông xác định là động vật đơn bào ký sinh và lên đến đỉnh điểm là 122 năm sau, khi một nhóm nghiên cứu đã xác định toàn bộ bộ gen của ký sinh trùng P. falciparum, từ đó các bộ gen các loài KSTSR Plasmodium sp. khác cũng đã được công bố.

Kết luận

Hơn một thế kỷ sau đó, dường như các nghiên cứu khác nhau về KSTSR và cách truyền bệnh của chúng đã được sắp xếp một cách phù hợp. Laveran là người đầu tiên tìm thấy ký sinh trùng trong máu của bệnh nhân bị nhiễm bệnh đơn bào sốt rét vào năm 1880, MacCullum là người đầu tiên quan sát các giai đoạn sinh sản hữu tính của loài ký sinh trùng giống như KSTSR, Haemoproteus columbae ở chim vào năm 1897. Ross là người đầu tiên chứng minh KSTSR, trong trường hợp này là ký sinh trùng sốt rét của gia cầm Plasmodium relictum, được truyền qua vết cắn của muỗi bị nhiễm bệnh vào năm 1897 và gợi ý rằng đây cũng có thể là trường hợp sốt rét ở người. Năm 1898, hai tác giả Grassi, Bignami và Bastienelli chính là những người đầu tiên chứng minh rằng KSTSR ở người đã thực sự lây truyền theo cách này. 


H22

Việc khám phá sâu rộng nhất được thực hiện bởi Ross, và nó thường xuyên bị bỏ qua, là một loài côn trùng hút máu có thể không chỉ hút các vi sinh vật lây nhiễm từ những người bị nhiễm bệnh mà còn có thể lây truyền chúng một thời gian sau đó khi nó đốt máu vật chủ không bị nhiễm bệnh, điều này đó là hoàn toàn trái ngược với các ý kiến khác trong khoảng thời gian này. Phải mất một thời gian dài trước khi các nhà nghiên cứu khác nhận ra tầm quan trọng mang tính toàn cầu của phát hiện này và nó đã không được chấp nhận đến những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, khi mà các bệnh như bệnh do đơn bào Trypanosoma sp. ở châu Phi, bệnh do Leishmania sp., giun chỉ và giun chỉ Loa Loa đã được phát hiện đã lây truyền qua vết đốt của côn trùng bị nhiễm bệnh. Phát hiện này đã không bị bỏ qua bởi các nhà virus học, sau khi phát hiện virus, sớm xác định các khái niệm về động vật chân đốt truyền bệnh hay do Arbovirus hoặc bởi các nhà vi khuẩn học nhằm tìm kiếm các phương thức lây truyền của vi khuẩn dịch hạch. Các giai đoạn mô trong máu được phát hiện vào nửa thế kỷ sau vào năm 1947 bởi Shortt và Garnham và những bí ẩn cuối cùng là sự tồn tại của các giai đoạn trong gan được xác định bởi Krotoski vào năm 1962.


H23

Toàn bộ chu kỳ sống phức tạp của KSTSR chỉ có được làm sáng tỏ nhờ sự tham gia của các nhà khoa học khác nhau, chuyển đổi các kiến thức thu thập được từ bệnh sốt rét không phải con người mà từ các loài chim và các loài linh trưởng khác đến vấn đề sốt rét ở người, nên nó nhấn mạnh tầm quan trọng của các nghiên cứu so sánh trong công tác nghiên cứu những bệnh xảy ra ở người, làm cho quá trình tiến hóa, phát triển sự lây truyền bệnh, sự phát triển KSTSR trong hồng cầu người và muỗi đã được làm rõ và làm tiền đề cho phát triển thuốc và vaccin phòng bệnh.


H24

Điểm lại các mốc nghiên cứu về ký sinh trùng sốt rét và truyền bệnh

1847                 Dempster ở Ấn Độ đưa ra nhận xét là sờ thấy lách ở trẻ em được coi như một chỉ số dịch tễ SR có ý nghĩa quan trọng;

1848                 Virchow và Frerichs ở Đức đã ghi nhận sự có mặt hạt sắc tố trong hồng cầu có thể liên quan đến tử vong trong những trường hợp có sốt;

1880                Laveran ở Algieria đã phát hiện và mô tả chi tiết KSTSR ở trong máu người;

1886                  Golgi ở Ý mô tả một cách chi tiết 2 loại KSTSR gây bệnh cho người;

1889                 Danilewski ở Nga mô tả hình thể các KST ở chim và cho thấy sự phân bố rộng của chúng;

1889                Celli và Marchiafava ở Ý đã mô tả hình thể KST P. falciparum;

1891                 Smith và Kiborne ở Mỹ chứng minh vai trò của vector chân đốt trong lan truyền bệnh sốt rét của gia súc ở Texas, Mỹ;

1891                 Romanowski phát triển phương pháp nhuộm đa sắc để chứng minh KST sốt rét ở lam máu nhuộm giêm sa;

1894                 Manson đưa ra giả thuyết rằng bệnh SR lan truyền do muỗi truyền từ truyền người sang người;

1897                 Ross đã phát hiện nang trứng có sắc tố ở trong thành dạ dày muỗi Anopheles (có khả năng là An. stephensi) ở Secunderabad, Ấn Độ;

1897                MacCallum ở Mỹ mô tả giai đoạn hữu tính của Haemoproteus ở máu của chim (loài quạ) và đã quan sát thoát roi của giao bào đực của P. falciparum và sự xâm nhập của giao bào cái bằng roi;

1898                Ross đã giải đáp được chu kỳ KSTSR đầy đủ ở những loài chim sẻ nhiễm bệnh tự nhiên tại Calcuta;

1898                 Grassi, Biganmi và Bastinelli ở Ý mô tả chu kỳ KSTSR người ở muỗi Anopheles;

1900                Manson thực nghiệm trên người tình nguyện ở Roman Campagna và ở Luân Đôn xác nhận thuyết muỗi truyền bệnh SR;

1901                 Grass dự đoán sự tồn tại của giai đoạn 3 trong chu kỳ của KSTSR;

1902                  Schaudinn đã công bố không đúng về thoa trùng xâm nhập vào hồng cầu, bác lại thuyết Grassi và làm chậm lại nghiên cứu này nhiều năm;

1922                  Stephen xác định và mô tả P. ovale;

1931                  Jame làm sống lại lý thuyết Grassi và cho rằng thoa trùng ngay sau khi vào cơ thể xâm nhập tế bào lưới hoặc tế bào nội mạc mao mạch;

1934                 Raffaele ở Ý mô tả hình thể KST P. elogatum trong tổ chức và kết luận rằng SR động vật có chu kỳ phát triển vô tính ở hệ thống lưới nội mô cũng như ở hồng cầu;

1937                James và Tate mô tả sự phát triển của thể phân liệt P. gallinaceum trong tế bào gà và chỉ ra rằng não là nơi quan trọng cư trú của KST giai đoạn nội mô;

1947                 Garnham đã mô tả thể ngoại hồng cầu của P. kochi trong tế bào nhu mô gan khỉ cấp thấp ở Đông Phi;

1948                 Shortt, Garnham và Malamos ở Anh mô tả thể tiền hồng cầu của P. cynomolgi trong tế bào nhu mô gan của khỉ Macaca mulatta (rhesus) và cũng mô tả thể ngoại hồng cầu tồn tại lâu dài của P. cynomolgyi trong tế bào gan của khỉ;

1948                 Vincke và Lips ở Congo (Zalre) phát hiện P. berghei, KSTSR đầu tiên ở loài động vật gặm nhấm;

1948                 Shortt, Garnham, Covell và shute mô tả thể tiền hồng cầu của P. vivax ở gan người;

1948                 Rodhain chỉ ra rằng đười ươi là vật chủ của P. malariae ở Trung Phi;

1949                Nikolaev mô tả P. vivax hibernans có thời gian ủ bệnh dài ngày;

1949                Shortt, Fairley, Covell, Shute và Granham mô tả thể tiền hồng cầu P. falciparum ở gan người;

1950                Granham mô tả thể tiền hồng cầu của P. inui, giống P. malariae ở gan khỉ;

1951                Granham mô tả thể tiền hồng cầu của P. ovale trong tế bào gan người;

1965                Cohen và McGregor làm sáng tỏ sự lưu hành của kháng thể bảo vệ của P. falciparum;

1966                 Young đã phát hiện được khả năng gây nhiễm KSTSR người trên khỉ Colombia (Aotus trivirgatus);

1973                 Clyde lần đầu thử gây miễn dịch ở người với thoa trùng của P .falciparumP. vivax được chiếu xạ;

1976               Trager và Jensen ở Mỹ thực hiện nuôi cấy liên tục in vitro KST P .falciparum;

1977                Carte và Walliker mô tả đặc điểm phát hiện gen của loài P .falciparum dùng kỹ thuật điện di men;

1978                 Aikawa chứng minh cơ chế xâm nhập của KST thể merozoite vào hồng cầu;

1980                Sự phát hiện thể “ngủ” của KST trong tế bào gan P. cynomogi và cho răng vai trò của thể ngủ của P. vivax liên quan tới tái phát xa của P. vivax gây bệnh ở người. Nuôi cấy giao bào P. falciparum tới giai đoạn trưởng thành bằng kỹ thuật in vitro đã gây nhiễm cho muỗi. Sản xuất và sử dụng kháng thể đơn dòng chống lại kháng nguyên P. falciparum;

1982                Mô tả đặc tinh các polypeptid kháng nguyên bề mặt của các KST giai đoạn thoa trùng và hồng cầu ở sốt rét động vật và người;

1983                Phân lập RNA thông tin từ P. falciparum và tạo dòng DNA tương ứng từ vi khuẩn Escherichia coli.

Điểm qua mốc nghiên cứu điều trị bệnh sốt rét

1600                 Juan Lopez, một nhà truyền giáo ghi nhận thổ dân da đỏ ở Peru sử dụng “vỏ cây sốt”;

1643                 Cardinal Juan de Lugo thực hiện nghiên cứu vỏ cây Peruvian ở bệnh viện Spirito ở Rome đến năm 1649 Cardinal de Lugo ủng hộ sử dụng rộng rãi vỏ cây này;

1637-1698          Morton và Sydenham ở Anh đã chú ý đến tác dụng đặc hiệu của vỏ cây trong điều trị một vài bệnh SR;

1712                Torti ở Italy mô tả kỹ tác dụng đặc hiệu của vỏ cây trong điều trị SR;

1735                Condamine dẫn đoàn thám hiểm Pháp đến Peru nghiên cứu cây “Quina-quina”;

1742                   Linnaeus ở Thụy Sỹ mô tả cây này và đặt tên là Cinchona;

1820                 Pelletier và Caventou người Pháp đã tách chiết alkaloid quinin và cinchonin từ vỏ cây cinchona;

1854                Nhà thực vật học người Hà Lan Hasskarl đã mang hạt cây cinchona đến đảo Java và bắt đầu trồng đại trà ở Indonesia;

1872                 Markham một nhà địa lý người Anh bắt đầu trồng cây này ở đồi Nilgiri ở Ấn Độ;

1914                 Những sự kiện diễn ra trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã chỉ ra sự thiếu hụt quinine, đặc biệt ở những nước không trồng cây cinchona;

1924               Schulemann và cs ở Đức đã phát triển thuốc pamaquine (Plasmoquine);

1930               Mietzsch và Kikuth ở Đức đã phát triển thuốc mepacrine (Atabrin);

1934                Phát triển thuốc chloroquine (Resochin) ở Đức;

1944              Curd, Davey và Rose ở Anh đã phát triển thuốc proguanil (Paludrine);

1952                Hitchings ở Mỹ và đồng sự ở Anh đã phát triển thuốc pyrimethamine (Daraprim);

1952                Elderfield ở Mỹ đã phát triển thuốc Primaquine;

1956                Braude và Stavrovskaya ở Nga đã phát triển Quinocide;

1961-1965         Những công bố từ Colombia và Brazil về chủng P .falciparum kháng chloroquine, có những báo cáo tương tự ở vùng Đông Nam Á;

1960-1966         Phát hiện lại tác dụng của thuốc sulfones và sulfonamides như những hợp chất chống SR;

1967-1974          Một số thuốc SR tổng hợp đã được cơ quan phát triển và nghiên cứu y học của quân đội Mỹ thực hiện;

1971-1975           Phát triển và giới thiệu mefloquine vào điều trị SR;

1978                  Rieckmann thông báo kỹ thuật micro test để phát hiện KST P. falciparum kháng thuốc chloroquine. Schmidt thực hiện nghiên cứu bổ sung trên khỉ Aotus thực nghiệm;

1974-1982          Viện nghiên cứu quân đội Mỹ mang tên US Walter Reed đã tìm thấy một số hợp chất amino-Acohol có khả năng phát triển thành thuốc SR;

1979-1982         Nhóm hợp tác nghiên cứu thuốc SR ở Trung Quốc đã phát triển thuốc SR mới từ cây thanh hao (Quinghaosu)

1979-1982        P .falciparum kháng chloroquine được khẳng định ở một số quốc giaĐông Phi;

1979-1983         Phát triển hàng loạt các dẫn chất 8-aminoquinolein có hoạt tính cao để điều trị tiệt căn SR tái phát.

Mốc nghiên cứu về dịch tễ học sốt rét

1899                 Ross nêu ra biện pháp chống bọ gậy Sierra Leone;

1899                 Gorgat và Le Prine ở Cuba chứng minh phòng chống muỗi thành công ở diện rộng;

1901-1903          Malcolm Watson đề nghị phòng chống SR bằng các biện pháp diệt bị gậy ở Malaya. Ros ở Ismailia, Ai Cập đã tổ chức chiến dịch phòng chống muỗi;

1904-1914        Chiến dịch phòng chống SR được thực hiện ở vùng kênh đào Bamama do Gorgas và Le Prince;

1908                 Ross tiến hành điều tra SR ở Mauritius và bước đầu lập mô hình toán học của sự lan truyền;

1924-1926         Roubaud ở Pháp, Swellengrebel, Van Thiel ở Hà Lan đã phân biệt chủng được nhận dạng của phức hợp Amaculipennis và nhấn mạnh tầm quan trọng của tập tính muỗi trong lan truyền SR;

1927                 Thử nghiệm đầu tiên tiêu diệt muỗi truyền bệnh ở Barbados;

1936-1939         Phát hiện tác dụng diệt côn trùng của DDT bởi Muller và Wiesman ở Thụy Sỹ;

1942-1946         Phát triển các hóa chất diệt tổng hợp mới (HCH, dieldrinchlordane) có tác dụng tồn lưu;

1946-1951        Chiến dịch phòng chống SR làm giảm sự lan truyền SR ở Cyprus, Sardinia, Guiana, Venazuela và Hy Lạp;

1947                 Beklemishev đã đưa ra khái niệm và thực hành về dịch tễ sinh địa cảnh ở Nga;

1950-1957         Macdonal ở Anh và Moshkowki ở Nga đã triển khai l‎ thuyết toán học của Ronald Ross để hiểu biết về dịch tễ học SR;

1970-1975         Phát hiện và phát triển những Pyrethroid tổng hợp phun phòng chống côn trùng;

1973-1978         Đánh dấu sự quay trở lại của SR ở các nước nhiệt đới đặc biệt ở Nam Á và Đông Nam Á. Đặc biệt sự gia tăng mạnh mẽ của SR ngoại lai ở các vùng ôn đới châu Âu và Bắc Mỹ, và tình trạng trì trệ ở châu Phi nhiệt đới;

1979                Báo cáo lần thứ 17 của Ủy ban cố vấn của Tổ chức Y tế thế giới đã giới thiệu những khái niệm 4 yếu tố chiến thuật của PCSR;

1982                 Hội nghị sốt rét châu Á lần thứ 7 đã đề ra mục tiêu của PCSR và sức khỏe quốc gia trong chăm sóc sức khỏe ban đầu;

1984                 Hai nhóm nhà khoa học Mỹ đã tách dòng DNA từ protein bề mặt của P. falciparum và phát hiện ra trình tự sắp xếp 4 amino acids của cấu trúc kháng nguyên đặc hiệu, tạo nền tảng cho các nghiên cứu về vaccin.

Tài liệu tham khảo

1.Celli A (1933). A history of malaria in the Italian campagna from ancient times. London.

2.Stephens JWW (1937). Blackwater fever, ahistorical survey and summary made over a century. London.

3.Scott HH (1939). A history of tropical medicine. London: Edward Arnold.

4.Russell PF (1965). Man's mastery of malaria. London: Oxford University Press.

5.Foster WD (1965). A history of parasitology. Edinburgh: Livingstone

6.Garnham PCC (1966). Malaria parasites and other Haemosporidia. Oxford: Blackwell scientific publications.

7.Garnham PCC (1971). Progress in Parasitology. London: Athlone Press.

8.Harrison G (1978). Mosquitoes and malaria: A history of the Hostilities since 1880. London: John Murray.

9.Bruce-Chwatt LJ (1988). History of malaria from prehistory to eradication. Malaria: Principles and practice of malariology. Edinburgh: Churchill Livingstone, 1:1-59.

10.McGregor I (1996). Malaria. The Wellcome Trust Illustrated history of tropical diseases. The Wellcome Trust, 230-247.

11.Poser CM, Bruyn GW (1999). An illustrated history of malaria.New York: Parthenon.

12.Schlagenhauf P (2004). Malaria from pre-history to present. Infect Dis Clin N Amer., 18:189-205.

13.Laveran A (1881). Un nouveau parasite trouvé dans le sang de malades atteints de fièvre palustre. Origine parasitaire des accidents de l'impaludisme. Bull Mém Soc Méd Hôpitaux Paris. 1881, 17:158-164.

14.Laveran A (1884). Traité des Fiévres Palustres avec la Description des Microbes du Paludisme. 1884, Paris: Doin.

15.Newton RC (1895). Some observations which appear to establish the aerial transportation of malaria germs. Trans Amer Climatol Assoc, 11: 91-111.

16.Sergent Et, Sergent Ed (1929). La Decouverte de Laveran. 1929, Paris: Masson.

17.Bruce-Chwatt LJ (1981). Alphonse Laveran's discovery 100 years ago and today's global fight against malaria. J Roy Soc Med. 74:531-536.

18.Danilewsky B (1889). La Parasitologie Comparée du Sang. Nouvelles Recherches sur les Parasites du Sang des Oiseaux: Kharkoff.

19.Marchiafava E, Bignami A (1894). On Summer-Autumn Malarial Fevers. London: New Sydenham Society.

20.Golgi C (1886). Sul' infezione malarica. Arch Sci Med Torino. 10:109-135.

21.Golgi C (1889). Sul ciclo evolutivo dei parassiti malarici nella febbre terzana: diagnosi differenziale tra i parassiti endoglobulari malarici della terzana e quelli della quartana. Arch Sci Med Torino, 13: 173-196.

22.Laveran A (1893). Paludism. London: New Sydenham Society

23.Grassi B: Studi di uno Zoologo Sulla Malaria. Rome. 1900

24.Stephens JWW: A new malaria parasite of man. Ann Trop Med Parasitol. 1922, 16: 383-388.

25.MacCallum WG: o­n the flagellated form of the malarial parasite. Lancet. 1897, ii: 1240-1241. 10.1016/S0140-6736(00)46556-6.

26.Wenyon CM: Protozoology: A Manual for Medical Men, Veterinarians and Zoologists. 1926, London: Baillière Tindall Cox

27.Grassé P-P, (ed.): Traité de Zoologie. Tome I, Fascicule I. Protozoaires: Rhizopodes, Actinopodes, Sporozoaires, Cnidosporides. 1953, Paris: Masson et Cie

28.MacCallum WG: o­n the haematozoan infections of birds. J Exp Med. 1898, 3: 117-136. 10.1084/jem.3.1.117.

29.Ross R: Memoirs with a Full Account of the Great Malaria Problem and its Solution. 1923, London: John Murray

30.Bynum WF, Ovary C: The Beast in the Mosquito: The Correspondence of Ronald Ross and Patrick Manson. Amsterdam. Edited by: Rodopi BV. 1998

31.King AFA: Insects and disease. Mosquitoes and malaria. Pop Sci. 1883, 23: 644-658.

32.Manson P: o­n the development ofFilaria sanguis hominisand o­n the mosquito considered as a nurse. J Linn Soc (Zool). 1878, 14: 304-311. 10.1111/j.1096-3642.1878.tb01837.x.

33.Ross R: The role of the mosquito in the evolution of the malaria parasite. Lancet. 1898, ii: 489-

34.Manson P: Surgeon-Major Ronald Ross's recent investigations o­n the mosquito-malaria theory. Brit Med J. 1898, i: 1575-1577. 10.1136/bmj.1.1955.1575.

35.Low GC: A recent observation o­nFilaria nocturnainCulex, probable mode of infection in man. Brit Med J. 1900, i: 1456-7. 10.1136/bmj.1.2059.1456.

36.Grassi B, Bignami A, Bastianelli G: Ulteriore ricerche sul ciclo dei parassiti malarici umani sul corpo del zanzarone. Atti Reale Accad Lincei. 1899, 8: 21-28.

37.Ascenzi A: Malaria diseases and parasites. Parassitologia. 1999, 41: 33-38.

38.Dobson MJ: The malaria centenary. Parassitologia. 1999, 41: 21-32.

39.Fantini B: The concept of specificity and the Italian contribution to the discovery of the malaria transmission cycle. Parassitologia. 1999, 41: 39-47.

40.Smith T, Kilborne FL: Investigations into the nature, causation and prevention of Texas or southern cattle fever. United States Department of Agriculture Bull Bureau Anim Indust. 1893, 1: 1-301.

41.Schaudinn F: Studien über krankheitserregende Protozoen II.Plasmodium vivax(Grassi et Feletti) der Erreger des Tertianfiebers beim Menschen. Arbeit Kaiserlich Gesund. 1903, 19: 169-250.

42.Bray RS: Studies o­n the Exo-erythrocytic Cycle in the Genus Plasmodium. 1957, London: HK Lewis

43.James SP, Tate P: Exo-erythrocytic schizogony inPlasmodium gallinaceumBrumpt, 1935. Parasitology. 1938, 30: 128-139. 10.1017/S0031182000010891.

44.Shortt HE, Garnham PCC: Pre-erythrocytic stages in mammalian malaria parasites. Nature. 1948, 161: 126-10.1038/161126a0.

45.Garnham PCC: The developmental cycle ofHepatocystes (Plasmodium) kochiin the monkey host. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1948, 41: 601-616. 10.1016/S0035-9203(48)90418-0.

46.Shortt HE, Garnham PCC: The preerythrocytic-develoment ofP. cynomolgiandP. vivax. Trans R Soc Trop Med Hyg. 1948, 41: 785-795. 10.1016/S0035-9203(48)80006-4.

47.Shortt HE, Garnham PCC, Covell G, Shute PG: The pre-erythrocytic stage of human malariaPlasmodiun vivax. Brit Med J. 1948, 1: 547-10.1136/bmj.1.4550.547.

48.Shortt HE, Fairley NH, Covell G, Shute PG, Garnham PCC: A preliminary note o­n the pre-erythrocytic stage ofPlasmodium falciparum. Brit Med J. 1949, 2: 1006-8. 10.1136/bmj.2.4635.1006.

49.Garnham PCC, Bray RS, Cooper W, Lainson R, Awad FI, Williamson J: Pre-erythrocytic stages of human malaria:Plasmodium ovale. A preliminary note. Brit Med J. 1954, 1: 257-10.1136/bmj.1.4856.257.

50.Bray RS: Studies o­n malaria in chimpanzees. VIII. The experimental transmission and pre-erythrocytic phase ofPlasmodium malariaewith a note o­n the host range of the parasite. Amer J Trop Med Hyg. 1960, 9: 455-65.

51.Krotoski WA, Collins WE, Bray RS, Garnham PCC et al., (1982). Demonstration of hypnozoites in sporozoite-transmittedPlasmodium vivaxinfection. Amer J Trop Med Hyg. 31:1291-1293.

52.Collins WE (1988). Major animal models in malaria research: simian. Malaria: Principles and Practice of Malariology. Edinburgh: Churchill Livingstone, 2:1073-1501.

53.Singh B, Lee KS, Matusop A, Radhakrishnan A et al., (2004). A large focus of naturally acquiredPlasmodium knowlesiinfections in human beings. Lancet. 363:1017-24.

54.Galinski MR, Barnwell JW (2009). Monkey malaria kills four humans. Trends Parasitol, 25: 200-204.

55.Cox-Singh J, Davis TME, Lee-Kim S (2008). Plasmodium knowlesimalaria in humans is widely distributed and potentially life threatening. Clin Infect Dis, 46:165-71.

56.Cox FEG (1988). Major animal models in malaria research: rodent. Malaria: Principles and Practice of Malariology. Edinburgh: Churchill Livingston, 2:1503-1543.

57.Trager W, Jensen JB (1976). Human malaria parasites in continuous culture. Science, 193:673-675.

58.Gardner MJ, Hall N, Fung E, White O, Berriman M et al., (2002). Genome sequence of the human malaria parasitePlasmodium falciparum. Nature, 419:489-511.

59.Carlton JM, Escalante AA, Neafsey D, Volkman SK (2008). Comparative evolutionary genetics of human malaria parasites. Trends Parasitol, 24:545-550.

 

Ngày 24/08/2016
TS.BS. Huỳnh Hồng Quang, Ths.Nguyễn Thị Liên Hạnh  

THÔNG BÁO

   Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa của Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn khám bệnh tất cả các ngày trong tuần (kể cả thứ 7 và chủ nhật)

   THÔNG BÁO: Phòng khám chuyên khoa Viện Sốt rét-KST-CT Quy Nhơn xin trân trọng thông báo thời gian mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 20/10/2021.


 LOẠI HÌNH DỊCH VỤ
 CHUYÊN ĐỀ
 PHẦN MỀM LIÊN KẾT
 CÁC VẤN ĐỀ QUAN TÂM
 QUẢNG CÁO

Trang tin điện tử Viện Sốt rét - Ký Sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn
Giấy phép thiết lập số 53/GP - BC do Bộ văn hóa thông tin cấp ngày 24/4/2005
Địa chỉ: Khu vực 8-Phường Nhơn Phú-Thành phố Quy Nhơn-Tỉnh Bình Định.
Tel: (84) 0256.3846.892 - Fax: (84) 0256.3647464
Email: impequynhon.org.vn@gmail.com
Trưởng Ban biên tập: TTND.PGS.TS. Hồ Văn Hoàng-Viện trưởng
Phó Trưởng ban biên tập: TS.BS.Huỳnh Hồng Quang-Phó Viện trưởng
• Thiết kế bởi công ty cổ phần phần mềm: Quảng Ích